Địa lí trong ca dao, dân ca Việt Nam
Từ xa xưa: Địa lý đã có trong những câu tục ngữ, ca dao, dân ca. Ở đó các mối quan hệ
giữa tự nhiên với tự nhiên, giữa thiên nhiên với con người, với sản xuất, giữa con người
với con người được thể hiện rất tinh tế.
“Địa lý trong tục ngữ, ca dao, dân ca” là mục đích của bài viết này. Tôi mạnh dạn ghi
lại một số hoạt động mà bản thân đã thực hiện trong qúa trình giảng dạy địa lí ở trường
THPT."
L.T.A
Tục ngữ ca dao, dân ca. Một loại hình văn hóa độc đáo của người dân Việt Nam, là
những sáng tác dân gian được truyền miệng, phổ biến rộng rãi từ đời này qua đời khác, từ
vùng này qua vùng khác, được chỉnh sửa cho phù hợp với từng địa phương. Nó thể hiện
mọi mặt của cuộc sống. Trong quá trình lao động lý trí của con người, cảm quan thẩm mỹ
được tôi luyện, thể hiện những quan sát những kinh nghiệm về sản xuất, về thời tiết, về
trồng trọt, chăn nuôi Mặc dù cho đến nay với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật công
nghệ hiện đại, sự hiểu biết của loài người về thế giới đã có nhiều tiến bộ, song những câu
tục ngữ, ca dao vẫn còn nguyên giá trị.
1/Mối quan hệ giữa tự nhiên với tự nhiên:
Khi dạy bài “Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của trái đất” để khắc sâu kiến
thức về hiện tượng “Ngày đêm, dài ngắn theo mùa”. Tôi đọc câu ca dao:
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối”
Yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức mới học để giải thích.
Học sinh vẽ hình
Giải thích: Mùa hè ở nửa cầu Bắc (Tháng 5 Việt Nam)
Cụ thể 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất
tại chí tuyến bắc (23027B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc (Việt Nam) dài. Càng
về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề
mặt đất tại tiếp tuyến 23027N (Chí tuyến Nam) thì ở Việt Nam hiện tượng đêm dài ngày
ngắn do đó có câu “Ngày tháng Mười chưa cười đã tối”.
Hay dạy bài “Sóng và thủy triều” để giải thích hiện tượng con nước triều “cường”, “kém”
liên quan đến vị trí của mặt trăng, mặt trời và trái đất trong không gian, liên hệ hiện
tượng trăng khuyết thời kỳ triều “kém”, ca dao có câu:
“Mồng một lưỡi trai, mồng hai lưỡi hái
Mồng ba câu liêm, mồng bốn liềm cụt”
Mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên rất khăng khít, chúng hoạt động theo một quy
luật thống nhất và hoàn chỉnh. Chỉ một thành phần tự nhiên thay đổi sẽ làm cả tổng hợp
thể tự nhiên thay đổi theo, mà nguyên nhân sâu xa là sự thay đổi của bức xạ Mặt trời, do
“chuyển động biểu kiến” từ nửa cầu này sang nửa cầu kia của Mặt trời: Khi Mặt trời
chuyển động về phía cầu nào thì các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, hướng gió, mưa, sự phát
triển của sinh vật sẽ thay đổi tạo ra cảnh quan địa lý đặc trưng theo mùa.
Trong các câu tục ngữ, ca dao đã thể hiện những quan sát tinh tế về mối quan hệ gữa thời
tiết với sinh vật:
“Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm”
Người nông dân chỉ đúc kết kinh nghiệm về thay đổi thời tiết của độ bay cao, thấp của
con chuồn chuồn. Còn học sinh khi học phần khí hậu (khí quyển, khí áp, gió, mưa ) sẽ
giải thích độ cao, thấp của chuồn chuồn khi bay với hiện tượng “mưa, nắng” là do yếu tố
áp suất không khí và độ ẩm
Cũng là hiện tượng thời tiết:
“Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão”
Hiện tượng “gió heo may” loại gió nhẹ, hơi lạnh và khô thường thổi vào mùa thu (đầu
đông) ở vùng Bắc bộ. Thời gian từ tháng 9, 10 dương lịch. Mùa này thường không có
mưa, nên để chỉ tính chất của thời tiết này ông cha ta xưa mới có câu trên.
Chỉ cần quan sát sự xuất hiện của những đàn kiến di chuyển cùng với “lương thực, thực
phẩm ” từ dưới đất lên cao thì sẽ có mưa bão lớn.
Với câu:
“Tháng bảy kiến đàn
Đại hàn hồng thủy”
Vào tháng 7, mùa hè của nửa Cầu Bắc (Việt Nam), nhiệt độ không khí ở trên lục địa cao
trở thành khu áp thấp hút gió (khối khí ẩm) từ Thái Bình dương vào gây nên những trận
mưa lớn cùng với sự xuât hiện của các khí áp thấp gây nên mưa bão ở Bắc bộ và Bắc
trung Bộ. Cũng là khối khí ẩm từ cao áp Thái Bình Dương gây nên kiểu thời tiết mưa lớn
bằng thực tế trong dân gian có câu:
“Cơn đàng Đông vừa trông vừa chạy”
Nhưng nếu thấy:
“Cơn đàng Nam vừa làm vừa chơi”
Hay:
“Cơn đàng Bắc đổ thóc ra phơi”
Do ảnh hường của địa hình: dãy Hoàng Liên Sơn ở Bắc Bộ, dãy Trường Sơn Bắc (Bắc
Trung Bộ) nên khi có gió Tây Nam (gió Nam) chỉ gây mưa ở Nam bộ và Tây Nguyên.
Còn ở vùng đồng bằng Sông Hồng, Bắc Trung Bộ và ven biển Nam Trung Bộ không có
mưa. Tương tự “cơn đàng Bắc ” là ảnh hưởng của khối khí ôn đới xuất phát từ cao áp
lục địa (Xibêri) tính chất lạnh và khô nên không gây mưa. Hay “tháng tám nắng rám trái
bưởi”. Do đặc điểm lãnh thổ nước ta trải dài trên những vĩ độ (150 vĩ tuyến) lưng dựa vào
dãy Trường Sơn mặt hướng ra biển Đông hùng vĩ nên cảnh quan thiên nhiên chịu ảnh
hưởng sâu sắc của biển.
“Mây kéo xuống biển thì nắng chang chang
Mây kéo lên ngàn, thì mưa như trút”
Khi dạy bài “Sóng và thủy triều” giảng đến phần các dạng địa hình bờ biển, ngoài ra dại
hình Fiô ở Bắc Ấu, bải biển đẹp nổi tiếng, với những vũng, vịnh nước sâu để xây dựng
các hải cảng. Để liên hệ với dạng địa hình, cảnh quang độc đáo của Bắc Trung Bộ có thể
giới thiệu câu:
“ Thương anh, em cũng muốn vô
Sợ Truông nhà Hồ, sợ phá Tam Giang”
“Truông”- địa hình đồi cỏ cằn cõi ở Bắc Trung Bộ (Hà Tĩnh) rất phổ biến. Phá Tam
Giang, Vùng nước biển ăn sâu vào lục địa thông với cửa biển hẹp (Cửa Thuận An, cửa
Tư Hiền) thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế. Phá được 3 con sông đổ nước ngọt vào: Sông ô
Lâu, Sông Bồ, Sông Hương, tạo một vùng nước lợ với quần thể thủy sinh độc đáo như:
Cá hanh, cá dìa, cá đối, cá liệt, tôm rằn, đặc biệt dưới đáy thảm rong phát triển rất dày.
Nguồn phân hữu cơ được người dân khai thác bón cho hoa màu.
2/Mối quan hệ giữa tự nhiên với hoạt động sản xuất:
Người nông dân Việt Nam trải qua bao khó khăn gian khổ, chống chọi với thiên nhiên
khắc nghiệt (thiên tai) để sản xuất Nông nghiệp. Họ đã có những kinh nghiệm được đúc
kết thể hiện tính mùa vụ khắt khe. Để nhắc nhở đã có câu:
“Tháng Một là tháng trồng khoai
Tháng Hai trồng đậu, tháng Ba trồng cà”
Đây là câu tục ngữ ca dao, tôi chỉ sử dụng khi dạy phần “các mùa trong năm”. Do trái đất
là hình quả cầu, cùng một lúc thực hiện 2 chuyển động (tự quay) và chuyển đồng xung
quanh Mặt trời. Quỹ dạo chuyền động xung quanh mặt trời là đường Elíp, từ đó sinh ra
hiện tượng các mùa trong năm.
+Từ 21-3 đến 22-6: Mùa xuân
+Từ 22-6 đến 23-9: Mùa hạ
+Từ 23-9 đến 22-2: Mùa thu
+Từ 22-12 đến 22-3: Mùa đông
(trong thực tế các mùa thường sớm hơn 40-45 ngày).
Mỗi mùa, điều kiện bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, khí áp gió mưa (nhiệt, ẩm) thích
nghi với sự phát triển của từng loại cây trồng nên có câu ca trên. Hiện nay sự tác động
của khoa học, việc ứng dụng các kỹ thuật trong sản xuất. Con người có thể làm thay đổi
cơ cấu mùa vụ, song ấn tượng “mùa nào, thức nấy” vẫn thơm, ngon hơn.
Đặc điểm phụ thuộc vào diễn biến của tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp được thể hiện
qua con mắt của người nông dân với câu hát mong mùa
“Mồng chín, tháng chín có mưa
Thì con sắm sửa cày bừa làm ăn
Mồng chín, tháng chín không mưa
Thì con bán cả cày bừa đi buôn”
Tháng 9, người nông dân bắt tay vào cày bừa vụ đông xuân (vụ Chiêm), nếu có mưa
thường là do hoạt động của loại gió mậu dịch (Khối khí- chí tuyến khô-T) từ biển vào nên
thường có mưa (gió Đông Bắc)
Từ kinh nghiệm thực tế có câu:
“Đói thì ăn ráy, ăn khoai
Chớ thấy lúa trổ tháng hai mà mừng”
Lúa trổ vào tháng hai (âm lịch) thời kỳ hoạt động mạnh của các đợt, gió mùa Đông Bắc
(bấc) gió to, khô nên lúa sẽ “ngậm đòng, đứng bông”.
“Trời nồm tốt mạ, trời giá tốt rau”
Mùa hè ở Việt Nam thì chịu tác động của gió mùa mùa hè: Đông Nam có mưa, Tây nam
khô nóng (trừ Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long có mưa). Khi
gieo mạ có gió Đông Nam nhiệt, ẩm phong phú, cây mạ phát triển xanh tốt. Thời tiết lạnh
(giá) lại phù hợp với các loại cây thực phẩm ôn đới, cận nhiệt được trồng nhiều ở vùng
Bắc bộ: bắp cải, su hào, cà chua, súp lơ, cà rốt và cả các loại cây ăn quả: đào, lê,
mận đặc sản vùng miền Bắc.
3/Tình cảm của người nông dân với công cụ lao động:
Với công cụ lao động thô sơ, năng suất thấp. Người nông dân coi “cày, bừa, con trâu, bò”
là những người bạn thân thiết.
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”
Nên:
“Trâu ơi ta bảo trâu này
Trâu ra ngoài ruộng, trâu cày với ta”
Đất là tư liệu sản xuất chính trong hoạt động sản xuất nông nghiệp nên đất với người
nông dân được coi là tài sản quí:
“Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu”.
4/ Bản chất “thi sĩ” của người nông dân trước cảnh quan thiên nhiên:
Hình ảnh người nông dân “chân lấm, tay bùn” sẽ bị xóa nhòa nếu giáo viên đưa một số
câu ca dao vào bài khi dạy phần cảnh quan thiên nhiên của vùng nhiệt đới gió mùa có lẽ
sự cảm nhận của học sinh lúc này: Họ (người nông dân) là những “thi sĩ” lãng mạn - “tức
cảnh sinh tình” trước vẻ đẹp của thiên nhiên - Lòng người dồn nén những tình cảm yêu
thương.
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
Về đèo Hải Vân:
“Hải Vân bát ngát ngàn trùng
Hòn Hồng ở đấy là trong Vinh Hàn”
Hải Vân: biển và mây đan xen với rừng (ngàn trung) của dãy Bạch Mã. “Bức tường khí
hậu” tạo sự phân hóa khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam (160Bắc). Nơi có quần thể
sinh vật đa dạng độc đáo cùng sự phân hóa theo độ cao (1.400m). Ở đó: Có núi, biển,
mây, sông (sông Hàn). Thật hữu tình khi đến bán đảo Sơn Trà nhìn ra biển, lên núi
Vào Nam bộ:
“Xứ Cần Thơ nam thanh nữ tú
Xứ Rạch Giá vượn hú, chim kêu”
Hay:
“Đồng Tháp Mười cò bay thẳng cánh
Nước Tháp Mười lóng lánh cá tôm”
Không chỉ tả cảnh đẹp của thiên nhiên (vùng đồng bằng sông Cửu Long) mà câu ca còn
cho học sinh thấy được sự ưu ái của thiên nhiên với người dân đồng bằng châu thổ rộng
lớn ( hơn 4triệu ha) màu mỡ, nguồn thủy sản dồi dào. Dùng từ, đặt chữ khéo, họ đã thầm
khoe sự giàu có của mình thật khéo léo.
5/Tình yêu quê hương đất nước:
Cuộc sống với bao khó khăn, vất vả chống chọi với bão lụt, hạn hán, mất mùa.
“Áo rách, cho lắm áo ơi!
Áo rách trăm mảnh, không nơi rận nằm”
Câu ca nghe xót xa “ chi lắm áo ơi !” tha thiết, nhưng họ lo áo rách “ không nơi rận
nằm” thật tế nhị. Áo không còn miếng lành để cho con vật nhỏ tí nằm, không chỉ thương
cho mình mà còn thể hiện tình thương với con vật gắn liền với sự nghèo khổ.
Ấy vậy mà, cảnh nghèo túng, bữa cơm đạm bạc lại là “sợi dây” níu kéo tình cảm của
người nông dân xa xứ
“Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương”
Tình cảm dâng trào của người học không dừng lại trước những câu ca dao trên mà nó tiếp
tục được thăng hoa khi học sinh thấy được người nông dân cầu mong ông trời để có mưa
thuận, gió hòa để sản xuất
“Cầu cho mưa thuận, gió hòa
Để tôi đi cấy, trẻ nhà nó chơi”
6/Tính thanh liêm, đạo đức của người nông dân:
Họ còn nghèo, khó lắm song họ là những con người luôn đề cao cuộc sống thanh liêm.
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
Hay:
“Có vất vả mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho”
Cần, kiệm, liêm khiết, thật thà, chất phác là bản chất của người nông dân Việt Nam, nên
những câu tục ngữ luôn đau đáu những lời răn dạy về cách đối nhân xử thế. Họ không
dạy con bằng những cái bắt tay, cúi đầu chào lịch lãm
Mà:
“ Một câu nhịn, chín câu lành”
“Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”
Quan hệ hàng xóm láng giềng, thủy chung
“Bán họ hàng xa, mua láng giềng gần”
Hay :
“Mất của dễ tìm, mất lòng khó kiếm”
7/Tính chiến đấu trong tục ngữ ca dao
Giản dị, thanh cao nhưng chính họ, những người “lính áo vải” không phải bằng vũ khí
súng đạn, mà bằng đầu óc hài hước, châm biếm được thể hiện bằng câu cú, ngữ điệu đánh
thẳng vào mặt bọn quan tham, cường hào ác bá:
“Muốn nói gian, làm quan mà nói”
“Miệng quan, trôn trẻ”
Hay:
“ Ai ơi nhớ lấy câu này
Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”
Đả kích những thói hư tật xâu trong xã hội, với những cầu: “Vạch lá tìm sâu”
Hay sự lười nhác: “Làm như nhát bỏ dĩa”
Câu tục ngữ:
“Ngồi dưng, ăn hoang
Mỏ vàng cũng cạn”
đả kích những kẻ lười nhác trong xã hội.
Yêu lao động, yêu hòa bình yêu quê hương đất nước, tình yêu đó đã đúc kết một tinh thần
quyết tâm bảo về quê hương đất nước. Đối chọi với thiên nhiên khác nghiệt, đương đầu
với cuộc sống còn đầy khó khăn. Trong tục ngữ ca dao, Người nông dân còn thể hiện họ
sẵn sàng quyết chiến, quyết thắng với kẻ thù xâm lăng.
“Đố ai quét sạch lá rừng
Đố ai cướp được cả rừng lòn bon”
Hay
“Đố ai cắt nước làm đôi
Vành trăng xẻ nửa, Mặt trời chia hai”
8/Tính nhân văn:
Tính nhân văn trong câu tục ngữ, ca dao đã cho thấy con người Việt Nam từ xa xưa đã đề
cao “tình người” trước thiên nhiên, trong quan hệ xã hội và đặc biệt thể hiện tính nhân
đạo, sự bao dung trước những lỗi lầm, trước những kẻ thù qua những câu: “Đánh kẻ chạy
đi, chứ ai đánh kẻ chạy lại”.
9/ Ý nghĩa giáo dục qua sử dụng tục ngữ ca dao dân ca trong giảng dạy Địa lí:
Thật tự hào khi được là thế hệ con, cháu, của một dân tộc mà cuộc sống gian khổ của họ
lại được nghệ thuật hóa bằng những câu ca dễ nhớ, dễ nghe, dễ phổ biến. Những bài học
về địa lý sinh động, khắc sâu được kiến thức về khoa học Địa lý, bằng cách lồng ghép
đưa tục ngữ, ca dao dân ca Việt Nam mà còn có ý nghĩa sâu sắc góp phần hình thành
nhân cách cho học sinh trong thời kỳ hội nhập với khu vực, với thế giới hiện nay. Các em
biết tiếp thu có chọn lọc tinh hoa tiên tiến của thế giới đồng thời phải biết kế thừa nét văn
hóa độc đáo, giàu bản sắc của dân tộc. vào mỗi phần bài học lớp 10. Không chỉ là “Bức
tranh thiên nhiên, con người Việt Nam".
Hình ảnh “Người công nhân làm nông nghiệp trên những cánh đồng lúa, rẫy cà phê, cao
su trong những trang trại chăn nuôi: trâu, bò, lợn Ngoài những vuông tôm, bãi hàu
đã thay thế dần những người nông dân “chân lấm, tay bùn” xưa. Nhưng những giá trị
thực tế về kinh nghiệm “Trông trời, trông đất, trông ” Những quy luật của thiên nhiên
với sản xuất, các mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên, con người với con người
sẽ là cơ sở để con học sinh tiếp nhận những kiến thức khoa học mới. Các em sẽ giải thích
được các mối quan hệ đó, trên cơ sở khoa học để trở thành một con người mới vừa có
đức vừa có tài.
Tiếng ve râm ran trên cây bàng trước sân trường phượng hồng đã nở - một mùa thi vất vả
đã đến với mỗi học sinh, đặc biệt học sinh lớp 12. Năm học này, Địa lý là một trong các
môn thi tốt nghiệp PTTH. Mong rằng các kiến thức địa lý tự nhiên, dân cư, xã hội và
kinh tế Việt Nam (chương trình lớp 12) thấm đẫm trong tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam
sẽ theo các em vào những trang giấy viết. Tình yêu tha thiết với quê hương đất nước,
lòng tự hào dân tộc trong ca dao dân ca sẽ mang lại cho các em tinh thần lạc quan, vững
tin để có kết quả thi thật tốt.
Lê Thị Ánh
Giáo viên trường THPT Trần Phú