Trong mỹ thuật dân gian Việt Nam, chúng ta thường gặp hình tượng bốn con vật
thiêng mà người Việt gọi là tứ linh, đó là long, lân, quy, phụng.
Trong số bốn con vật đó thì con rồng thường gặp hơn cả. Rồng là nguồn gốc của tổ
tiên từ câu chuyện truyền thuyết cha rồng Lạc Long Quân lấy mẹ Tiên Âu Cơ sinh ra
người Việt, nên hình tượng rồng từ lâu đã ăn sâu vào tiềm thức mọi người con Việt.
Hà Nội là thủ đô cả nước, với tên gọi đầu tiên: Thăng Long (rồng bay). Vùng Đông
Bắc Việt Nam có địa danh Hạ Long (rồng hạ). Đồng bằng Nam Bộ phì nhiêu được
làm nên bởi dòng sông mang tên Cửu Long (chín rồng).
Là biểu tượng của sự cao quý, của sức sống vĩnh hằng và sức mạnh vũ trụ nên hình tượng
rồng được sử dụng nhiều trong kiến trúc cung đình, đình chùa, trang phục vua chúa. Hình
tượng con rồng cũng thay đổi theo dòng lịch sử qua các triều đại. Việc xác định phong
cách thể hiện con rồng qua các thời kỳ sẽ là một căn cứ để xác định niên đại công trình
kiến trúc nào đó.
Hình tượng rồng thời Lý
Trên các hiện vật điêu khắc đá và gốm còn truyền
cho đến nay, các nhà khoa học chỉ thấy rồng tạc dưới
dạng phù điêu, không thấy chạm chìm và chạm tròn.
Đó là nhưng con rồng thân tròn lẳng, khá dài và
không có vẩy, uốn khúc mềm mại và thon dài từ đầu
đến chân, rất nhẹ nhàng và thanh thoát. Các nhà
nghiên cứu gọi đây là rồng hình giun hay hình dây và
điều đập vào mắt mọi người là nó mang hình dạng
của một con rắn.
Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng thì há to, mép trên của miệng không có mũi,
kéo dài ra thành một cái vòi uốn mềm mại, vươn lên cao, vuốt nhỏ dần về cuối. Một chiếc
răng nanh mọc từ cuối hàm trên, uốn cong và vắt qua vòi mép ở trên, có trường hợp răng
nanh rất dài, uốn lượn mềm mại để vươn lên, hoặc với vòi lên bao lấy viên ngọc.
Thân rồng dài, dọc sống lưng có một hàng vảy thấp tỉa riêng ra từng cái, đầu vây trước tua
vào hàng vây sau. Bụng là đốt ngắn như bụng rắn, có bốn chân, mỗi chân có ba ngón phiá
trước, không có ngón chân sau. Vị trí của chân bao giờ cũng đặt ở một chỗ nhất định. Chân
trước mọc gần giữa khúc uốn thứ nhất, chân đối xứng phía bên kia nằm gần cuối khúc uốn
này. Hai chân sau bao giờ cũng ở gần khoảng giữa khúc uốn thứ ba. Cả bốn chân đều có
khủy phía sau và có móng giống chân loài chim.
Hình tượng rồng thời Trần
Từ nửa cuối thế kỷ XIV, con rồng đã rời khỏi kiến trúc cung đình để có mặt trong các kiến
trúc dân dã, không những chỉ có trên điêu khắc đá và gốm, mà còn xuất hiện trên điêu khắc
gỗ ở chùa. Rồng cũng không chỉ có ở các vị trí trang nghiêm mà rồng còn có mặt ở các bậc
thềm (như ở chùa Phổ Minh).
Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các
khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đuôi rắn. Vẩy lưng vẫn thể hiện từng
chiếc, nhưng không tựa đầu vào nhau như rồng thời Lý. Có khi vảy lưng có dạng hình răng
cưa lớn, nhọn, đôi khi từng chiếc vẩy được chia thành hai tầng. Chân rồng thường ngắn
hơn, những túm lông ở khủy chân không bay ra theo một chiều nhất định như rồng thời Lý
mà lại bay lên phía trước hay phía sau tùy thuộc vào khoảng trống trên bức phù điêu. Và có
sự xuất hiện chi tiết cặp sừng và đôi tay
Đầu rồng không có nhiều phức tạp như rồng thời Lý. Rồng vẫn có vòi hình lá, vươn lên
trên nhưng không uốn nhiều khúc. Chiếc răng nanh phía trước khá lớn, vắt qua sóng vòi.
Miệng rồng há to nhưng nhiều khi không đớp quả cầu.
Rồng thời Trần lượn khá thoải mái với động tác dứt khoát, mạnh mẽ. Thân rồng thường
mập chắc, tư thế vươn về phía trước. Cách thể hiện rồng không chịu những quy định khắc
khe như thời Lý.
Hình ảnh rồng chầu mặt trời sớm nhất là trong lòng tháp Phổ Minh ( Nam Định) có niên
đại khoảng 1305 -1310. Đôi rồng ở đây được bố trí trong một ô tròn, chạy ngược chiều
kim đồng hồ, đầu ngoái lại chầu một vòng tròn nhỏ ở giữa. Thể hiện mặt trời dưới dạng
một vòng tròn đơn giản.
Hình tượng rồng thời Lê
Đến thời Lê, rồng có sự thay đổi hẳn,
rồng không nhất thiết là một con vật
mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở
trong nhiều tư thế khác nhau. Đầu rồng
to, bờm lớn ngược ra sau, mào lửa mất
hẳn, thay vào đó là một chiếc mũi to.
Mép trên của miệng rồng vẫn kéo dài
nhưng được vuốt gần như thẳng ra, bao
quanh có một hàng vải răng cưa kết lại
như hình chiếc lá. Răng nanh cũng được
kéo dài lên phía trên và uốn xoăn thừng ở
gốc. Lông mày vẫn giữ hình dáng biểu tượng ômêga, nhưng được kéo dài ra và đuôi vuốt
chếch lên phía sau. Trên lông mày và chiếc sừng hai chạc, đầu sừng cuộn tròn lại. Rồng có
râu ngắn và một chân trước thường đưa lên đỡ râu, tư thế thướng thấy ở các con rồng đời
sau. Cổ rồng thường nhỏ hơn thân, một hiện tượng ít thấy ở những con rồng trước đó. Như
vậy rồng mang dạng thú xuất hiện cuối đời Trần đã thấy phổ biến ở đời Lê Sơ nhưng vẫn
còn mang dáng dấp truyền thống của loài rắn.
Hình tượng rồng thời Nguyễn
Rồng thời Trịnh Nguyễn vẫn còn đứng đầu trong bộ tứ linh nhưng đã được nhân cách hóa,
được đưa vào đời thường như hình rồng mẹ có bầy rồng con quây quần, rồng đuổi bắt mồi,
rồng trong cảnh lứa đôi.
Con rồng thời Nguyễn trở lại vẻ uy nghi tượng trưng cho sức mạnh thiêng liêng. Rồng
được thể hiện ở nhiều tư thế, ẩn mình trong đám mây, hoặc ngậm chữ thọ, hai rồng chầu
mặt trời, chầu hoa cúc, chầu chữ thọ... Phần lớn mình rồng không dài ngoằn mà uốn lượn
vài lần với độ cong lớn. Đầu rồng to, sừng giống sừng hươu chĩa ngược ra sau. Mắt rồng lộ
to, mũi sư tử, miệng há lộ răng nanh. Vậy trên lưng rồng có tia, phân bố dài ngắn đều đặn.
Râu rồng uốn sóng từ dưới mắt chìa ra cân xứng hai bên. Hình tượng rồng dùng cho vua có
năm móng, còn lại là bốn móng.
Ngày nay, hình tượng rồng tuy không còn mang tính chất thiêng liêng, tối thượng nhưng
vẫn được đưa vào trang trí cho các công trình kiến trúc, hội họa, chạm, khắc nghệ thuật...
Dù ở bất cứ thời điểm nào, rồng vẫn là một phần trong cuộc sống văn hóa của người Việt.
Phát hiện sân Đan Trì trong Cấm thành Thăng Long
- Đã có thể định danh chính xác nền gạch xuất lộ ở đây chính là sân Đan Trì, sân
chầu trong những lễ nghi quan trọng nhất của đất nước dưới triều Lê.
Phù điêu chim Phượng thời Lý
Từ 7 - 22/1/2009, Viện Khảo cổ học phối hợp với Trung tâm bảo tồn di tích Cổ Loa
- Thành cổ Hà Nội đã tiến hành đào thám sát tại khu vực giữa Đoan Môn - điện Kính
Thiên (trong khuôn viên khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long)
Diện tích hố thám sát là 50 mét vuông trên trục thần đạo đoạn Đoan Môn - điện
Kính Thiên. Ở độ sâu 1.4m đã phát lộ đoạn sân gạch vồ thời Lê hoàn toàn giống về
kết cấu, bố cục cũng như kỹ thuật và vật liệu xây dựng của nền sân gạch vồ tại hố
khai quật di tích Đoan Môn được đào khảo cổ năm 1999.
Những mảnh chân đế chất liệu gốm thời Lê
Sâu dưới lớp sân lát gạch vồ thời Lê này, ở độ sâu 1.8m cũng đã phát lộ lớp văn
hóa Lý - Trần với những di vật đặc trưng. Tuy nhiên, do phải bảo vệ nền gạch thời Lê
nên diện tích đào sâu xuống rất hẹp (chỉ khoảng 2 mét vuông), chưa thỏa mãn mong
muốn tìm thấy những dấu vết của con đường gạch hoa chanh thời Trần như phỏng
đoán của các nhà khảo cổ.
PGS Tống Trung Tín, Viện trưởng Viện Khảo cổ học Việt Nam, khẳng định: hai lớp
văn hóa cơ bản xuất lộ đã chứng minh toàn bộ khu vực này cũng có tầng văn hóa cơ
bản giống khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu, khu vực nằm ở phía Tây của điện Kính
Thiên trong Cấm thành. Quan trọng hơn, đã có thể định danh chính xác nền gạch
xuất lộ ở đây chính là sân Đan Trì, sân chầu trong những lễ nghi quan trọng nhất của
đất nước dưới triều Lê, trong đó có việc thi tuyển người tài do đích thân đức vua ra
đề bài.
Việc không tìm thấy dấu vết kiến trúc tại hố cũng đã được nhóm khai quật dự
đoán trước, bởi theo bố cục quy hoạch của kinh đô Thăng Long, giữa điện Kính Thiên
và Đoan Môn (cửa chính Nam của Cấm thành) phải là khoảng sân rất rộng để tiến
hành các nghi lễ của vương Triều, nên các kiến trúc sẽ tản ra ở hai bên và đằng sau.
Còn từ Đoan Môn đến Kính Thiên (theo sử liệu) chỉ có một tòa điện Thị Triều là nơi
chuẩn bị trước khi vào chầu vua.
Sân nền Đan Trì lát gạch vồ thời Lê
Theo sử sách, sân Đan Trì phải nằm trên sân Long trì của thời Lý-Trần, hố khai
quật ở di tích Đoan Môn cũng đã phát lộ con đường gạch hoa chanh, nhưng với diện
tích thăm do quá nhỏ, nên các nhà khảo cổ học chưa đưa ra nhận định chính thức về
con đường gạch hoa chanh thời Trần có chạy suốt đến mặt bằng này không?
Câu hỏi lớn đặt ra cho các nhà khảo cổ học và sử học, rằng liệu điện Kính Thiên
(thời Lê) có xây trên nền điện Thiên An (thời Trần) và Càn Nguyên (thời Lý) không,
vẫn còn đang bỏ ngỏ? PGS Tống Trung Tín "bật mí": thời gian sắp tới sẽ phải đào
thêm những hố thám sát xung quanh nền điện Kính Thiên, cũng như đào xuống sâu
để kiểm tra lớp văn hóa Đại La (thế kỷ 8 - 9), trước thời kinh đô Thăng Long. Sẽ còn
nhiều phát lộ quý báu, góp phần nâng cao giá trị của khu di tích trung tâm Hoàng
thành Thăng Long trên đường chinh phục "di sản văn hóa thế giới".
Rồng và Tiên trong lịch sử đồ tượng Việt Nam
Truyện Họ Hồng Bàng (Lĩnh Nam chích quái, thế kỷ 15) có chi
tiết đáng chú ý: Lạc Long Quân dạy dân vùng cao xăm mình để
tránh bị giao long làm hại. Con rồng Việt Nam xuất phát cụ thể
từ con vật gọi là giao long/ thuồng luồng.
Một số nhà nghiên cứu khẳng định vật tổ của người Việt là con "cá sấu" (Theo Từ điển Tiếng
Việt của Văn Tân), là con "lân trùng" (rắn có vảy) hay con "giao long", một loài cá sấu (Ðinh
Gia Khánh và Chu Xuân Diên - Văn học dân gian Việt Nam). Và Nguyễn Minh Hiệu đã chứng
minh bằng nhiều cứ liệu: con rồng Việt chính là con cá sấu, vật tổ chính của người Việt cổ
(tạp chí Khảo cổ học, 1983, số 2). Khởi đi từ con rồng - sấu, con rồng Việt trong lịch sử đã
biến đổi nhiều do sự tích hợp các yếu tố du nhập từ bên ngoài.
A. Các dạng Rồng.
1. Rồng - Sấu: Hình 1a
2. Rồng sấu - Rắn:
Rồng (đầu là cá sấu, dưới là rắn cuộn) trên tấm yểm tâm của áo giáp ở Ninh Bình.
3. Rồng - Rắn với đầu cá sấu:
Rìu vai, đồng, thế kỷ 5-3 trước CN, Ðồng Sơn, Bảo tàng lịch sử Hà Nội.
4. Rồng Mèo:
Rồng - Mèo là hình dạng rồng in trên mảnh sành được phát hiện ở Bắc Ninh: đầu sấu đã biến
mất, đầu ngắn hơn và cổ dài, cánh và vây lưng là những đường vạch dài, râu và lông ở
khuỷu chân đã có hình dạng của con rồng Ðại Việt.
5. Con Rồng thời Ngô (939 - 965):
Thể hiện trên một viên gạch tìm thấy ở Cổ Loa, chiều dài chung có ngắn, thân mèo, vây lưng
cá.
6. Rồng - Rắn:
Là hình dạng loài rồng nổi tiếng của Thời Lý (1010 - 1225). Hình (6.
a).
Và Thời Trần (1225-1400). Rồng thời kỳ này là biểu tượng cho vua,
cho sự thịnh vượng. Có điều, con rồng Lý là rồng-văn, còn rồng
Trần là rồng - võ, tức rồng Trần dũng mãnh hơn rồng Lý. Hình (6.
b).
7. Rồng - Ðầu sư tử/ Lân:
Con rồng đời Lê tuy vẫn kế thừa hình tướng của rồng thời Lý - Trần, nhưng cũng đã du nhập
ngoại dạng của rồng phương Bắc: dữ, uy nghi. Thời Tây Sơn phục hồi hình dạng của rồng
đời Trần và Lê Sơ: thân rồng đẹp, mềm mại và cái đầu dũng mãnh. Ðầu rồng này giống như
hình rồng trên đồng tiến Cảnh Thịnh (1792-1802): đầu sư tử/ lân.
8. Rồng thời Nguyễn:
Giai đoạn 1802-1883; sự mới mẻ của nó là đuôi xoắn ốc và toả nhiều vây dạng đao lửa dài.
Rồng thời Nguyễn giai đoạn 1883-1945 biến đổi theo sự suy đổi của nghệ thuật giai đoạn
này: mất đi vẻ tự nhiên và dũng mãnh, trở nên thô cứng và ước lệ.
B. Các dạng Tiên.
Chim lạc và Âu cơ:
Nếu truyện Họ Hồng Bàng trong Lĩnh Nam chích quái nói về tục vẽ mình theo hình giao long
đã cho thấy người Việt cổ đồng nhất mình với vật tổ giao long, thì hình người hoá trang/ đội
lốt chim trên các trống đồng đã cho thấy người Việt cổ cũng đồng hoá mình với chim. Giao
long và chim là vật tổ của người Việt cổ (Văn Lang hay Lạc Việt).
Chim thấy trên trống đồng gồm loại chim bay và chim đứng. Loại chim bay là chim lạc. Chim
đứng trên mái nhà hình thuyền giống chim công, gà và đa số đứng dưới đất là loài chim
nước: cò, bồ nông, xít...
Kết hợp thể "âm dương lưỡng hợp" chim-rồng ở đây là giao long và chim lạc. Ðó là những
biểu hiện đơn nhất ở một số mặt trống đồng (Hoà Bình, Phú Xuyên) và không thuần nhất, tức
chim lạc xen với các loại chim nước(âu) khác ở một số mặt trống đồng khác. Phải chăng do
hiện tượng không thuần nhất này mà Lạc - Long đã thành Lạc Long Quân - Âu cơ? Chim-
rồng là đề tài còn bảo lưu mãi về sau: hình in trên viên gạch phát hiện ở chùa Lim trong một
ngôi mộ cổ (Thế kỷ 1, sau CN).
Cha Rồng - Mẹ Tiên:
Lạc Long Quân - Âu cơ ở đây đã là tôn danh: Quân (vua) và Cơ (cũng gọi là ky: mỹ hiệu của
phụ nữ) theo Ðào Duy Anh (Hán Việt từ điển). ở đây vấn đề cần giải quyết là tại sao "Lạc
Long Quân - Âu cơ" lại trở thành "Cha Rồng - mẹ Tiên"?
Việc xác định tông tích của Âu Cơ là tiên xuất hiện lần đầu trong Lĩnh Nam chích quái (thế kỷ
15) tại đoạn đối thoại của Lạc Long Quân: "Ta là nòi rồng, đứng đầu thuỷ tộc, nàng là giống
tiên, sống ở trên đất...". Do đó việc giải đáp vấn nạn trên buộc phải truy cứu các dữ liệu lịch
sử-văn hoá của thời đại đó, tức trong và trước thế kỷ 15: thời Lý - Trần. Cụ thể trong nghệ
thuật đồ tượng Lý -Trần, các công trình nghiên cứu đã cho chúng ta thấy có rất nhiều phù
điêu, hình chạm khắc và tượng tròn (gỗ và đá) về đề tài "tiên" ở nhiều di tích khác nhau (chùa
Phật Tích, Chương Sơn, Long Ðội, chùa Dâu, chùa Bối, Thái Lạc...) dưới các tên gọi và chú
thích (chưa thật sự chính xác) là: "tiên nữ/ Apsara", "nhạc công/ Gandharva", "nữ thần
chim/Kinnari"...Rõ ràng đây là kết quả có gốc từ tám loại chúng sanh gọi là "bát bộ chúng" của
Phật giáo gồm: 1. Thiên (Ðêva); 2. Long (Naga); 3. Dạ xoa (Yasha); 4. Atula (Asura; phi
thiên); 5. Ca lâu la (Garuda: chim thần Kim Sí điểu); 6. Càn - thát bà (Gandharva); 7.
Khẩnnala (Kinnara); 8. Ma hầu la già (Mahôraga: đại xà vương). Trong tám loại chúng này có
ít ra bốn loại có thể được coi là tiên. Hình minh hoạ:
Bốn loại có thể được coi là tiên gồm:
- Ðêva là thiên, Ðêvi: thiên nữ: tiên nữ. Xét về hình tướng thì đây là các loại tiên nữ trang trí
mũ miện, đầu tóc mỹ lệ như vũ công, ca công hầu hạ, tán tụng việc thuyết pháp.
- Atula là loại phi thiên, thường có hình tướng tiên nhân đang bay lượn kèm với các dây lụa
dài uốn lượn gọi là "phong đai" như vũ công múa lụa.
- Càn thát bà là nhạc thần, hương thần (thần chỉ sống bằng hương thơm). Ðây là thần
Bàlamôn giáo (có đến 6.333 vị); trong kinh Diệu pháp liên hoa của Phật giáo có bốn loại. ở ấn
Ðộ, Càn thát bà được hiểu là "diễn viên". Về hình tướng có thuyết cho rằng loại này thân có
nhiều lông vũ, nửa ngưòi nửa chim, hình dáng đẹp. Có thuyết chỉ rõ; thân lộ màu da thịt, tay
trái cầm sáo trúc, tay phải cầm bảo kiếm.
- Khẩnnala, dịch nghĩa là nghi thần (đầu có sừng nên khi thấy sinh tâm hoài nghi vì không
giống người). Loại chúng này có biệt tài ca múa giỏi, chuyên tẩu các bài nhạc nói về đạo
pháp. Về hình tướng thường có một cái trống nằm ngang hay hai cái trống đứng trước mặt,
tư thế là nhạc công chơi trống.
Trong bốn loại tiên này thì Càn thát bà do có hình tướng người – chim nên dễ được đồng
nhất với Âu Cơ (nói như vậy là xét về lý, còn trong thực tế về hình tướng cụ thể đều có khả
năng tham chiếu cả Atula và Kanara/Kanari...). Phải chăng đó là cơ sở lịch sử - văn hoá của
thời kỳ đạo Phật là quốc giáo mà tác giả Lĩnh Nam chích quái đã dựa vào đó mà "tiên hoá"
mẹ Âu Cơ, tức chim đã được biến thành tiên. Ðó là nguyên nhân lịch sử mà cụ thể là sự tích
hợp cũ- mới, nội sinh - ngoại sinh để "Lạc Long Quân - Âu Cơ" thành "Cha rồng - mẹ tiên"
đầy thiêng liêng và tự hào đối với mỗi con dân Việt.
Điêu khắc cổ Việt Nam
Trong di sản nghệ thuật truyền thống, điêu khắc có một lịch sử phát triển liên tục và
cô đúc hình ảnh con người Việt Nam từng miền, từng thời, dù dưới dạng thần linh
hay con người thế tục.
Dưới bầu trời rạng rỡ của hai nền văn hoá Ấn Độ và
Trung Hoa lân cận, đôi khi người ta quên mất di sản này,
và nếu có biết thì coi như những ảnh hưởng phái sinh
của tinh thần Ấn Độ - Trung Hoa, và không có gì đồ sộ so
ngay với cả người láng giềng Khmer. Tính chất cát cứ
từng xuất hiện trong lịch sử của một đất nước hình thành
lâu dài, sự đa dân tộc, bên cạnh khối dân tộc Việt chiếm
đại đa số khiến cho hình ảnh của nền điêu khắc rất đa
dạng có thể thấy các bộ phận điêu khắc như sau:
1. Điêu khắc vương quốc Phù Nam và Chân Lạp ở Nam
Bộ;
2. Điêu khắc Champa ở Trung Nam Bộ;
3. Điêu khắc Đại Việt ở Bắc Bộ;
4. Điêu khắc nhà mồ của thổ dân Tây Nguyên.
Những ảnh hưởng của Ấn Độ giáo chủ yếu ở Trung và Nam Bộ, không vượt quá đèo ngang
và chi phối sâu sắc hệ thần trong điêu khắc Phù Nam và Champa. Những ảnh hưởng của
tam giáo Nho, Lão và Phật giáo Đại thừa theo dòng Trung Hoa ít tới miền Nam. Tuy vậy, giao
lưu ngôn ngữ nghệ thuật vẫn diễn ra, ít nhất thấy rõ trong thời kỳ Lý - Trần với sự cộng tác
của các nghệ nhân Champa. Đời sống đóng kín của nông thôn Bắc Bộ đã di dưỡng một tinh
thần nghệ thuật nhân văn - tôn giáo đặc sắc mà vẻ đẹp của điêu khắc thể hiện ở tính chân
dung nông dân của nó. Dù khói lửa chiến tranh liên miên, mỗi làng vẫn bảo tồn một cụm đình
- đền - chùa với nhiều tượng Phật và các phù điêu.
Điêu khắc thời Tiền sử: Thời Tiền sử Việt Nam được tính từ nền văn hoá Núi Đọ cách đây
ba mươi vạn năm đến nền văn hoá Đông Sơn cách đây 2.500 năm. Thời kỳ này chắc hẳn
mọi hoạt động văn hoá chưa phân chia rõ ràng, huống hồ là nghệ thuật. Không thể có một
nền điêu khắc tiền sử, mà chỉ có những biểu hiện có tính điêu khắc mà thôi. Đáng kể nhất là
những hình khắc trên hang Đồng Nội (Lạc Thuỷ, Hoà Bình) cách đây 10.000 năm, khắc ba
mặt người và một mặt thú một cách sơ lược, trên đầu có cắm sừng hay lông chim. Người
Hoà Bình đã nhìn thấy gương mặt mình dù chưa rõ ràng nhưng đã khôn ngoan đội lốt thú khi
săn bắn một cách khái quát. Tượng gốm và đá nhỏ vài cm xuất hiện trong các di chỉ Phùng
Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun chỉ như những hình thể trang trí gắn với các trang sức và công
cụ lao động. Đến nền văn hoá Đông Sơn nổi tiếng về các trống đồng, điêu khắc nhỏ gắn với
đồ tế khí, gia dụng đẹp một cách tinh tế trong thẩm mỹ mang tính bạo lực. Đó là các tượng
người biến hình thành cán dao găm, các tượng voi, cóc, hươu, rùa trên trống, thạp, ấm bằng
đồng. Đặc biệt là bốn cặp tượng nam nữ giao phối trên nắp thạp đồng Đào Thịnh với một
nhãn quan phồn thực. Thờ thần mặt trời, tế lễ cầu mùa hay tang ma là âm hưởng chủ đạo
qua các hình khắc trống đồng Đông Sơn, còn điêu khắc đóng vai trò nhấn mạnh tính hình
khối rõ ràng của nhạc khí, tế khí và đồ dùng. Điêu khắc Tiền Sử hoàn toàn thuần Việt trước
khi các cuộc xâm lăng từ phương Bắc tràn xuống.
Điêu khắc nhà mồ Tây Nguyên: Năm tỉnh Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đăk Nông, Lâm
Đồng chiếm trọn cao nguyên phía tây Nam Trung Bộ, nếu tính cao nguyên như là sự lan rộng
của dẫy núi thì địa bàn Tây Nguyên còn rộng hơn. Nơi đây không rõ lý do gì bảo lưu một nền
văn hoá rực rỡ của các dân tộc có nguồn gốc từ thổ dân Đông Nam Á và Đa Đảo. Hệ ngữ
Môn - Khmer và Malayo - Polinesia đóng vai trò chính trong ngôn ngữ Tây Nguyên cũng như
tập tục tang ma trọng thể thấy phổ biến ở dân hoang đảo quanh xích đạo địa cầu. Tiêu biểu là
lễ bỏ mả và làm nhà mồ của người Gia Rai và Ba Na. Trong đó, phần tạc tượng rào quanh
nhà mồ rất quan trọng. Những tượng nam - nữ giao hợp, tượng bà chửa, tượng người ngồi
khóc, tượng thú vật voi và chim cũng được đẽo phạt từ tâm linh sâu thẳm đối với thế giới bên
kia, nơi mà các linh hồn sẽ trở về với tổ tiên và ông bà. Con thuyền tang lễ được gắn vào nóc
nhà mồ. Cột Klao, cột Kút dẫn linh hồn về trời được dựng lên trong tiếng nhạc cồng, chiêng
trầm hùng và ai oán.
Điêu khắc Champa: Vương quốc Champa hình thành ở Nam Trung Bộ, chia thành một số
khu vực tự nhiên ứng với các dải đồng bằng ven biển là Amaravati (Quảng Nam), Vijaya
(Bình Định), Kauthara (Nha Trang) và Paduranaga (Phan Rang). Sự liên kết giữa hai thị tộc
Can và Dừa dẫn đến một Nhà nước phong kiến theo Ấn Độ giáo đầy mâu thuẫn và hiếu
chiến. Người Champa ẩn chứa trong mình năng lực sáng tạo dồi dào, cũng mạnh mẽ như
khát vọng chiến tranh của họ. Từ thế kỷ 2 là thời sơ khai của vương quốc mà người Trung
Hoa gọi là Lâm Ấp. Nhưng phải đợi đến thế kỷ 7 - 8 nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc
Champa mới trở nên rực rỡ cùng phong trào Phật giáo hoá và Ấn Độ giáo lan rộng khắp
Đông Nam Á. Tháp Champa xây bằng gạch không vữa, thường có một cổng, một tháp phụ có
mái hình con thuyền, một tháp chính ở trung tâm khối vuốt lên cao nở ra ở nhiều góc và các
múi vòm. Trên đó thường gắn các phù điêu chạm khắc hình thần Siva hay các tiên nữ
Apsara. Cửa chính quay về phía Nam hoặc Đông Nam. Trong lòng tháp đặt biểu tượng thờ
Linga và Yoni (dương vật và âm vật). Điêu khắc tượng tròn được bố trí hài hoà với xung
quanh kiến trúc và tuỳ theo chức năng tháp mà đục đẽo các tượng thần. Người ta thường
chia nghệ thuật Champa làm sáu giai đoạn chính: 1. Mỹ Sơn E1 (nửa đầu thế kỷ 8); 2. Hoà
Lai (nửa đầu thế kỷ 9); 3. Đồng Dương (cuối thế kỷ 9); 4. Trà Kiệu (cuối thế kỷ 9 đầu thế kỷ
10); 5. Tháp Mẫm (thế kỷ 12 - 13); 6. Poklaung Gialai (cuối thế kỷ 13, 14 đến 16). Năm 1470
Lê Thánh Tông dứt điểm bình định phương Nam, sau đó là công cuộc Nam tiến của các Chúa
Nguyễn, nền nghệ thuật Champa và Phù Nam - Chân Lạp chỉ còn lại các di sản đặc sắc với
một quá khứ huy hoàng.
Điêu khắc thời Lý (1010 - 1225): Đại Việt trở thành quốc gia độc lập, hùng cường sau khi Lý
Công Uẩn lên ngôi và dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Phật giáo trở thành quốc đạo phát
triển tới mức, như sử gia Lê Văn Hưu nói: "nhân dân quá nửa là sư sãi, trong nước chỗ nào
cũng có chùa chiền". Các trung tâm Phật giáo ở Quảng Ninh, Hà Nam Ninh và đặc biệt ở Bắc
Ninh, quê hương Nhà Lý được xây dựng đồ sộ theo kiểu thức kiến trúc Đông Nam Á, kéo
theo một nền điêu khắc Phật giáo. Các chùa thời Lý thường có 4 cấp, ăn sâu và cao dần theo
triền núi, hoặc có mặt bằng hình vuông, hình tròn, trung tâm là tháp cao có tượng Phật đặt
trong. Tượng A Di Đà chùa Phật Tích làm năm 1057 là tác phẩm đầu tiên của thế giới Phật
giáo vĩnh hằng ở Bắc Bộ. Các tượng Kim Cương chùa Long Đọi, tượng đầu người mình
chim, chạm khắc chùa Bà Tấm, chùa Chương Sơn đều thống nhất một tinh thần viên mãn, cá
tính bị tan biến sau lớp đăng ten trang trí hoa văn dầy đặc trên bề mặt. Cột biểu chùa Dạm
(1086) vay mượn từ biểu tượng Linga - Yoni Champa, là tác phẩm đồ sộ cao 5,4m có tính
hoành tráng. Tinh thần Thiền Nhà Lý đã chi phối tính ôn hoà và mạnh mẽ bên trong của các
tác phẩm điêu khắc vừa khái quát về tổng thể, kỹ lưỡng về chi tiết ở các công trình kiến trúc
kỳ vỹ mà từ đó các bậc Thiền sư có thể "Hú lên một tiếng lạnh cả trời" (Đạo Hạnh).
Điêu khắc thời Trần (1225 - 1400): Nhà Trần thay thế nhà Lý suy tàn trong sự phát triển đi
lên của phong kiến Việt Nam. Ba lần chống quân Ngyên - Mông thắng lợi, bảo tồn giang sơn
đã tạo nên một hào khí oai hùng cho dân tộc và thấm đẫm trong văn học nghệ thuật; mặt