Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

SKKN biện pháp tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn toán tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.11 KB, 21 trang )



















S
S
Á
Á
N
N
G
G


K
K
I


I


N
N


K
K
I
I
N
N
H
H


N
N
G
G
H
H
I
I


M
M




BIỆN PHÁP TỔ CHỨC KIỂM TRA
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA
HỌC SINH THEO CHUẨN KIẾN THỨC,
KỸ NĂNG MÔN TOÁN TIỂU HỌC


Phần mở đầu
Việc tổ chức thực hiện và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh vẫn còn nhiều điều phải tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu và đưa ra những kết luận
xác đáng. Tuy nhiên khó khăn thì phải khắc phục, vấn đề ở chỗ mỗi nhà giáo, mỗi
cán bộ quản lý giáo dục phải nhận thức đúng nhất sự cần thiết phải học, phải đổi
mới cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Một trong những hạn chế nhất của hệ thống giáo dục hiện hành là đánh giá
năng lực người học. Để đánh giá học sinh giáo viên gần như chỉ dùng mỗi phương
pháp ra đề kiểm tra (có khi xa rời chuẩn) để chỉ đơn giản là có điểm số, mà phải kết
hợp các phương pháp kiểm tra đánh giá người học, trong đó kiểm tra đánh giá kết
quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục
cấp học là trọng tâm nhằm tự đánh giá, tự điều chỉnh, thông qua đó chất lượng họat
động dạy và học được nâng cao.
Với chương trình giáo dục bậc Tiểu học, chuẩn kiến thức, kỹ năng là chuẩn
chung của quốc gia với các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ năng của môn
học, của họat động giáo dục. Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh
theo chuẩn kiến thức, kỹ năng là đảm bảo của quy trình giáo dục, làm cơ sở và
đồng thời là những biện pháp cơ bản nhằm thực hiện tốt yêu cầu đổi mới phương
pháp dạy học, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục Tiểu học.
Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức,
kỹ năng là việc làm thường nhật, thiết thực, có tính pháp quy, cần phải hiểu đầy đủ

về kiểm tra đánh giá về chuẩn kiến thức, kỹ năng của bậc học để tổ chức thực hiện
có hiệu quả tốt nhất.
Từ thực tiễn cách kiểm tra, đánh giá truyền thống và những bức xúc trong
thực hiện của các cơ sở giáo dục, trước yêu cầu cao đối với nhà giáo, nhà quản lý
giáo dục về hiểu biết chuẩn kiến thức, kỹ năng, về kỹ thuật biên sọan nội dung
kiểm tra đánh giá sao cho sát chuẩn, trong phạm vi chuyên môn hẹp của mình tôi

chọn đề tài “ Biện pháp tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán Tiểu học” đặng góp kinh nghiệm, tiếng nói
nhỏ trong công tác chỉ đạo giáo dục - đào tạo cấp huyện.

Phần nội dung
I. Cơ sở thực tiễn:
Mặc dầu có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn về thực hiện chương trình, về
đổi mới phương pháp giảng dạy, về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh,
nhưng vẫn còn những cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo lúng túng, năng lực hạn
chế trong quá trình thực hiện.
Một số nhà giáo còn dập khuôn, máy móc, lệ thuộc tuyệt đối vào sách giáo
khoa, “ dạy học, kiểm tra đánh giá hết những gì trong sách viết”,.
Việc tiếp cận, hiểu biết về chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ( môn Toán
nói riêng) còn nhiều hạn chế, năng lực của nhà giáo trong lĩnh vực này không đồng
đều giữa các trường, các lớp, các địa phương, dẫn đến kiểm tra đánh giá kết quả
học tập của học sinh chưa sát chuẩn chung.
Hệ thống câu hỏi đánh giá trong sách giáo khoa đôi chỗ còn hạn chế, chưa
chọn lọc, một số kiến thức, bài tập cách trình bày phức tạp, khó hiểu, thiếu logich
gây những khó khăn nhất định cho nhà giáo trong dạy học, kiểm tra đánh giá.
Các hình thức kiểm tra đánh giá của nhà giáo còn nặng về kiến thức, chưa
phối hợp tốt các phương pháp đánh giá, bỏ qua một số kỹ năng cần thiết của môn
học.
Tuy được tiếp cận, tập huấn về kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học

sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ nhà giáo, song quá trình diễn ra còn
chậm, thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên nên cách thiết lập ma trận đề, kỹ thuật
viết các dạng câu hỏi trắc nghiệm tự luận, trắc ngiệm khách quan trong kiểm tra
đánh giá ở các cơ sở giáo dục còn những khó khăn, hạn chế đáng kể.
Thực tiễn giáo dục Tiểu học Lệ Thủy cho thấy về kiểm tra đánh giá theo
chuẩn kiến thức kỹ năng môn Toán còn những vấn đề: Còn biểu hiện thiếu cân đối

trong cấu trúc đề, phong tỏa kiến thức còn ít, chưa đề cập khá đầy đủ các dạng câu
hỏi trắc nghiệm, mức độ nhiễu của câu hỏi chưa nhiều, chưa buộc học sinh phải
kiểm sáot hết các trường hợp trong làm bài trắc nghiệm
II. Cơ sở lý luận:
Hiểu biết về nhận thức và khả năng lưu giữ thông tin của học sinh:
Chúng ta nhớ được chừng nào?
- Những điều ta nghe: 5%
- Những gì ta đọc 10%
- Những gì ta áp dụng 20%
- Từ các buổi trình bày, trình diễn 30%
- Từ các họat động thảo luận 50%
- Từ hành động và giải thích cho người khác 85%
Khả năng lưu giữ thông tin
- Đọc 5%
- Nghe 15%
- Nhìn 20%
- Nghe và nhìn 25%
- Thảo luận 35%
- Thu nhận bằng hành động 75%
- Dạy lại cho người khác 90%
Chuẩn kiến thức kỹ năng là các yêu cầu cơ bản, tối thiểu về kiến thức, kỹ
năng của môn học, hoạt động giáo dục mà học sinh cần phải và có thể đạt được.
Chuẩn kiến thức, kỹ năng được cụ thể hóa ở các chủ đề của môn học theo từng lớp,

ở các lĩnh vực học tập cho từng lớp và cho cả cấp học. Yêu cầu về thái độ được xác
định cho từng lớp và cho cả cấp học. Chuẩn kiến thức, kỹ năng là cơ sở để biên
soạn sách giáo khoa, quản lí dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học và
hoạt động giáo dục bảo đảm tính thống nhất, tính khả thi của Chương trình tiểu
học; bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục ở tiểu học.

Chuẩn kiến thức kỹ năng là căn cứ quan trọng để thực hiện việc dạy học, kiểm
tra, đánh giá, được hiểu là chuẩn chung của quốc gia, là yêu cầu cơ bản, tối thiểu
cần đạt được trong việc xem xét chất lượng sản phẩm. Chuẩn là căn cứ để đảm bảo
không quá tải. Chuẩn không quá tải học sinh bình thường, không giới hạn học sinh
năng khiếu, địa phương chịu trách nhiệm về tình trạng quá tải. Chuẩn là yếu tố
động, đảm bảo tính phù hợp, các tỉnh có mức độ chuẩn riêng không dưới chuẩn
quốc gia, các huyện có mức độ chuẩn riêng không dưới chuẩn của tỉnh. Chuẩn đảm
bảo cho học sinh phát triển phù hợp với khả năng và điều kiện vùng miền, học sinh
có thể phát huy tối đa theo năng lực và nhu cầu. Có chuẩn các môn học ở mỗi lớp,
chuẩn cho mỗi bài học là tương đối, có thể điều chỉnh yêu cầu của mỗi bài học
nhưng đảm bảo chuẩn của mỗi lớp học, chuẩn của cả cấp học. Giáo viên được phép
điều chỉnh nội dung, yêu cầu một số bài học dài cho phù hợp.
Đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng là quá
trình thu thập và xử lí thông tin về trình độ, khả năng đạt được mục tiêu học tập
theo chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn của học sinh cùng với tác động và nguyên
nhân của tình hình đó, nhằm tạo cơ sở cho những quyết định sư phạm của giáo viên
và nhà trường để học sinh học tập ngày một tiến bộ hơn.
Đánh giḠthực hiện đồng thời hai chức năng: vừa là nguồn thông tin phản hồi
về quá trình dạy học, vừa góp phần điều chỉnh hoạt động này
Kiểm tra là tiền đề của đánh giá, là khâu không thể thiếu được trong quá trình
dạy học.
III. Các biện pháp:
1. Nắm vững các loại hình đánh giá:
Đánh giá chẩn đoán:

Nhằm xác định khả năng xuất phát của người học trước khi bước vào một giai đoạn
giáo dục nhất định.
Đánh giá định hình:

Hình thức đánh giá nhằm cung cấp thông tin về những gì học sinh đã học được,
vạch ra hành động tiếp theo trong một giai đoạn giáo dục.
Đánh giá tổng kết:
Cuối mỗi giai đoạn học tập, thành công của học sinh sẽ được đánh giá và tổng kết
một cách có hệ thống.
Đánh giá theo chuẩn:
Đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so
với các cá nhân khác trong một nhóm mà qua đó việc đánh giá được thực hiện.
Đánh giá theo tiêu chí:
Đánh giá được sử dụng để xác định mức độ thực hiện của một cá nhân nào đó so
với các tiêu chí xác định trước của một môn học hoặc chương trình học.
2. Quy trình đánh giá kết quả học tập theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
Bước 1: Xác định mục tiêu đánh giá
Bước 2: Lựa chọn những chuẩn cần đánh giá
Bước 3: Lựa chọn phương pháp đánh giá, loại hình đánh giá
Bước 4: Biên soạn, thử, điều chỉnh
Bước 5: Thu thập và xử lí thông tin
Bước 6: Ra quyết định đánh giá
3. Kiểm tra:
Kiểm tra cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc đánh giá và là phương tiện
và hình thức đánh giá.
Các lọai hình kiểm tra: Kiểm tra thăm dò và kiểm tra kết quả.
Đề kiểm tra của môn học là những câu hỏi hay bài tập về môn học, đòi hỏi
học sinh phải giải đáp bằng cách trình bày miệng hay viết, trong một thời lượng
nhất định, về một vấn đề nào đó của một bài, một chương, một học kì hay cả năm
học hoặc khóa học.

Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Bước 1. Xác định mục tiêu của đề kiểm tra
Bước 2. Xác định chuẩn kiến thức kĩ năng
Bước 3. Thiết lập ma trận hai chiều

Bước 4. Thiết kế câu hỏi theo ma trận
Bước 5. Xây dựng đáp án và biểu điểm
Bước 6. Phân tích và xử lí kết quả bài kiểm tra
Kết quả học tập (Achievement). Là khái niệm được hiểu theo hai quan niệm
khác nhau:
(1) Đó là mức độ thành tích mà một học sinh đạt được xem xét trong mối quan
hệ với công sức, thời gian đã bỏ ra so với mục tiêu giáo dục. Theo quan niệm này,
kết quả học tập là mức thực hiện tiêu chí (Criterion).
(2) Đó còn là mức độ thành tích đã đạt được của một học sinh so với các bạn
cùng học. Theo quan niệm này thì kết quả học tập là mức thực hiện chuẩn (Norm)
4. Định hướng của đổi mới kiểm tra đánh giá:
- Bám sát mục tiêu môn học;
- Căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa;
- Coi trọng tính toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ;
- Dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động của học sinh;
- Đa dạng hoá các hình thức kiểm tra đánh giá (tự luận/ trắc nghiệm/ kết hợp
với tỉ lệ hợp lí; kiểm tra miệng/viết; kiểm tra đầu giờ/ giữa giờ/ cuối giờ );
- Đảm bảo sự phân hoá trong kiểm tra để sau hoạt động này có thể nhìn
nhận được thực chất trình độ và thứ bậc của học sinh trong lớp.
Những yêu cầu quan trọng trong đổi mới kiểm tra đánh giá là:
- Giáo viên đánh giá sát đúng trình độ học sinh với thái độ khách quan,
công minh và hướng dẫn học sinh biết tự đánh giá năng lực của mình;
- Trong quá trình dạy học, cần kết hợp một cách hợp lý hình thức tự luận
với hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh, chuẩn bị tốt cho việc đổi mới các kỳ thi theo chủ trương của Bộ

GDĐT.

- Thực hiện đúng quy định của quy chế đánh giá, xếp loại học sinh theo quy
định của bậc học do Bộ GDĐT ban hành, tiến hành đủ số lần kiểm tra thường
xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ cả lý thuyết và thực hành.
- Đổi mới đánh giá các môn Mỹ thuật, Âm nhạc, Thể dục, thực hiện đánh
giá bằng nhận xét kết quả học tập theo quy định.
- Đối với một số môn khoa học xã hội và nhân văn như: Tiếng Việt, Lịch sử,
Địa lí, đạo đức cần coi trọng đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá theo hướng
hạn chế chỉ ghi nhớ máy móc, không nắm vững kiến thức, kĩ năng môn học. Trong
quá trình dạy học, cần đổi mới kiểm tra đánh giá bằng cách nêu vấn đề mở, đòi hỏi
dần với học sinh phải vận dụng tổng hợp kiến thức, kĩ năng và biểu đạt chính kiến
của bản thân.
5. Yêu cầu kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng:
- Nhà giáo phải căn cứ vào chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng môn học ở
từng lớp; các yêu cầu cơ bản, tối thiểu cần đạt về kíên thức, kĩ năng của học sinh ở
mỗi giai đoạn, mỗi lớp, mỗi cấp học.
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng
dạy, học tập của các nhà trường; tăng cường đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá
thường xuyên, định kỳ, phối hợp giữa đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của
học sinh, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng. Đảm
bảo chất lượng kiểm tra, đánh giá thường xuyên, định kỳ; chính xác, khách quan,
công bằng; không hình thức, đối phó nhưng cũng không gây áp lực nặng nề.
- Thực hiện đánh giá kịp thời, có tác dụng giáo dục và động viên sự tiến bộ
của học sinh, giúp học sinh sửa chữa thiếu sót. Cần có nhiều hình thức và độ phân
hóa trong đánh giá; chú ý hơn tới đánh giá cả quá trình lĩnh hội cả tri thức của học
sinh, quan tâm tới mức độ hoạt động tích cực, chủ động của học sinh trong từng tiết
học tiếp thu tri thức mới, ôn luyện cũng như các tiết thực hành, họat động.

- Đánh giá hoạt động dạy học không chỉ đánh giá thành tích học tập của học

sinh mà còn bao gồm đánh giá quá trình dạy học nhằm cải tiến quá trình dạy học.
Chú trọng kiểm tra, đánh giá hành động, tình cảm của học sinh: nghĩ và làm, năng
lực vận dụng vào thực tiễn, thể hiện qua ứng xử, giao tiếp. Chú trọng phương pháp,
kĩ thuật lấy thông tin phản hồi từ học sinh để đánh giá quá trình dạy học.
- Quá trình thực hiện đánh giá kết quả học tập của học sinh, thành tích học tập
của học sinh không chỉ đánh giá kết quả cuối cùng mà chú ý cả quá trình học tập.
Tạo điều kiện cho học sinh cùng tham gia xác định tiêu chí đánh giá kết quả học
tập với yêu cầu không tập trung vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả
năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp. Căn cứ vào
đặc điểm của từng môn học và hoạt động giáo dục ở mỗi cấp học, cần có quy định
đánh giá bằng điểm kết hợp với nhận xét của giáo viên hoặc đánh giá chỉ bằng nhận
xét của giáo viên.
- Không ngừng đổi mới, từng bước nâng cao chất luợng đề kiểm tra, đảm bảo
vừa đánh giá được đúng chuẩn kiến thức, kĩ năng, vừa có khả năng phân hóa cao.
Đổi mới ra để kiểm tra 15 phút, kiểm tra một tiết, kiểm tra học kỳ theo hướng kiểm
tra kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực vận dụng kiến thức của người học, phù hợp
với nội dung chương trình, thời gian quy định.
- Áp dụng các phương pháp phân tích hiện đại để tăng cường tính tương
đương của các đề kiểm tra, thi. Kết hợp thật hợp lý giữa các hình thức kiểm tra, thi
vấn đáp, tự luận và trắc nghiệm nhằm hạn chế lối học tủ, học vẹt, ghi nhớ máy
móc; phát huy ưu điểm và hạn chế nhược điểm của mỗi hình thức.
6. Các tiêu chí của kiểm tra, đánh giá

a) Đảm bảo tính toàn diện : Đánh giá được các mặt kiến thức, kĩ năng, năng
lực, ý thức, thái độ, hành vi của học sinh.

b) Đảm bảo độ tin cậy : Tính chính xác, trung thực, minh bạch, khách quan,
công bằng trong đánh giá, phản ánh được chất lượng thực của học sinh, của các cơ
sở giáo dục.
c) Đảm bảo tính khả thi : Nội dung, hình thức, cách thức, phương tiện tổ

chức kiểm tra, đánh giá phải phù hợp với điều kiện học sinh, cơ sở giáo dục, đặc
biệt là phù hợp với mục tiêu theo từng môn học.
d) Đảm bảo yêu cầu phân hoá: Phân loại được chính xác trình độ, mức độ,
năng lực nhận thức của học sinh, cơ sở giáo dục ; cần đảm bảo dải phân hoá rộng
đủ cho phân loại đối tượng.
e) Đảm bảo hiệu quả : Đánh giá được tất cả các lĩnh vực cần đánh giá học
sinh, cơ sở giáo dục ; thực hiện được đầy đủ các mục tiêu đề ra ; tạo động lực
đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

7. Tiêu chí đánh giá chung về câu hỏi tự luận
Đặt ra các câu hỏi dưới đây đối với mỗi câu hỏi trong bài kiểm tra. Nếu một hoặc
một số câu trả lời là “không”, thì cần xem xét lại chất lượng của câu hỏi đó.
- Câu hỏi có thể hiện nội dung và cấp độ tư duy đã nêu trong chuẩn chương
trình hay không?
- Câu hỏi có phù hợp với trọng số điểm hay không?
- Câu hỏi có yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới
hay không?
- Nội dung câu hỏi có cụ thể hay không hay chỉ đưa ra một yêu cầu chung
chung mà bất cứ một câu trả lời nào cũng phù hợp?
- Yêu cầu của câu hỏi có phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh hay
không?
- Để đạt được điểm cao, học sinh phải chứng minh quan điểm của mình hơn
hay là chỉ cần nhận biết và hiểu khái niệm? (Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh phát
biểu và chứng minh quan điểm của mình thì nội dung câu hỏi cần nêu rõ: bài
làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh

đó đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm chứ không chỉ đơn thuần là phát
biểu quan điểm đưa ra)
- Ngôn ngữ của câu hỏi có truyền tải được hết những yêu cầu của người ra đề
đến học sinh hay không?

- Câu hỏi có được diễn đạt theo cách giúp học sinh hiểu được:
Độ dài câu trả lời?
Mục đích của câu hỏi?
Thời gian viết câu trả lời?
Tiêu chí đánh giá/trọng số điểm?

8. Tiêu chí biên soạn câu hỏi yêu cầu “thực hiện” một nhiệm vụ cụ thể:

- Câu hỏi có phù hợp về phương diện yêu cầu thực hiện và số điểm cho
câu hỏi đó hay không?
- Nhiệm vụ đặt ra có thực sự yêu cầu học sinh phải thực hiện một việc chứ
không đơn thuần là viết cách thực hiện công việc đó, hay sao chép các
thông tin hay không?
- Các học sinh có đủ thời gian để hoàn thành các yêu cầu theo điều kiện
được đưa ra?
- Nếu đây là một câu hỏi mở, từ ngữ và hướng dẫn trong câu hỏi có truyền
đạt chính xác và đầy đủ tới học sinh rằng các em có thể sử dụng các cách
thức khác nhau để thực hiện công việc, không chỉ có một đáp án đúng đối
với câu hỏi này?
- Nếu nhiệm vụ mang tính thực tế, câu hỏi có nêu một tính huống thực học
sinh thường gặp trong cuộc sống hay không?
- Nếu yêu cầu đòi hỏi phải được thực hiện dựa trên các nguồn trong và
ngoài lớp học, tất cả học sinh đều có cơ hội công bằng để tiếp cận với các
nguồn mà các em mong muốn?
- Các đồ thị, biểu đồ có được vẽ một các rõ ràng phù hợp với việc thực

hiện các yêu cầu?

9. Thang hướng dẫn chấm điểm:
Từ trước đến nay, phần hướng dẫn chấm điểm câu hỏi dạng trắc nghiệm tự

luận thường được thực hiện theo cách: trình bày lời giải thông dụng nhất và cho
điểm tối đa đến từng phần nếu học sinh thực hiện đúng từng bước giải đó. Hướng
dẫn chấm điểm này có ưu điểm là dễ thiết kế và thiết kế nhanh, gọn, song có nhược
điểm là người chấm phải tự gán trọng số điểm cho những phần học sinh làm đúng ở
từng bước suy luận bên trên, nhưng làm sai ở những bước suy luận sau, người
chấm phải tự gán trọng số điểm cho những lời giải đúng nhưng khác với lời giải
trong hướng dẫn chấm. Do đó kết quả bài làm câu hỏi trắc nghiệm tự luận của học
sinh thường mang nhiều tính chủ quan của người chấm, thiếu tính khách quan cần
thiết.
Một kĩ thuật thiết kế thang chấm điểm được gọi là Rubric dưới đây sẽ khắc phục
được những nhược điểm trên.
Rubric là một tập hợp các nguyên tắc nhằm đưa ra những mong đợi về mỗi mức độ
thành tích cần đạt đối với câu hỏi: kém, yếu, trung bình, khá và giỏi hoặc yếu, đạt,
tốt. Qua đó cung cấp minh chứng có được từ bài kiểm tra về kết quả học tập của
học sinh. Đây là công cụ giúp giáo viên có thể tạo được sự kết nối giữa đánh giá,
phản hồi và việc dạy, học. Công cụ này có thể chuyển thông tin nhiều nhất đến học
sinh, cha mẹ và giáo viên về kết quả học tập và kết quả dạy học.
10. Hiểu về các cấp độ nhận thức kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ
năng của chương trình toán tiểu học:

Cấp độ

Mô tả
Nhận biết Học sinh nhớ các khái niệm cơ bản, có thể nêu lên hoặc nhận ra
chúng theo đúng dạng đã được học
Thông
hiểu
Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể vận dụng chúng khi gặp
các tình huống tương tự như cách giáo viên đã giảng trên lớp học.






Vận dụng

Cấp độ độ thấp:
Học sinh phải hiểu khái niệm ở cấp độ cao hơn thông hiểu: trong tình
huống có sự liên kết logic giữa các khái niệm cơ bản; có thể vận dụng
chúng để tổ chức lại các thông tin tương tự nhưng được sắp xếp
không giống với cách trình bày của giáo viên hoặc của sách giáo
khoa.
Cấp độ cao:
Học sinh có thể sử dụng các khái niệm để giải quyết các vấn đề mới,
không giống với những điều đã được học hoặc trình bày trong sách
giáo khoa nhưng giống với các tình huống học sinh sẽ gặp phải ngoài
xã hội.

Cấp độ “Vận dụng” mang hàm ý đánh giá quá trình “thực hiện” của học sinh,
tức là yêu cầu phải biết cách kết hợp cả thao tác tay chân và thao tác trí tuệ. Trong
yêu cầu về đánh giá “thực hiện”, học sinh phải tiến hành hoạt động nhằm tạo ra sản
phẩm để chứng minh với giáo viên cách thức áp dụng của mình là hoàn toàn đúng.

11. Ví dụ minh họa: Biên soạn đề kiểm tra Toán Tiểu học:

Kiểm tra môn Toán 3 (tuần23)
Thời gian làm bài: 30 phút

Bài 1: (2,5 điểm) Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:


a/ Số gồm 6 nghìn 6 chục 6 đơn vị viết là:
A. 6666 B. 6 066 C . 6606 D. 6660

b/ Quan sát hình vẽ bên, điểm C là điểm chính giữa của đoạn thẳng nào?
a. AB b. BC

c . AC đ. AE

e. BD f. DE

c/ Chu vi của một khu đất hình vuông có cạnh dài 1305 m là:
A. 4220 m B. 4200 m C . 5220 m D. 5200 m
A

B

C

D

E



d/ Có tất cả số có bốn chữ số mà tổng các chữ số ấy bằng 2:
A. 1 B. 2 C . 3 D. 4

Bài 2: (1điểm) Điền dấu > < = thích hợp vào chỗ chấm ( ) :
2746 4001


4965 4669
3547 3500 + 49

7328 7000 + 300 + 20 +
8

Bài 3: (2 điểm) Đặt tính rồi tính:
4387 + 635

2398
-

1409

2358
´

4

5725 : 7

















Bài 4: ( 1,5điểm ) Tìm x :
x : 5 = 1714

x
´
6 = 3850 + 2009



Bài 5 : ( 1,5 điểm ) Tính:
3024 - 897 : 3

6035 : 5 + 2407
´
2




Bài 6: (2 điểm) Một đội công nhân phải sửa quảng đường dài 5614 m, đội đó đã
sửa được
7
1
quãng đường. Hỏi đội công nhân đó còn phải sửa bao nhiêu mét đường

nữa?

Giải:







Kiểm tra môn toán 4 (tuần23)
Thời gian làm bài: 30 phút

Bài 1:(2 điểm) Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

a. Chọn từ thích hợp điền vào chỗ chấm trong câu sau:
Nếu phân số lớn hơn 1 thì tử số của nó mẫu số.
A . bằng B . bé hơn C . lớn hơn D gần bằng
b. Mẫu số chung nhỏ nhất của các phân số
5
3
;
8
3
;
10
3

20
3

là:

A . 80 B. 60 C. 40 D 20

c. 5 km
2
975 m
2
< m
2
Số thích hợp để điền vào chỗ chấm ( ) là:
A 5000976 B 5000975 C. 500976 D
5000974
d.
36
x
=
4
3


A . x = 3 B . x = 4 C . x = 36 D . x = 27

Bài 2: ( 2 điểm)
a) Quy đồng các phân số sau:
12
15

8
3




b) Không quy đồng mẫu số xếp các phân số :
5
3
;
5
4
;
7
5
;
8
5
theo thứ tự từ bé đến
lớn:
Bài 3: (2 điểm) Rút gọn rồi tính:

16
4
+
4
1
=


6
4
+

27
18
=


Bài 4: ( 1,5 điểm) Tính diện tích hình bình hành biết độ dài đáy 42 cm, chiều cao 3
dm.





Bài 5: (2 điểm) Năm học 2009 - 2010 lớp 4A có
1
5
số học sinh đạt loại giỏi,
1
2
số
học sinh đạt loại khá. Hỏi số học sinh đạt loại khá và giỏi lớp 4A chiếm bao nhiêu
phần số học sinh của lớp?
Giải






Bài 6: (0,5 điểm) Viết phân số sau thành tổng ba phân số có tử số là 1 và mẫu số
khác nhau:

35
13
=





Kiểm tra học kỳ I năm học 2010-2011
Môn: Toán lớp 5
Thời gian làm bài 60 phút (không kể thời gian giao đề)

1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:(1,4 điểm)

1.1. Giá trị chữ số 3 trong số thập phân 1942,053 là:

A.
10
3

B.
100
3

C. 3
D.
1000
3




1.2. Chu vi của hình vuông có diện tích 36cm
2
là:

A. 24

B. 24cm

C.

24 cm
2

D. 6cm


1.3. 6cm
2
8mm
2
= …… cm
2
Số thích hợp để viết vào chỗ (… ) là:

A. 6,8

B. 68

C. 6,08


D. 6,008



1.4. 0,2 tấn 60 kg = tạ. Số thích hợp để viết vào chỗ ( ) là :

A.
2,06

B.
26,0

C.
2,6


D.

0,26


1.5. Tỉ số phần trăm của 21 và 15 là:

A. 1,4%

B. 14%


C. 140

%

D.

1400%

1.6. Phân số
45
10
viết dưới dạng số thập phân là :

A. 0,45 B. 4,5 C. 4,05 D. 4,005


1.7. 3 phút 20 giây = ……… giây. Số viết vào chỗ (… ) là :

A. 50 B. 320 C. 200 D. 80

2. Số, dấu ( < ; > ; = ) thích hợp để viết vào chỗ ( ): (1,75 điểm)

2.1. Sáu mươi chín phần trăm:

2.2. Năm phẩy bảy mươi mốt:

2.3 Bảy và năm phần sáu:

2.4. Số gồm hai mươi đơn vị và bảy phần trăm:

2.5 Có chữ số x thỏa mản 5,5 < 5,5x < 5,6.


2.6. 23% của 150kg là: kg

2.7. 5,01 5,001
2.8. 2
2
1
2,6
2.9. 3,21 3 + 0,7
2.10. 7
20
4
7,15

3. Đặt tính rồi tính: ( 2 điểm)

653,38 + 96,92 35,069 - 14,275 52,8
´
6,3 157,25 :
3,7



































4. Tính: ( 1 điểm)

263,24 : (31,16 + 34,65) - 0,71 2,08
´
(4,52 - 2,17)












5. Tìm y biết ( 1 điểm)

9,5
´
y = 47,4 + 24,8 y : 7,4 = 0,8














6. ( 1,5 điểm ): Một mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 36 m và chiều rộng bằng
6

5
chiều dài. Người ta dùng 80% diện tích đất mảnh vườn để làm ao cá . Tính diện
tích phần đất dùng để làm ao cá ?
Giải:



7. ( 0,75 điểm ): Vườn trường có diện tích 1080m
2
, Liên đội em sử dụng 75% diện
tích đất vườn trường trồng rau và 54m
2
đất trồng hoa. Hỏi diện tích trồng rau và
trồng hoa chiếm bao nhiêu phần trăm so với diện tích vườn trường?
Giải:


8. Tính bằng cách thuận tiện nhất: (0,6đ)

8.1. 12,8 + 17,53 + 1,36 + 17,2 + 12,47 + 8,64 =






8.2.
6,3 8



5,6 9
´
=
´






IV. Những kết quả bước đầu:
Với một năm học trực tiếp chỉ đạo bậc học, trải nghiệm đề tài nêu trên bước
đầu đạt được những kết quả đáng phấn khởi:
Các cơ sở giáo dục và đội ngũ nhà giáo đã có nhận thức và hiểu biết đúng về
chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học và các hoạt động giáo dục của bậc học.
Nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng môn học được quy định tại
Quyết định số 16/2006/QĐ - BGD&ĐT ngày 05/5/2006, còn hướng dẫn thực hiện
chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở Tiểu học chỉ là tài liệu chuyên môn, đây là
giải pháp cơ bản trong hệ thống các giải pháp đảm bảo cho việc dạy học, kiểm tra
đánh giá ở Tiểu học đạt mục tiêu đề ra.
Biết được bản chất và nội dung kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học
sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Trên cơ sở đó việc ra đề kiểm tra của nhà giáo,
của các trường học sát đúng chuẩn hơn, kỹ thuật viết câu hỏi trắc nghiệm vững tay
hơn.
Kết quả đánh giá chất lượng học sinh thực chất, không khí chuyên môn
nghiêm túc, thân thiện.
Về cơ bản đối chiếu về chuẩn công tác kiểm tra, đánh giá, xét lên lớp, xét
hoàn thành chương trình tiểu học đảm bảo quy trình, không còn hiện tượng học
sinh ngồi nhầm lớp.





Kết luận
Đổi mới giáo dục là sự điều chỉnh đồng bộ hàng loạt vấn đề liên quan, đổi
mới giáo dục Tiểu học được thực hiện từ năm học 2002-2003 và đến 2006 mới
hoàn chỉnh chương trình và có quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học.
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn
Toán tiểu học là một đồng hành quan trọng trong lộ trình đổi mới giáo dục mà bản
thân tôi nghiên cứu, chỉ đạo, thực hiện trong thời gian qua, tuy còn là bước đầu
theo phần hành chuyên môn, tôi mạnh dạn gom lại bằng những bài học sư phạm,
kinh nghiệm nhỏ như sau:
Am hiểu, học tập về chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học, các
hoạt động giáo dục của bậc học là trách nhiệm, yêu cầu cao của người cán bộ chỉ
đạo chuyên môn phòng GD&ĐT cấp huyện, quận.
Luôn có phương pháp nghiên cứu thực tiễn công tác triển khai thực hiện
đánh giá, kiểm tra theo chuẩn của cơ sở để có sự định hướng, tư vấn thúc đẩy kịp
thời.
Thể hiện kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kỹ năng bộ môn thông qua
các bộ đề thanh tra, kiểm tra học kỳ, phải có sự gia công, làm mẫu để như là một tư
liệu bồi dưỡng.
Chỉ đạo hội thảo thông qua sinh họat chuyên môn liên trường, thông qua trả
thông tin trong các đợt thanh tra toàn diện trường học.
Tổ chức chuyển giao chất lượng các lớp, đặc biệt là chuyển giao chất lượng
lớp 5 lên lớp 6 theo một quy trình khoa học, có tác dụng kép cho cả hai cấp học.
Biết phát huy khả năng sáng tạo của nhà giáo, của lực lượng nòng cốt chuyên
môn trong đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra, đánh giá khi thực hiện
chuẩn kiến thức, kỹ năng.

Được sự góp ý, giúp đỡ của đồng nghiệp, bản thân tôi đã hoàn thành bài viết,

đó là những điều hết sức bổ ích trong công tác chỉ đạo chuyên môn của mình, là sự
tiếp sức, khích lệ trong quá trình tiếp nối với những hiến kế, cách làm hiệu quả hơn.
Chúng tôi hy vọng rằng qua bài viết này là một tham khảo, là kinh nghiệm
nhỏ như mách bảo đầy tâm huyết với nhiệm vụ đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán Tiểu học mà mình
đang đảm nhận ngày càng tốt hơn.
Kính mong sự góp ý kiến và chỉ đạo của quý thầy, quý cấp quản lý giáo dục.
Lệ Thủy, ngày 22 tháng 6 năm 2011
Người viết

Lê Đức Lãnh



×