Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

DE THI HSG LICH SU 9 VONG HUYEN NH 2009-2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.67 KB, 4 trang )

PHÒNG GD – ĐT U MINH
ĐỀ CHÍNH THỨC
THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN
NĂM HỌC: 2009 – 2010
MÔN THI: Lịch sử
THỜI GIAN: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (15 điểm)
Câu 1. (2điểm) Hãy xác định các sự kiện chính từ thời dựng nước đến thế
kỷ X gắn với mốc thời gian cho phù hợp.
NĂM SỰ KIỆN
Thế kỷ VII T.C.N
207 T.C.N
40
248
938
Câu 2. (3 điểm) Trong thời kỳ đô hộ của giặc Minh em hãy cho biết một
sự kiện lịch sử quan trọng vào ngày 7/2/1418. Sự kiện đó có ý nghĩa gì ?
Câu 3. (2điểm) Thực dân Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta vào
thời gian nào ? Nêu một số phong trào đấu tranh tiêu biểu mở đầu công
cuộc chống thực dân Pháp xâm lược.
Câu 4. (3 điểm) Trình bày tóm tắt những hoạt động của Nguyễn Tất
Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
Câu 5. (5 điểm) Em hãy cho biết thái độ chính trị và khả năng cách
mạng của giai cấp trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh.
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI (5 điểm)
1. (2 điểm) Hãy nêu những cơ sở hình thành hệ thống XHCN
2. (3 điểm) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
- Quá trình thành lập và phát triển
- Nêu tôn chỉ, mục đích của ASEAN trong tuyên bố Băng Cốc
-Hết-
PHÒNG GD – ĐT U MINH ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 9 VÒNG HUYỆN


NĂM HỌC: 2009 – 2010
MÔN THI: Lịch sử
THỜI GIAN: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
I. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (15 ĐIỂM)
Câu 1 (2 điểm)
- Thế kỉ VII TCN nước Văn Lang thành lập (0,25 điểm)
- Năm 207 TCN nước Âu Lạc thành lập (0,25 điểm)
- Năm 40 khởi nghĩa hai Bà Trưng (0,25 điểm)
- Năm 248 khởi nghĩa Bà Triệu (0,25 điểm)
- Năm 544 Nước Vạn Xuân thành lập (0,25 điểm)
- Năm 938 kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ hai và chiến
thắng Bạch Đằng lịch sử (0,75 điểm)
Câu 2. (3 điểm)
Ngày 7/2/1418 (2/1 năm Mậu Tuất) Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn
tự xưng là Bình Định Vương khởi nghĩa mở đầu cho cuộc đấu tranh chống giặc
Minh giành độc lập. (1,0 điểm)
Cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc từ những ngày gian lao ở núi Chí Linh
đến các chiến thắng lừng lẫy Tốt Động, Chúc Động, Chi Lăng, Xương Giang
(1,0 điểm)
Khởi nghĩa thắng lợi kết thúc 20 năm đô hộ tàn bạo của giặc Minh mở ra
thời kì phát triển mới của xã hội, đất nước, dân tộc Việt Nam thời Lê sơ. (1,0 điểm)
Câu 3. (2,0 điểm)
- Rạng sáng ngày 01/9/1858 Pháp nổ súng mở đầu xâm lược nước ta.
(0,5
điểm)
- Phong trào đấu tranh tiêu biểu của quân dân ta dưới sự chỉ huy của
Nguyễn Tri Phương. (0,5 điểm)
- Nghĩa quân Trung Trực đốt cháy tàu Et pê răng (Hy vọng) trên sông
Vàm Cỏ Đông ngày 10/12/1861 (0,5 điểm)
- Khởi nghĩa Trương Định (0,5 điểm)

Câu 4. (3,0 điểm)
Giữa năm 1911 tại Bến Cảng Nhà Rồng Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ
bếp cho tàu đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin tàu buôn Pháp, tìm cơ hội sang phương Tây.
Cuộc hành trình kéo dài 6 năm qua nhiều nước Phi-Mỹ-Âu năm 1917 trở lại
Pháp với nhiều nghề, học tập rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công
nhân Pháp. Tham gia hoạt động hội người Việt Nam yêu nước, viết báo, truyền
đơn … Tranh thủ các diễn đàn tố cáo thực dân Pháp, tuyên truyền cách mạng Việt
Nam.
Câu 5. (5,0 điểm) Trình bày đúng mỗi ý 1 điểm
Thái độ chính trị và khả năng cách mạng của giai cấp trong xã hội Việt Nam
sau chiến tranh
- Sau chiến tranh xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc
+ Giai cấp địa chủ cấu kết thực dân Pháp bốc lột nhân dân nhưng cũng
có một bộ phận địa chủ vừa và nhỏ cũng đã tham gia phong trào cách mạng khi có
điều kiện.
+ Giai cấp tư sản - khác với giai cấp tư sản mại bản, tư sản dân tộc có
khuynh hướng kinh doanh độc lập nên ít nhiều có tinh thần dân tộc dân chủ chống
đế quốc và phong kiến nhưng thái độ không kiên định, dễ thỏa hiệp.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị dễ bị xô đẩy vào con đường bị phá
sản và thất nghiệp vì vậy sẳn sàng tham gia đấu tranh.
+ Bộ phận trí thức, học sinh, sinh viên có điều kiện tiếp xúc với trào
lưu tư tưởng tiến bộ nên có tinh thần hăng hái cách mạng.
Đặc biệt giai cấp công nhân bị ba tầng áp bức, có quan hệ tự nhiên
gắn bó với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước anh hùng bất khuất
của dân tộc và vươn lên nắm quyền lãnh đạo.
II. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI ( 5,0 ĐIỂM)
Câu 1. (2,0 điểm) Trình bày đúng mỗi ý 1 điểm
- Khi các nước Đông Âu xây dựng CNXH. Mối quan hệ giữa Liên Xô
và Đông Âu đòi hỏi phải có sự hợp tác cao hơn, đa dạng hơn như: Hợp tác nhiều
bên hoặc phân công và chuyên môn hóa trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp

- Cơ sở của sự hợp tác đó đều chung một mục tiêu xây dựng CNXH đều
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản và cùng chung hệ tư tưởng của chủ nghĩa
Mac – Lê nin.
Câu 2. (3,0 điểm)
- Quá trình hình thành và phát triển (1,0 điểm)
Ngày 8/8/1967 được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) gồm 5 thành
viên: Malayxia, Inđônêxia, Philippin, Singgapo, Thái Lan.
Năm 1984 Bru-nây thành viên thứ 6.
Tháng 7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7
Tháng 7/1997 Mianma và Lào trở thành thành viên thứ 8 & 9
Hội nghị thượng đỉnh các nước ASEAN tại Hà Nội 1998 quyết định kết nạp
Campuchia. Ngày 30/4/1999 lễ kết nạp Campuchia làm thành viên thứ 10.
- Tôn chỉ, mục đích của tuyên bố Băng Cốc: (2,0 điểm)
+ Thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong khu vực đảm bảo hòa
bình thịnh vượng các nước Đông Nam Á.
+ Hòa bình thịnh vượng khu vực trên cơ sở tôn trọng công pháp quốc tế,
hiến chương Liên Hợp Quốc.
+ Thúc đẩy sự hợp tác tích cực giúp đở lẫn nhau về kinh tế, văn hóa, xã hội,
khoa học kĩ thuật và hành chính trên cơ sử tôn trọng độc lập chủ quyền của mỗi
quốc gia.
+ Duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực có
những mục tiêu giống nhau

×