Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Kinh nghiệm phỏng vấn Mỹ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.52 KB, 6 trang )

Kinh nghiệm phỏng vấn Mỹ
Luật pháp Mỹ quy định cho phép được cấp Visa trong khi chờ đợi Hồ
Sơ định cư được tiến hành nhưng phải chứng minh được học lực và
chứng minh sẽ trở về Việt Nam.
Không nên vào Mỹ 30 ngày trước khi nhập học.
Trong vòng 120 ngày kể từ khi được cấp I-20 phải vào Mỹ.
Các bước xin thị thực
· Chuẩn bị giấy tờ
· Đăng ký cuộc hẹn
· Đến phỏng vấn
I-20 do trường cấp, SEVIS fee: $200 (Phí này được lưu lại cho các lần
phỏng vấn tiếp theo), bảng điểm (Test scores-là sinh viên đang học đại
học cao đẳng tại Việt Nam cần có bảng điểm), học bạ Tốt nghiệp
PTTH…
Lãnh sự quán có người phiên dịch nhưng khả năng nói tiếng Anh giúp
bạn khi học tại Mỹ.
Chứng minh khả năng tài chính: bạn phải chứng minh có khả năng tài
chính để trả học phí, chứng minh nguồn tài chính
Ràng buộc tại Việt Nam: mối liên hệ về xã hội, gia đình, kinh tế phải
giải thích rõ ràng với phỏng vấn viên trong thời gian ngắn nhất.
Khó chứng minh mối ràng buộc khi đương đơn còn quá nhỏ tuổi, nên
luật không yêu cầu chứng minh.
SEVIS: Hệ thống lưu giữ thông tin từ khi được trường cấp I-20. Nếu
không còn học ở trường hoặc bị đuổi học có nghĩa là bạn không còn
trong tình trạng hợp pháp khi ở Mỹ.
Đăng ký cuộc hẹn phỏng vấn càng sớm càng tốt so với ngày nhập học
trên I-20.
Thời gian chờ đợi phỏng vấn chưa đầy 2 tuần. (tùy vào từng thời điểm)
Bí quyết phỏng vấn
Chuẩn bị để nói về trình độ, nền tản và kế hoạch học tập trước cuộc
phỏng vấn và khi trình bày cuộc phỏng vấn.


Cuộc phỏng vấn diễn ra rất nhanh, viên chức hỏi trực tiếp, thẳng thắng
nên phải trả lời nhanh. Lãnh sự mong đợi câu trả lời thẳng thắng vào câu
hỏi của viên chức vì thời gian phỏng vấn diễn ra rất nhanh.
Mang theo I-20, học bạ. và hồ sơ cần thiết khác
Trình bày về giấy tờ chứng minh tài chính-Be yourself (Mình là chính
mình, điều này rất quan trọng trong cuộc phỏng vấn, vì câu trả lời thể
hiện hoàn cảnh thật của đương đơn, viên chức lãnh sự chỉ phỏng vấn
trực tiếp đương đơn, không phỏng vấn dựa nhiều vào giấy tờ).
Khi lãnh sự quán cần thêm loại giấy tờ nào thì phải bổ túc vì đó là những
giấy tờ cần thiết.
Nếu phát hiện mục đích sang Mỹ là để ở lại mà không về Việt Nam thì
sẽ lập tức không chấp nhận Visa.
Có Visa vào Hoa Kỳ là mới chỉ đặt một chân vào nước Mỹ: vì Bộ Ngoại
Giao Hoa Kỳ cấp Visa nhưng Bộ An Ninh nội địa sẽ quyết định việc
nhập cảnh.
Lý do phỏng vấn lại
Viên chức phỏng vấn này không làm thay đổi quyết định của Viên chức
phỏng vấn khác. Nhiều trường hợp phỏng vấn lại với viên chức phỏng
vấn khác được xét cấp Visa. Nếu có giấy tờ mới thì nên bổ sung để quan
chức mới xem xét.
Phí phỏng vấn
Đóng $131 phí phỏng vấn để được hẹn phỏng vấn (Visa Appointment)
Địa điểm: 115 Nguyễn Huệ, Quận 1 (City Bank)
Đóng tiền qua mạng bằng thẻ Credit Card, đem biên nhận đến Lãnh sự
quán để được nhận phỏng vấn.
Đóng tiền lại để phỏng vấn lần sau nếu để quên giấy tờ.
Không đòi hỏi học sinh phải là chủ sở hữu nhà hay có công việc ổn định.
Quan trọng là GO, STUDY, RETURN.
Du học sinh về thăm nhà có phỏng vấn lại không?
Lãnh sự quán ủng hộ việc học sinh về thăm gia đình tại Việt Nam.

Khi phỏng vấn lại cần mang theo: giấy tờ chứng minh luôn luôn học liên
tục ở Mỹ cho đến khi về Việt Nam thăm nhà. Giấy tờ cần mang theo khi
dự phỏng vấn là:
Bản điểm còn niêm phong trong phong bì từ trường bên Mỹ.
Thay đổi gì về tài chính không, có thể sẽ chứng minh lại tình hình
tài chính. Có cần thế chấp tài sản để hai con đi du học không?
Phần đông gia đình Việt Nam coi trọng việc giáo dục, việc thế chấp là
việc riêng của gia đình, LSQ không can thiệp.
Tạo ra niềm tin “Người đáng tin cậy “ cho viên chức là điều rất quan
trọng. Thời gian dành cho mỗi lần phỏng vấn rất ngắn và việc quyết định
cấp Visa là do viên lãnh sự toàn quyền quyết định, vì vậy đương đơn cần
phải tập trung, tự tin, trả lời ngắn gọn dứt khoát vấn đề.

×