Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Kinh nghiệm phỏng vấn Canada ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.61 KB, 4 trang )

Kinh nghiệm phỏng vấn Canada

Canada
Tuyệt đối không nên làm móng tay hoặc làm tóc cầu kỳ. Tuy đó là quyền cá nhân của bạn
nhưng nếu muốn du học và chứng tỏ mình chú tâm vào việc học, hãy bỏ qua những thú
vui làm đẹp đó. Trường hợp đã lỡ “sành điệu” rồi cũng nên tìm cách “bình dân hóa” mình
lại.
Sau khi mang hồ sơ lên nộp cho Lãnh sự quán Canada, bạn sẽ nhận được duy nhất một
câu: “Em về đi, ít bữa nữa sẽ điện thoại báo”. Chuyện có “ít bữa” thật hay không là do
Lãnh sự quán. Đối với thời gian chờ cuộc hẹn gọi phỏng vấn, họ có những bí mật quản lý
và giải quyết hồ sơ riêng của họ, bạn không thể làm gì khác ngoài việc phụ thuộc vào sự
sắp xếp của Lãnh sự quán. Nhưng có thể là không quá 1 tuần, Lãnh sự quán sẽ gọi điện
để hẹn ngày phỏng vấn.
Thời gian chờ phỏng vấn lại là một vấn đề đặc biệt. Có người nộp sau nhưng lại được gọi
phỏng vấn lập tức vào tuần tới. Người nộp trước lại phải chờ đến 3 tuần sau. Nếu thấy có
những vấn đề thời gian hơi “khác người” thì bạn cũng nên yên tâm vì đấy là những vấn
đề hết sức bình thường đối với quá trình xin visa du học Canada.
Sau khi được hẹn phỏng vấn, bạn sẽ hoang mang, lo sợ nhiều hơn là háo hức mong đến
ngày đó. Hãy cứ sinh hoạt, học tập bình thường, đừng có quá chú tâm vào chuyện này vì
hồ sơ đã nộp rồi, hoàn chỉnh hay không bạn cũng đâu có biết hoặc sửa chữa được. Tuy
nhiên, trước khi nộp toàn bộ hồ sơ vào, bạn nên photocopy lại toàn bộ để có thể lấy ra
xem xét vào những ngày cuối cùng chuẩn bị vượt vũ môn.
Nếu bạn tự tin vào hồ sơ và sự thành công của mình, trong thời gian chờ đợi, bạn có thể
đến khám sức khỏe tại Diamond Plaza (đối diện Metropolitan) hoặc IOM (trên đường
Phạm Ngọc Thạch). Việc này giúp bạn rút ngắn thời gian có visa sau khi phỏng vấn
thành công
Trước ngày phỏng vấn, bạn ngủ thật sớm. Xem lại toàn bộ hồ sơ, xem thôi, đừng học
thuộc lòng hồ sơ cũng như các câu trả lời phỏng vấn. Nếu hồ sơ bạn rõ ràng, thì tự khắc
bạn nhớ rất chi tiết, chính xác và thuyết phục.
Hôm phỏng vấn, ăn sáng thật kỹ. Đến đúng giờ hẹn, đừng đến sớm hơn quá 15 phút. Vì
khi vào Lãnh sự quán, bạn sẽ phải chờ ít nhất là 15 phút nữa. Bạn đến trước thì vào lấy số


trước chứ không phụ thuộc vào giờ hẹn (nhưng phải đúng ngày hẹn). Thông thường, mỗi
buổi Lãnh sự quán Canada chỉ làm việc với khoảng 4-5 sinh viên đến phỏng vấn xin visa.
Phòng chờ rất xinh xắn, khang trang, có ghế ngồi, có tivi chiếu quang cảnh Canada. Khi
vào, anh bảo vệ sẽ overview (xem sơ) hồ sơ của bạn, bản gốc các chứng từ, để có gì thiếu
sót sẽ đề nghị bạn bổ sung. Bạn sẽ đưa toàn bộ hồ sơ bản gốc này cho một nhân viên văn
phòng và ngồi chờ. Khi vào phòng phỏng vấn, bạn sẽ “tay không đánh giặc”.
Trang phục thường được các bạn vận dụng khi vào phỏng vấn là trang phục học sinh,
thực tế là bạn thích gì thì mặc thôi, miễn trang nhã, thích hợp với giao tiếp xã hội. Các
bạn nữ có vẻ sẽ xinh xắn và hội nhập hơn với chiếc váy. Các bạn nam
Trong khi chờ phỏng vấn, nếu muốn bạn có thể nói chuyện với các chiến sĩ “cùng ra
trận” hoặc ngồi im thin thít tùy cá tính của bạn, cái nào khiến bạn yên tâm thì làm. Tuyệt
đối không xem bất cứ gì liên quan đến hồ sơ của mình nữa, điều này tai hại cũng như sắp
vào phòng thi mà còn giở bài ra học. Khi thấy người bạn vào trước phỏng vấn xong, đừng
chạy đến săn hỏi, không ai thực sự muốn trả lời cho bạn (nếu chẳng may họ trượt) và
không cuộc phỏng vấn nào giống nhau cả. Hiểu và thông cảm nếu người bạn ấy thất bại,
tuyệt đối không tự “trù ếm” mình, khiến mình bi quan lo sợ. Thậm chí nếu 4 người đều
trượt thì không có cơ sở gì để chứng minh người thứ 5 là bạn cũng sẽ thất bại. Đây là lúc
thể hiện sự tự tin cao độ cần thiết.
Về vấn đề người phỏng vấn là ai, ra sao cũng có thể khiến bạn thắc mắc, lo nghĩ. Hãy yên
tâm. Họ là những con người của nụ cười, bạn chờ đợi ở những nhà chuyên môn này một
quyết định visa, họ chờ đợi ở bạn thái độ tự tin, thành thật và cởi mở. Hãy sòng phẳng!
Phòng của bạn phỏng vấn là một căn phòng nhỏ, xinh xắn, có ghế bành cho bạn ngồi rất
trang trọng. Bạn cách người phỏng vấn một mảnh kiếng dầy, phía dưới có ngăn hở để
trao đổi hồ sơ.
Bạn có thể không tự tin về khả năng tiếng Anh của mình. Đừng lo, người phỏng vấn sẽ
niềm nở chào bạn và hỏi bạn muốn phỏng vấn bằng tiếng gì (đó có thể là một trong
những nguyên nhân visa officer là người Canada gốc Việt). Phỏng vấn bằng tiếng Anh là
1 bonus (lợi điểm) chứ không phải là một yêu cầu bắt buộc, đừng vì điều này khiến bạn
kém tự tin.
Thái độ cởi mở và thoải mái. Lúc nào cũng nhìn thẳng vào mắt người phỏng vấn, thậm

chí lúc họ đang xem hồ sơ của bạn. (nếu bạn cúi gầm xuống, họ có quyền đặt câu hỏi:
đương đơn này tại sao không dám đối diện với tôi khi tôi xem hồ sơ anh ta, có gì gian dối
chăng?).
Nếu không nghe kịp câu hỏi, bạn có quyền yêu cầu họ lặp lại. Đừng sợ họ đánh giá trình
độ nghe của bạn, họ hiểu và họ thích sự cố gắng tiếp nhận của bạn. Họ ghét nếu bạn khoa
trương và che giấu khuyết điểm, thậm chí càng tai hại hơn nếu câu hỏi một đường, bạn
trả lời một nẻo.
Cuộc phỏng vấn có thể dài ngắn bất thường, không ai giống ai cả. Có thể bạn sẽ được
phỏng vấn rất chóng vánh, có thể rất lâu. Nhưng chắc chắn một điều, khoảng sau khi 5
phút “ra trận”, bạn sẽ hoàn toàn tự tin và thậm chí thích thú nghĩ rằng mình có thể trả lời
phỏng vấn đến bao lâu cũng được, thì ra phỏng vấn là thoải mái như thế này đây.
Về câu hỏi phỏng vấn có thể là bất cứ thứ gì liên quan hay không liên quan đến hồ sơ của
bạn. Hãy tôn trọng câu hỏi của họ, không một câu hỏi nào là vô ích đối với quyết định
cấp vasa của nhân viên phỏng vấn cả. Đừng khó chịu nếu phải đón nhận những câu hỏi
nhạy cảm, những câu hỏi tưởng như “tỏ như ban ngày” trong hồ sơ của bạn, những câu
hỏi mà bạn cho là “móc họng”. Họ không có ý làm khó bạn, họ đang thử thách bạn.
Trả lời phỏng vấn đầy đủ, rõ ràng, không “minh họa” gì thêm nếu không có yêu cầu.
Thậm chí nếu bạn “rất muốn chứng minh” cũng không nên. Điều đó khác với việc chêm
vào những câu nói vui vui cho cuộc phỏng vấn bớt căng thẳng. Nói đủ. Nói rõ. Cũng có
rất nhiều bạn, hồ sơ và khả năng đều rất tốt, nhưng lại thất bại vì huyên thuyên nhiều quá
hoặc nhút nhát quá. Nếu bạn thuộc một trong hai loại này, hãy cố gắng điều chỉnh mình.
Khi thấy người phỏng vấn xếp hồ sơ của bạn lại gọn gàng và giữ lại hộ chiếu của bạn.
Hãy mỉm cười đi, bạn đã chiến thắng! Người phỏng vấn sẽ nói với bạn rằng: “Your
application is approved”. Công sức của bạn bỏ ra cuối cùng đã được đền đáp xứng đáng.
Bạn cám ơn người phỏng vấn (có thể bằng tiếng Việt) để thể hiện sự hàm ơn lẫn tự hào
về con người, đất nước và ngôn ngữ của mình.
Khi người phỏng vấn nói bạn không thể được chấp nhận hoặc không thể chấp nhận ngay
lúc này. Đừng “xụi lơ” trước mặt người đó. Hãy bình tĩnh như thường và hỏi rõ nguyên
do, cách khắc phục quyết định ngay tức khắc hoặc cho lần phỏng vấn sau. Đừng tỏ ra
giận dỗi hay tranh cãi gay gắt. Khi ra khỏi phòng cũng nên lễ phép chào người phỏng vấn

đã dành thời gian cho mình.
Nếu bạn trượt phỏng vấn, hãy đọc lại từ đầu bài viết này.
Nếu bạn đậu, hãy đọc tiếp những kinh nghiệm bên dưới.
Sau phỏng vấn
Người phỏng vấn sẽ nói rằng bạn cần trải qua một kỳ khám sức khỏe (nếu như chưa có).
Bạn sẽ ra sảnh ngoài, đến chỗ nhân viên nhận hồ sơ để lấy giấy khám sức khỏe. Họ sẽ chỉ
định những địa điểm mà bạn có thể lựa chọn để đến khám. Bạn có thể đi khám ngay sau
khi phỏng vấn.
Nếu bạn không mắc bệnh truyền nhiễm, không mắc lao phổi, HIV, hãy yên tâm rằng bạn
chắc chắn sẽ có visa một thời gian rất ngắn sau đó, dù cho bạn có cao, thấp, mập, ốm quá
độ.
Khi có visa, LSQ sẽ liên hệ cho bạn lên lấy. Bạn nên mang theo chứng minh nhân dân
hoặc giấy tờ tùy thân đến LSQ khi đi lấy visa. Họ sẽ đưa bạn visa cùng với tất cả các
chừng từ mà họ còn đang giữ lại.
Có visa đồng nghĩa với việc bạn có thể nhập cảnh bất cứ lúc nào vào Canada trong thời
hạn visa bắt đầu hiệu lực và hết hiệu lực, thậm chí bạn có thể đến Canada rất lâu trước
khi bạn nhập học. Canada tạo điều kiện cho bạn có quyền đến Canada sớm hơn thời gian
nhập học để bạn có thể thích nghi với khí hậu và văn hóa mới.

×