Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Làm thế nào để thành công trong cuộc phỏng vấn CNTT docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.1 KB, 6 trang )

Làm thế nào để thành công trong cuộc phỏng vấn
CNTT
Dường như các cuộc phỏng vấn chuyên môn luôn làm cho rất nhiều ứng
viên CNTT lo lắng, tôi hy vọng bài viết này sẽ giảm bớt phần nào sự
căng thẳng trong các bạn.
“Điều đầu tiên là bạn cần phải vượt qua cuộc phỏng vấn "chuyên môn”

Đã có rất nhiều sinh viên của tôi hiện đang là những sinh viên đứng đầu
các lớp đào tạo về mạng đã gọi điện hoặc gửi thư cho tôi trong tâm trạng
hoang mang và lo lắng. Như thể là các cuộc phỏng vấn việc làm chưa
bao giờ là hết đáng sợ với họ.

Tôi hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi về quy trình
phỏng vấn và sẽ chiến thắng trong các cuộc phỏng vấn về chuyên môn,
kỹ thuật của bạn.

Mặc dầu vậy, trước khi tôi đi đến bước “làm thế nào để ” tôi phải thú
nhận một điều là, cho dù tôi đứng ở một vị trí khác các bạn - những
người được phỏng vấn trong rất nhiều cuộc phỏng vấn mà tôi đã tham
gia. Thậm chí tôi đã rất thành công trong nghành IT cùng với chồng tôi.
Chúng tôi đã dạy hàng trăm sinh viên về các khóa học liên quan đến
máy tính, và với 11 cuốn sách về IT đã xuất bản tôi khá tự tin về các kỹ
năng và kiến thức của mình, thì tôi vẫn sợ các cuộc phỏng vấn chuyên
môn.
Một thực tế của cuộc sống

Nhưng đó là một thực tế của cuộc sống, vậy nên hãy học cách đối mặt
với các cuộc phỏng vấn chuyên môn, chuẩn bị trước một số câu hỏi
phỏng vấn (hoặc một số thể loại câu hỏi phỏng vấn) mà chúng tôi
thường hỏi, và cũng nên hiểu những kỹ năng gì mà các nhà phỏng vấn
chuyên môn đang thực sự tìm kiếm. Trái ngược với những gì mà bạn có


thể cảm nhận trong cuộc phỏng vấn, các nhà tuyển dụng không đáng sợ
đến mức thức cả đêm để nghĩ ra những cách mới để tra tra khảo các ứng
viên với những câu hỏi khó của mình.

Mục đích của các cuộc phỏng vấn chuyên môn

Mục đích của các cuộc phỏng vấn chuyên môn là để đánh giá mức độ
hiểu biết, kỹ năng của bạn trong các chủ đề liên quan đến vị trí mà họ
đang cân nhắc bạn. Tuy nhiên, còn có nhiều thứ trong cuộc phỏng vấn
hơn thế. Thực tế thì khi bạn đang cố gắng để giải thích cho sự khác nhau
giữa DHCP và BOOTP hay cứ cố gắng tìm ra câu định nghĩa tốt nhất
cho từ “thiếu đồng bộ” thì người phỏng vấn bạn có vẻ như đang đánh giá
bạn về bất kỳ hoặc tất cả những tiêu chí dưới đây:
Đầu tiên và quan trọng nhất là khả năng hiểu biết của bạn về phần cứng,
cách vận hành hệ thống, các ứng dụng của nó như thế nào
 Độ chính xác của bạn đến mức nào, đặc biệt là cho một vị trí mà
bạn sẽ được chỉ định để viết báo cáo hoặc tài liệu, các bài thuyết
trình của bạn thực hiện với với khách hàng hoặc quản lý cấp trên.
 Sự điềm đạm và duyên dáng của bạn như thế nào đặc biệt là trong
1 vị trí như hỗ trợ về công nghệ, hay quản trị hệ thống nơi mà bạn
sẽ phải gặp gỡ với nhiều người ở nhiều cấp bậc khác nhau trong
các tổ chức.
 Khả năng chịu được áp lực của bạn như thế nào đặc biệt nếu như vị
trí của bạn thường dưới áp lực cao và công việc đòi hỏi hoàn thành
trong thời ngắn.
 Khả năng đổi mới của bạn?, liệu bạn có khả năng nhìn xa hơn
ngoài những gì bạn phải làm để đưa ra những giải pháp mới hơn là
theo những cách làm cũ.
 Liệu bạn đã có những kinh nghiệm thực sự với những sản phẩm
hay bạn chỉ biết về lý thuyết như bạn đọc từ sách vở hay ở trường

học.
 Khả năng tư duy của bạn như thế nào. Ví dụ như liệu bạn chỉ biết
về một dòng sản phẩm nào đó ví dụ như của Microsoft hay Novell,
hay bạn đã có một nền tảng kiến thức rộng hơn? Vì đó chính là
điều cần thiết trong thế network hiện đại ngày nay.
 Bạn có nhiệt tình với những công việc phát sinh thêm ngoài giờ
không khi cần thiết? bạn có cảm thấy vui và tự hào khi làm việc
hoặc khi làm tốt công việc?
 Bạn biết cân bằng giữa tham vọng và tính cách của người lãnh đạo
như thế nào với khả năng theo dõi làm theo chỉ dẫn của lãnh đạo
thậm chí khi bạn không tán thành?
 Lòng trung thành của bạn với công ty
 Sự trung thực của bạn (kể cả việc liệu bạn có thể nói hoặc sẵn sàng
nói “tôi không hiểu” khi bạn không biết câu trả lời cho câu hỏi)
 Khả năng tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi và tìm ra giải pháp
cho những vấn đề mà bạn chưa biết.
Wow, Đó là toàn bộ rất nhiều những thứ mà người ta sẽ tiến hành đánh
giá. Khi biết được những điều này thì những bài phỏng vấn về chuyên
môn kỹ thuật không còn khiến cho chúng ta quá sợ hãi nữa.
Bây giờ bạn đã ý thức được một số mục đích cơ bản của cuộc phỏng
vấn, bạn nên xem qua danh sách này và cân nhắc bạn nên trả lời như thế
nào để có thể để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với nhà tuyển dụng trong
những lĩnh vực này. Rõ ràng là “nhận ra vấn đề của bạn” là điều cần
thiết, nhưng chỉ riêng những yếu tố đó thôi không thì sẽ không đủ cho
bạn để vượt qua cuộc phỏng vấn.

Có công mài sắt
Thực hành các kỹ năng phỏng vấn của mình với một người bạn có hiểu
biết về các kỹ thuật trên và chính bản thân bạn thực hành trả lời những
câu hỏi đó trước gương. Thu hình các cuộc phỏng vấn của bạn có thể là

những trợ giúp cực kỳ hữu ích. Mặc dầu lần đầu bạn có thể bối rối khi
nhìn những gì mình “thể hiện”, có thể bạn sẽ ngạc nhiên về có một số cử
chỉ phát biểu còn luống cuống của mình (ví dụ như cứ nhắc lại những từ
như “Ngài biết đấy”, hay “ ý tôi là” hay “ ừm” ) mà trước đó bạn không
để ý.
Khi bạn xem lại cuộn băng, hãy tự hỏi bản thân một số câu hỏi như:
 Bạn có nhiệt tình không? Bạn có phản ánh mình là một ai đó thực
sự đang muốn xin một việc làm không?
 Ngôn ngữ cử chỉ của bạn có gây ra những tín hiệu khó hiểu không
(ví dụ như tư thế mất hứng thú có thể cho thấy sự lười biếng hoặc
tùy tiện hay ánh mắt tỏ ra không thành thật có thể làm người ta
hiểu mình thiếu trung thực)
 Bạn có trả lời một cách tự tin và rõ ràng khi bạn biết câu trả lời cho
câu hỏi?
 Trong trường hợp nếu bạn không biết câu trả lời bạn cứ hãy nên trả
lời với một tư thế tự tin, không nên tỏ ra mình có lỗi, hoặc tỏ ra
lúng túng và sau đó thì nên nói với người phỏng vấn những gì bạn
sẽ học, sẽ làm để tự tìm ra đáp án cho câu hỏi đó.
Một khi bạn nhận ra được vấn đề, bạn có thể sửa chúng. Hãy tích cực
thu hình những cuộc phỏng vấn của mình, bạn sẽ thấy được những tiến
bộ của bản thân. Khi bạn quan sát, hãy tự hỏi bản thân một cách thành
thực là liệu bạn có muốn tuyển dụng một ứng viên như bạn không dựa
trên những gì bạn thể hiện ở cuộc phỏng vấn đó.
Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn thì những hành động, lời nói và tính
cách của bạn chỉ là một phần của sự đánh giá, và liệu bạn có thể được
offer hay bị loại còn một phần phụ thuộc vào tính cách của người phỏng
vấn bạn. Chúng tôi sẽ cân nhắc cách bạn đánh giá tính cách và tâm trạng
của người phỏng vấn và xem những thông tin này có thể giúp bạn trả lời
câu hỏi hợp lý như thế nào.
(Deb Shinder-Certmag.com)


×