Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đàm phám thương mại – Bài 2 : Thủ thuật báo giá pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.72 KB, 5 trang )

Đàm phám thương mại – Bài 2:
Thủ thuật báo giá

Có 4 nội dung thường được đề cập đến trong một cuộc đàm
phán, đó là giá cả, thời gian giao hàng, cách thức thanh toán cho
đến các điều khoản bảo đảm. Trong đó báo giá là một mắt xích
quan trọng không thể thiếu của buổi đàm phán. Vậy rốt cuộc bên
nào nên đưa ra báo giá trước? Nên báo giá trước hay sau thì hợp
lý? Còn cách báo giá nào khác nữa không?
Theo thông lệ thường, người đứng ra mở cuộc đàm phán sẽ là
người đưa ra giá trước.
Nếu giữa chủ đầu tư và đơn vị mời thầu nên báo giá cho chủ đầu
tư trước, nếu như giữa bên bán và bên mua thì bên bán sẽ là bên
báo giá trước.
Nếu như bạn giành được quyền ra giá trước tiên thì sẽ nắm được
thế chủ động, khống chế được đối tác, từ đó đưa cuộc đàm phán
giới hạn trong một khung nhất định, trên cơ sở đó đạt đến sự
thống nhất chung giữa hai bên.
Một số ông chủ buôn bán quần áo tại khu vực miền nam Trung
Quốc rất hay áp dụng phương pháp báo giá trước, hơn thế giá
mà họ đưa ra thường cao hơn gấp đôi hoặc gấp nhiều lần so với
giá thực tế mà khách hàng phải chi trả.
Một chiếc áo sơ mi nếu có thể bán với cái giá 60 tệ, các ông chủ
đó sẽ cảm thấy rất hài lòng với mức giá đó rồi, nhưng họ sẽ báo
cho bạn giá lên tới 160 tệ. Họ đã rất thông minh khi tính đến
việc sẽ có nhiều khách hàng, cho dù có trả giá thấp, cũng không
dám trả giá giảm xuống tận 60 tệ. Chính vì vậy, một ngày ông
chủ kiếm được một khoản tiền kha khá.
Đương nhiên, bên báo báo giá trước cũng cần có một “độ” nhất
định, không thể gọi giá lên trời, khiến đối tác quay mặt không
cần tham gia đàm phán. Báo giá trước sẽ có điểm có lợi của nó,


nhưng cũng sẽ dẫn đến việc lộ ra một số thông tin tình báo,
khiến cho đối tác sau khi biết được giá cả, có thể so sánh ngầm
giá cả mình đã dự tính từ trước với giá cả mà bạn đưa ra, sau đó
tiến hành việc điều chỉnh.
Nếu như họ cảm thấy hợp lý thì việc mua bán sẽ diễn ra thành
công, nếu như họ cảm thấy không thích hợp thì họ sẽ nhanh
chóng áp dụng rất nhiều thủ đoạn để nhằm giảm bớt giá thành
sản phẩm xuống.
Nhà phát minh nổi tiếng của Mỹ là Thomas Edison khi đang còn
là thợ sửa điện cho một công ty đã phát minh ra một thứ đem lại
lợi nhuận cho công ty đó. Giám đốc công ty có ý muốn mua lại
độc quyền sử dụng phát minh của ông, nên đã hỏi ý xem ông sẽ
bán lại nó với giá bao nhiêu tiền. Khi đó, Edison nghĩ rằng chỉ
cần bán phát minh đó với giá 5000 đô cũng đã là một món hời
rồi, nhưng ông không hề nói ra điều đó.
Ông khiêm nhường nói với ông chủ nọ: “Ngài chắc hẳn nắm rất
rõ việc mua được độc quyền sử dụng phát minh này sẽ có giá trị
như thế nào đối với công ty, chính vì vậy, giá cả tôi muốn
nhường cho ngài đưa ra trước!”. Ông giám đốc nọ đã đưa ra giá
rằng: “Anh cảm thấy cái giá 400.000 đô như thế nào?”.
Còn như thế nào nữa, tất nhiên, cuộc đàm phán không có khâu
trả giá đã đi đến hồi kết. Nhờ khoản tiền lớn không thể ngờ được
từ cuộc mua bán trao đổi đó mà Edison có thêm tiền để đầu tư
vào cho những phát minh sau này của ông.
Từ các ví dụ trên có thể thấy việc báo giá trước hay sau đều có
mặt lợi và mặt có hại của nó. Chính vì thế khi tham gia đàm
phán, việc quyết định “tiền âm đoạt nhân” hay lựa chọn “hậu
phát trị nhân” lại cần đến sự xử lý một cách linh hoạt của người
tham gia đàm phán.
Thông thường, nếu bạn chuẩn bị đầy đủ, biết mình biết đối tác,

bạn nên tận dụng cơ hội đưa ra giá cả trước. Nếu bạn thấy đối
tác là người rất biết cách làm việc, thì bạn nên chịu nhịn một
chút, và đóng vai trò là người đưa ra giá cả sau. Từ giá cả bên
đối tác cung cấp cho bạn mà rút ra các thông tin cần thiết, kịp
thời điều chỉnh lại cách nghĩ ban đầu của bản thân.
Nếu đối tác tham gia đàm phán với bạn là một người có tác
phong làm việc cởi mở thì cho dù bạn có thuộc típ người “làm
việc kín đáo” hay kiểu “làm việc cởi mở” thì bạn đều nên tranh
thủ cơ hội đưa ra giá cả trước, dùng hết khả năng chiếm thế
thượng phong, áp đảo đối phương.
Hầu hết các ông chủ lão luyện trên thương trường đều hiểu rất
rõ điều đó. Khi khách hàng của họ là một người phụ nữ thông
minh, họ sẽ áp dụng phương thức đưa ra giá trước, và bản thân
sẽ chuẩn bị tư tưởng khách hàng sẽ ép giá xuống thấp.
Nhưng khi khách hàng của họ chỉ là một chàng thanh niên tay
chân vụng về, họ sẽ thay đổi ngay cách làm hỏi xem đối phương
sẽ “ra giá bao nhiêu”, vì có thể vị khách hàng đó sẽ đưa ra một
cái giá còn tốt hơn giá mà bản thân họ sẽ đưa ra.
Đưa ra giá trước hay sau là vấn đề thuộc vào phương diện tính
toán mưu lược. Hơn thế, còn có một số phương thức báo giá khá
độc đáo khác, gọi là “báo giá không phải là báo giá”, và cũng sẽ
có “báo giá thêm báo giá”.
Đôi khi, bạn sẽ rơi vào trong trường hợp: nếu bạn báo giá cao sẽ
mất mối làm ăn, do vậy liền phân giá cả báo ra làm nhiều lần,
mỗi một lần báo cộng thêm một ít, khiến cho sau nhiều lần đưa
ra báo giá, cái giá cuối cùng cộng gộp lại cũng sẽ là giá cao như
bạn dự định báo một lần lúc đầu.
Ví dụ: có một cửa hàng buôn bán đồ dùng văn phòng chào một
bộ gồm bút, mực, giấy, nghiên đến một hoạ sĩ. Nếu như anh ta
chỉ báo giá cả bộ cùng một lần với giá cao, người hoạ sĩ nọ sẽ

không mua hàng của anh ta.
Nhưng đồ dùng văn phòng có thể phân ra nhiều lần để báo giá,
anh ta có thể báo giá của bút trước, giá bút anh ta đưa ra rất rẻ,
sau khi đã ký xong việc mua bút rồi anh ta lại tiếp tục bàn đến
giá cả của mực, giá anh ta đưa ra cũng không hề cao; đợi cho
bút và mực đều đã bán được rồi, khi đó anh ta mới chào giá của
giấy, rồi bàn đến nghiên, hai đồ này anh ta đều nâng giá lên cao.
Trong khi đó, người hoạ sĩ nọ đã quen mua anh ta bút và mực,
tất nhiên sẽ nghĩ đến việc “đủ bộ thành rồng”, không bỏ qua
việc mua giấy và nghiên. Còn anh bán hàng sẽ rất khó có thể
giảm giá bán đi cho người hoạ sĩ nọ.
Áp dụng phương pháp “báo giá thêm báo giá”, cái để bên bán
hàng dựa vào thường là các sản phẩm anh ta đem ra chào báo
thường có tính hệ thống, là một nhóm hoặc một bộ. Khi đó
khách hàng đã mua một thứ trong đó, thì sẽ muốn mua đến cái
thứ hai, thứ ba.
Đối với trường hợp này, nếu bạn là người mua, trước khi tham
gia đàm phán nên suy nghĩ kỹ đến đặc điểm hệ thống hóa của
sản phẩm, nếu trong quá trình đàm phán nếu như bạn phát hiện
ra một cách kịp thời bên bán đang sử dụng thủ thuật “báo giá
thêm báo giá”, thì phải ngay lập tức loại bỏ ngay “thủ đoạn
ngầm” này.
Một nhân viên bán hàng ưu tú, khi gặp được một khách hàng rất
ít khi hỏi trực tiếp rằng: “Giá cả anh định đưa ra là bao nhiêu?”,
ngược lại, anh ta lại nói với bạn theo một cách khác: “Tôi biết
ngài là một người rất biết cách làm việc, kinh nghiệm phong
phú, ngài sẽ không bao giờ đưa ra cái giá ở mức 20 đô, nhưng
ngài cũng không thể mua với cái giá chỉ có 15 đô”.
Những câu nói kiểu đó tưởng chừng như anh ta chỉ thuận miệng
nói ra cho bạn nghe, trên thực tế anh ta đang báo giá, mặt ẩn bên

kia của ngôn từ đã giới hạn mức giá chỉ trong phạm vi từ 15 đến
20 đô. Kiểu báo giá như thế, cùng một lúc đưa ra những hai loại
giá, một là mức thấp nhất, hai là mức cao nhất đúng theo ý “nắm
hai đầu, ý kẹp giữa”, từ đó truyền đạt cho ban một tin tức như
sau: tôi chấp nhận việc anh trả giá, nhưng chỉ hạn chế được
trong một phạm vi cụ thể nào đó thôi. Ví dụ trên đây, vô hình
chung sẽ hạn chế khoảng giá cả đem ra thảo luận chỉ được giới
hạn trong khoảng từ 15 đến 20 đô mà thôi.
Ngoài ra, hai bên khi đàm phán, có khi theo những dự định riêng
của mỗi bên, nên không bên nào đưa ra giá cả trước, khi đó, lại
cần dùng đến một phương pháp khác gọi là “phương pháp khích
tướng” khiến cho đối tác phải đưa ra giá trước. Cách để khích
tướng có rất nhiều cách khác nhau, ở đây chỉ đưa ra một tuyệt
chiêu: cố ý nói sai một câu gì đó, từ đó thăm dò thông tin từ phía
bên đối tác.
Ví dụ, hai bên vòng qua vòng lại đều không ai muốn đưa ra giá
cụ thể, khi đó, ban đột nhiên lỡ miệng nói ra một câu: “Tôi biết,
ông nhất định muốn trả 30 đô”. Lúc đó đối tác tham gia đàm
phán nhất định sẽ tranh luận: “Anh dựa vào điều gì mà bảo rằng
tôi sẽ đưa ra mức giá đó? Tôi chỉ định trả 20 đô thôi”.
Khi anh ta nói như vậy để phản bác lại bạn có nghĩa là anh ta đã
báo giá trước, bạn lúc đó có thể dễ dàng dựa trên cơ sở giá đã
đưa ra đó để tiếp tục bàn luận về giá cả.
Từ những điều đề cập đến ở trên có thể thấy rằng: báo giá trong
đàm phán thương mại cùng với việc định giá của sản phẩm có
ảnh hưởng rất lớn. Báo giá trong đàm phán chính là một kiểu
biến tướng của việc định giá sản phẩm mua bán, do vậy, các
phương pháp báo giá áp dụng trong quá trình đàm phán có thể
coi như là những phương pháp và chiến lược áp dụng khi định
giá sản phẩm mua bán.


×