Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Bí quyết giúp trẻ cao lớn hơn pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.39 KB, 7 trang )

Bí quyết giúp trẻ cao lớn hơn
Ngày hè, các bậc phụ huynh thường cho con cháu
tham gia các lớp học năng khiếu như: hát, nhạc,
đàn, bơi, võ thuật, điền kinh, thể dục nhịp điệu…
nhằm mục đích cho trẻ phát triển toàn diện cả thể
chất lẫn tinh thần. Mong ước cho con mình cao
lớn, khỏe mạnh là nguyện vọng thiết tha của các
bậc cha mẹ. Bài viết sau đây gửi đến bạn đọc
những “bí quyết” giúp trẻ cao lớn
hơn. Cơ thể phát
triển chiều cao vào những giai đoạn nào?

Chăm sóc y tế
Bạn cần cho con tiêm phòng đầy đủ theo Chương
trình tiêm chủng mở rộng để con bạn được bảo vệ
khỏi các bệnh nguy hiểm. Việc giữ vệ sinh thân thể,
an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ giúp con bạn ít bị các
bệnh nhiễm khuẩn, ngộ độc, nhờ đó mà con bạn có
điều kiện lớn nhanh hơn.
Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều
cao: một là thời kỳ bào thai: trong 9 tháng mang thai,
nếu người mẹ được ăn uống tốt sẽ tăng từ 10-20kg thì
con sẽ đạt được chiều cao 50cm lúc chào đời và nặng
từ 3kg trở lên. Hai là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12
tháng đầu trẻ tăng 25cm; 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ
cao thêm 10cm nếu được nuôi dưỡng tốt. Ba là thời
kỳ dậy thì: con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18
tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ
có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12cm mỗi năm
nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng
ta không thể biết chính xác năm đó là năm nào nên


vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt
thời gian dậy thì để trẻ phát triển. Sau thời kỳ dậy thì,
cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất
chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau
không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ
dậy thì.
Người ta thường ước tính chiều cao của trẻ khi
trưởng thành sẽ gấp đôi chiều cao lúc 2 tuổi (chẳng
hạn lúc 2 tuổi trẻ cao 82cm thì khi lớn sẽ cao 1,64m).
Hoặc chiều cao lúc trưởng thành bằng chiều cao lúc
10 tuổi nhân với 1,25 (ví dụ khi 10 tuổi trẻ cao 1,4m
thì lúc trưởng thành trẻ sẽ cao khoảng 1, 75m). Qua
đó chúng ta thấy sự chăm sóc nuôi dưỡng trong các
giai đoạn: mang thai, 3 năm đầu và giai đoạn dậy thì
là rất quan trọng để phát triển chiều cao của trẻ.
Các biện pháp chăm sóc giúp trẻ cao lớn hơn
Các nghiên cứu đều cho thấy chiều cao của con
người ảnh hưởng bởi các yếu tố: dinh dưỡng (32%);
di truyền (23%); rèn luyện thể lực (20%), môi trường
sống, ánh nắng, bệnh tật, giấc ngủ…
Biện pháp dinh dưỡng: có ảnh hưởng lớn nhất đến sự
phát triển chiều cao, thể chất và trí tuệ của trẻ. Phụ nữ
khi mang thai cần hiểu rõ là bạn ăn cho mình và cho
con. Vì vậy ngoài việc bạn ăn đầy đủ các chất dinh
dưỡng còn phải chú trọng việc ăn uống bổ sung các
loại vitamin để giúp thai nhi phát triển tốt. Thời kỳ
nhũ nhi cần được bú mẹ hoàn toàn, đến 6 tháng tuổi
cho ăn bổ sung. Một ngày cho trẻ ăn 3 bữa ăn chính
vào sáng, trưa, tối và thêm 2-3 bữa phụ vào giữa buổi
sáng và sau giấc ngủ trưa để giúp trẻ tăng cân, tăng

chiều cao hàng tháng đúng tiêu chuẩn. Thức ăn cần
đủ 4 nhóm chất là đạm, đường, béo, vitamin và
khoáng chất, đồng thời phải phong phú chủng loại
thực phẩm, tốt nhất nên có trên 20 loại thức ăn mỗi
ngày.
Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng chiều cao
gồm: chất đạm (protein) rất cần để cơ thể tăng trưởng
và phát triển. Thức ăn chứa nhiều đạm là thịt, cá,
trứng, sữa, các loại đậu, đậu nành. Canxi là một
khoáng chất quan trọng trong cấu trúc xương (chiếm
99%), làm cho xương vững chắc và giúp trẻ phát
triển chiều cao. Nhu cầu canxi thay đổi theo tuổi,
trung bình trẻ từ 6 tháng – 18 tuổi cần khoảng 400 –
700mgCa/ngày, muốn vậy bạn cần cho con uống từ
500- 750ml sữa mỗi ngày. Thức ăn có nhiều canxi là:
sữa, cá, tép, tôm, cua, nghêu, sò, ốc, hến, đậu hũ, các
loại rau. Vitamin A: rất cần thiết cho sự tăng trưởng
của trẻ, giúp hình thành khung xương… Thức ăn
nhiều vitamin A là gan các động vật: cá, bò, lợn, dê,
sữa, lòng đỏ trứng, rau có màu xanh đậm, củ quả chín
có màu đỏ hay vàng như cà rốt, gấc, đu đủ, xoài chín,
cam, đào… Vitamin D: giúp cơ thể hấp thu canxi,
giúp tăng tổng hợp chất protein chuyên chở canxi
trong máu. Cơ thể hấp thu vitamin D từ thức ăn như
dầu gan cá thu, sữa, bơ, phomai, trứng, gan, tôm… và
da tự tổng hợp vitamin D dưới tác dụng của ánh sáng.
Vì vậy ngoài việc cho con ăn thức ăn có nhiều
vitamin D, bạn cần cho con tắm nắng buổi sáng từ
15-30 phút mỗi ngày, cường độ ánh nắng nhẹ và diện
tích da bộc lộ càng lớn càng tốt.

Ngoài ra còn các chất có ảnh hưởng đến sự phát triển
chiều cao như: sắt, kẽm, iốt. Thức ăn nhiều sắt là:
gan, trứng, thịt, cá, đậu đỗ, rau dền, sữa có bổ sung
sắt. Thức ăn nhiều kẽm là hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt
bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành. Thức ăn nhiều iốt:
muối iốt, phomai, trứng gà, sữa, cá biển, rau câu, tảo.
Biện pháp rèn luyện thể lực: sự vận động cơ bắp sẽ
kích thích, đẩy mạnh quá trình chuyển hóa năng
lượng, trao đổi chất, thúc đẩy tăng trưởng cơ thể, tăng
cường lượng canxi vào mô xương giúp xương vững
chắc hơn và phát triển tốt hơn. Vì lợi ích như vậy,
bạn cần hướng dẫn và tạo cho con thói quen tập thể
dục hàng ngày với những bài thể dục vừa sức, phù
hợp với độ tuổi của trẻ. Bạn có thể tham khảo các bài
thể dục hướng dẫn trên truyền hình, trong sách vở và
bài thể dục của cháu ở trường để dạy con luyện tập.
Đảm bảo giấc ngủ ngon cho trẻ: ngủ ngon, ngủ sâu
giúp cơ thể tiết hormon tăng trưởng, giúp tăng hấp
thu canxi, kích thích xương dài ra và phát triển thể
chất toàn diện. Số giờ ngủ tuỳ nhu cầu của mỗi lứa
tuổi, song nhìn chung trẻ cần ngủ trên 8 giờ một
ngày. Bạn nên tạo cho trẻ được ngủ trong phòng rộng
rãi, sạch sẽ, thoáng khí, với một không gian yên tĩnh,
đông ấm, hè mát, để con bạn có giấc ngủ sâu và ngủ
ngon, bạn sẽ thấy con lớn lên sau mỗi giấc ngủ.

×