Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đua nhau đi học ''''vượt cạn'''' không đau pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.62 KB, 7 trang )

Đua nhau đi học 'vượt cạn' không đau
Không muốn phải sinh mổ, nhiều phụ nữ mang
thai đã tìm đến lớp học ‘thể dục trị liệu trước
sinh’ do Bệnh viện Phụ sản Hùng Vương
(TPHCM) tổ chức.
‘Năm ‘heo vàng’ nên nhiều bà mẹ tương lai nghe tin
có lớp học ‘vượt cạn không đau’ đã thi nhau đăng ký
học khiến cho lớp học luôn quá tải’- TS. BS Vũ Thị
Nhung – GĐ BV Hùng Vương cho biết.
Những ‘học sinh’ đặc biệt
Theo BS Lê Thị Hạnh – Phó Phòng Điều dưỡng BV
Hùng Vương, mỗi lớp học ‘vượt cạn’ chỉ thu nhận từ
20 – 25 học viên là những phụ nữ mang thai từ 20 –
28 tuần tuổi.
Mỗi học viên đóng 10.000/buổi học và mỗi năm
Bệnh viện Hùng Vương chỉ mở 7 lớp trong giờ và 4
lớp ngoài giờ. Do đó lúc nào bệnh viện cũng quá tải,
đặc biệt là năm ‘heo vàng’ này.
Theo BS Hạnh, nhu cầu học của học viên là rất lớn.
Mỗi lần mở lớp, có đến cả 100 học viên đến đăng ký
trong khi mỗi lớp chỉ tiếp nhận được 1/4 con số này.
‘Bệnh viện cũng thấy lớp học rất cần thiết cho những
phụ nữ mang thai nhưng do không có phòng ốc và
giáo viên nên cũng đành bó tay, hẹn các bà mẹ tương
lai khóa học sau.’ – BS Vũ Thị Nhung cho biết.
Tại phòng học của lớp ‘thể dục trị liệu trước sinh’ ở
khoa Điều dưỡng, những phụ nữ mang thai đứng
chầu chực để ghi danh. Nhiều bà bầu bụng vượt mặt
có trong danh sách được ‘tuyển’ hớn hở ra mặt.
Họ cho rằng đây là phương pháp giúp thai phụ vượt
cạn trong tâm trạng thoải mái, yên tâm, ít đau và


không tốn tiền. Bác sĩ Vũ Thị Nhung cho biết: Không
phải bất cứ ai có thai cũng được tham gia lớp học.
Những thai phụ có tật bệnh về khung chậu, bị dư
chứng bại liệt, cao huyết áp, bệnh tim mạch, béo phì
hoặc mắc một số bệnh lý nội khoa nặng sẽ không
được nhận vào lớp này.
Còn những học viên trước khi được nhận vào một lớp
học mới cũng phải trải qua 40 câu hỏi trắc nghiệm để
kiểm tra kiến thức mà bệnh viện đưa ra.
Theo BS Nhung, dù đó là những câu hỏi đơn giản
như: ‘Trong suốt thai kỳ, người phụ nữ cần khám ít
nhất mấy lần?’ hay ‘Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ
có ảnh hưởng đến sự phát triển của bào thai?’…,
nhưng cũng chỉ có khoảng 20% chị em nắm được vấn
đề’ – Bác sĩ Nhung cho biết.
Cô chú Minh Phượng có Shop phong thủy Hộ Mệnh
rất uy tín, tư vấn phong thủy miễn phí và bán đá
phong thủy, trang sức đá quý, và sách phong thủy để
tự tìm hiểu và ứng dụng.
Tập đúng, đẻ không đau
Khi tham dự vào các lớp học này, thai phụ được cung
cấp những thông tin, kiến thức về cơ chế sinh, diễn
biến sinh, tập thư giãn, tập thở đúng cách, tập xoa
bóp, tập những động tác giúp cho cơ bắp dẻo dai.
Theo đó, mục tiêu của lớp học là chuẩn bị cho bà mẹ
có sức chịu đựng tốt trước những căng thẳng (stress)
về tâm lý và thể chất xảy ra trong quá trình chuyển
dạ. Nhờ những bài tập này, thai phụ sẽ an tâm, thoải
mái, bớt lo sợ, biết cách ‘rặn’ hiệu quả.
Tâm trạng này giúp thai phụ giảm đau khiến cơ tử

cung co bóp hiệu quả hơn, nhờ đó cuộc chuyển dạ
không bị kéo dài, đỡ mất sức khi sinh. Các tư thế
đúng của cơ thể trong khi đi đứng cũng giúp thai phụ
giảm đau lưng, giảm nguy cơ trượt ngã.
Bác sĩ Nhung cho biết: Sinh đẻ trở thành nỗi ám ảnh
cho nhiều chị em, bởi họ đều nghĩ sẽ rất đau. Để khắc
phục đau đớn thể xác, nhiều phương pháp giảm đau
sản khoa giúp đẻ không đau như gây tê ngoài màng
cứng kết hợp tê tủy sống đã được áp dụng.
Tuy nhiên đó là những phương pháp tốn kém và đòi
hỏi người thực hiện phải có được huấn luyện rất kỹ.
Do đó giúp thai phụ vượt cạn trong tâm trạng thoải
mái, yên tâm, ít đau chỉ có phương pháp tập thể dục
giai đoạn trước sinh.
Có mặt tại phòng học của lớp ‘vượt cạn không đau’ ,
hàng chục chị em đang làm theo các động tác được
bác sĩ hướng dẫn. Chị Lê Hoàng Kim A. ở quận 3,
TPHCM cho hay: ‘Lúc đầu tôi rất ngại vì có ai mang
thai lại đi… học thể dục bao giờ, nên sợ lắm!
Thế nhưng nghe nói lớp học sẽ giúp sinh không đau
nên tôi đành liều một phen. Điều hay nhất đối với tôi
là bí quyết đẻ không bị đau lưng, thai phụ cần làm
gì’. Theo thai phụ này, lớp học còn giúp những phụ
nữ sắp làm mẹ được thực hành tắm, chăm sóc rốn,
cách xếp tã, mặc tã và massage cho con nhỏ.
‘Chúng tôi được hướng dẫn các kiểu thở áp dụng
trong chuyển dạ như thở chậm sâu, thở nhanh nông,
thở thổi nến và rặn’. – Học viên Nguyễn Thị Diệu L.
tâm sự.
Còn chị Thu An, một bà mẹ đã qua khóa đào tạo

‘vượt can không đau’ từ tháng đầu năm phấn khởi:
‘Lớp học đã giúp tôi sinh một cách an toàn, đặc biệt
không đau như những gì tôi từng nghe nói’.
Nhiều bà mẹ tương lai còn cho biết các bác sĩ đã
hướng dẫn cụ thể những điều tưởng chừng rất nhỏ
như triệu chứng thông thường lúc mang thai, cách
cho bé bú đúng, cách vắt sữa bằng tay, cách cho trẻ
ăn bằng cốc…
Thư giãn giúp rút ngắn thời gian chuyển dạ
Khi thai phụ lo sợ, căng thẳng, Adrenalin được tiết
ra nhiều sẽ ức chế Oxytocin là chất làm co tử cung
nên cuộc chuyển dạ kéo dài. Sự căng thẳng còn làm
sản phụ thiếu oxy, tăng cảm giác đau và làm họ kiệt
sức.
Vì vậy thư giãn giúp rút ngắn chuyển dạ, giảm đau,
bảo tồn sức lực. Các kiểu thở dùng trong chuyển dạ
làm tăng tối đa hiệu quả hô hấp, điều chỉnh thần
kinh, giảm stress. Thở đúng sẽ duy trì lượng oxy cho
mẹ và con, giúp quên đau.

×