Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Những dấu hiệu nên đưa bé đi khám sớm docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.27 KB, 5 trang )

Những dấu hiệu nên đưa bé đi khám sớm


Nhiều bác sĩ cho biết, không ít bậc cha mẹ có thói quen chủ quan, lơ là với
những biểu hiện sức khỏe bất thường của bé. Kết quả, họ thường đưa các bé đi
khám khi tình trạng bệnh đã trở nên nghiêm trọng.

Sốt ở bé sơ sinh
Nếu bé dưới 2 tháng tuổi có dấu hiệu bị sốt cao thì nhiều khả năng bé bị ốm
nặng hơn cha mẹ nghĩ. Cho dù bé bị sốt mà không kèm theo những triệu chứng
nào khác thì bạn vẫn nên lưu ý. Giai đoạn này, do hệ miễn dịch của bé còn yếu nên
bé có thể dễ dàng mắc một chứng bệnh truyền nhiễm trầm trọng. Nhiều bậc phụ
huynh nhầm tưởng bé bị sốt là do cảm lạnh. Tuy nhiên, nếu mắc cảm lạnh, bé
thường không có dấu hiệu bị sốt quá cao.

Bé bị phát ban kèm theo sốt
Nếu bé xuất hiện những đám phát ban nhỏ li ti, màu đỏ (kèm sốt) thì có thể
bé mắc chứng bệnh viêm màng não. Những nốt ban trông giống như đốm xuất
huyết sẽ giữ nguyên màu sắc nếu bạn dùng tay ấn vào chúng; hoặc nốt ban có xu
hướng chuyển sang màu tái trong giây lát khi bạn ấn ngón tay vào chúng; sau đó,
chúng sẽ trở lại màu sắc như bình thường. Bé có thể xuất hiện những đốm xuất
huyết trên da (không kèm sốt) sau khi bé bị ho hoặc nôn (trớ). Cũng có thể bé bị
xuất huyết da sau khi tắm. Trường hợp này, đốm xuất huyết có thể được gây ra bởi
sự phá vỡ các mao mạch, bạn nên đưa bé đi khám sớm.

Mí mắt của bé bị sưng đau kèm theo sốt
Sưng mí mắt có thể do bé bị côn trùng cắn; tuy nhiên, nếu kèm theo sốt, có
thể bé bị nhiễm trùng xoang.
Dấu hiệu khác là mí mắt bé bị đỏ và sưng phù. Vài giờ đồng hồ sau, mí mắt
của bé tiếp tục phồng lên khiến bé khó khăn khi cử động. Bạn nên đưa bé đi khám
ngay lập tức.



Bé bị ho liên tục
Nếu bé bị ho nặng kèm dấu hiệu thở khò khè thì nhiều khả năng bé bị
chứng hen suyễn tấn công. Trường hợp này, bé cần được khám và dùng thuốc trị
hen theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bé tỉnh giấc giữa đêm cùng những tràng ho
không ngớt thì có thể bé mắc chứng bệnh về thanh quản. Lúc này, bạn có thể bế bé
đến khu vực không khí thoáng hơn như đứng cạnh một khung cửa sổ mở. Bạn nên
đưa bé đi khám khẩn cấp nếu bé có dấu hiệu khó thở: xương sườn của bé cử động
lên - xuống theo từng nhịp thở, cánh mũi của bé phập phồng…

Bé nôn (trớ) liên tục
Nếu tình trạng nôn (trớ) ở bé lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bé có dấu hiệu bị
ngộ độc thức ăn, bạn nên đưa bé đi khám. Trường hợp khẩn cấp khác là khi bé bị
nôn (trớ) ra máu hoặc đờm xanh, đờm vàng. Dấu hiệu này có thể là triệu chứng
hẹp môn vị ở bé. Bé cần được chỉ định dùng thuốc và phẫu thuật bởi bác sĩ.

Bé đi khập khiễng hoặc mất khả năng leo trèo
Nếu bé khó khăn trong đi lại (không thể đứng bằng một chân); bé đột nhiên
bị sốt thì có thể bé bị nhiễm trùng xương đầu gối hoặc xương hông. Trường hợp
này, bé cần được bác sĩ khám nhanh chóng, bởi vì sự nhiễm khuẩn có khả năng
phá hủy các khớp xương ở bé. Đôi khi, dấu hiệu bệnh ở bé sẽ trở nên đặc biệt
nghiêm trọng nếu bé không được điều trị bằng kháng sinh (theo chỉ định của bác
sĩ) trong vòng 48 giờ sau đó. Dấu hiệu điển hình là bé bị ốm trong ngày đầu tiên.
Ngày tiếp theo, bé có khả năng bị sốt cao và đau nghiêm trọng ở một phần xương
trên cơ thể. Nếu bé không thể cử động khuỷu tay, chân, vai thì bạn càng nên đưa
bé đi khám sớm (đặc biệt là những bé dưới 2 tuổi).

Bé bị đau khuỷu tay
Nếu bạn chạm vào tay bé, bé phản ứng bằng cách khóc thét, kéo tay ra xa
thì có thể bé đang bị đau khuỷu tay. Chứng bệnh này có thể gặp ở bé dưới 6 tuổi.

Nguyên nhân có khả năng do bé bị trật khớp khuỷu tay. Trường hợp này, bác sĩ sẽ
tiến hành các thao tác nắn, chỉnh để khớp khuỷu của bé trở về đúng vị trí. Bạn nên
đưa bé đi khám trước khi khuỷu tay bé có dấu hiệu bị sưng phù.

×