Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc - 5 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.32 KB, 10 trang )

27 Án oan trong các triều đại Trung Quốc
5. 92 oan tội bị bức tử

"Tứ tử" là loại hình phạt đặc biệt của xã hội phong kiến Trung Quốc, là sự thể hiện
của đạo đức, luân lý phong kiến "Vua bảo thần chết thì thần phải chét". Thế mà đã
có bao nhiêu công thần lương tướng bị xử tội "Tứ tử"? Vào thời Ung Chính nhà
Thanh, Niên Canh Nghiêu bí khép tội "tứ tử" rồi tự sát chết. Ông chính là đại biểu
cho việc bị giết oan của một đại thần khi lập nhiều công lao lấn át cả Minh chủ."


Niên Canh Nghiêu (? - 1726) tự là Lượng Công, hiệu là Song Phong xuất thân
trong một gia đình quan lại, cha làm tuần phủ Hồ Bắc. Năm Khang Hy thứ 39
(1700) Niên Canh Nghiêu đỗ tiến sĩ được cử làm Thứ Cát sĩ. Sau thuyên chuyển
làm Hàn lâm kiểm thảo, ông rất giỏi văn và đã được làm Chủ khảo thi Hương của
hai tỉnh Tứ Xuyên và Quảng Đông, rồi lại chuyển làm Nội các học sĩ.

Năm Khang Hy thứ 48 (1709) Niên Canh Nghiêu được thăng làm tuần phủ Tứ
Xuyên, năm Khang Hy thứ 56 (1717) Cát Nhĩ Đan Điệt kích động A Thích Bố
Thản phản loạn, giết chết Lạp Tàng Hãn Đề đốc Tứ Xuyên, Khang Thái dẫn quân
đi dẹp. Nhưng trên đường đi binh sĩ lại bất ngờ nổi loạn, Khang Thái đành phải rút
về. Niên Canh Nghiêu biết được, một mặt sai Tham tướng Dương Tận Tín phủ dụ
trấn an binh sĩ, mặt khác mật báo về triều đình. Đồng thời xin được tự mình đến
Tùng Phạm giải quyết việc này. Vua Khang Hy khen ngợi Niên Canh Nghiêu tận
tâm làm việc, rồi phái Đô thống Pháp La dẫn binh vào Tứ Xuyên giúp ông dẹp
phản loạn. Tháng 6 năm Khang Hy thứ hai, do Tuần phủ không có quyền sử dụng
binh lính mà ở Tứ Xuyên việc quân lại rất quan trọng nên đã thăng chức cho Niên
Canh Nghiêu làm Tổng Đốc Tứ Xuyên kiêm việc Tuần phủ đốc quân Tứ Xuyên
vào Tây Tạng dẹp loạn. Năm Khang Hy thứ 59 (1720) Niên Canh Nghiêu được
thụ phong chức Định tây tướng quân rồi cùng với Bình nghịnh tướng quân Diên
Tín hợp quân cùng nhau dẹp loạn. Năm sau Niên Canh Nghiêu vào chầu Vua. và
lại được giữ chức Tổng đốc Tứ Xuyên, Thiểm Tây, lại ban thưởng cho cung tên và


nhiều vật phẩm khác.

Niên Canh Nghiêu trên cương vị Tổng đốc Tứ Xuyên, Thiểm Tây đã nhiều lần đề
xuất kế sách củng cố biên thuỳ. Năm Khang Hy thứ 60 (1721), Quách La Khắc ở
Thanh Hải đã nhiều lần cướp bóc, nhũng nhiễu biên thuỳ, Vua Khang Hy ra lệnh
cho Niên Canh Nghiêu quan sát tình hình và tìm ra kế sách chinh phạt. Niên Canh
Nghiêu phân tích tình hình biên cương và đề xuất kế hoạch, ông nói: "Sào huyệt
của Quách La Khắc có ba chỗ hiểm yếu đều có vách đá hiểm trở, khó có thể công
thủ. Dùng binh đối với loại địa hình này nên dùng bộ binh, không dùng được kỵ
binh. Nếu dùng đại quân tiến đánh thì Quách La Khắc chỉ nghe tin đã ngầm chuẩn
bị phòng ngự, chi bằng lấy cách dùng Phiên đánh Phiên. Thần vốn đã biết rõ các
thủ tự như Ngoã Tư, Tạp Cốc đang rất hận Quách La Khắc đã cướp phá khắp nơi
nên mong muốn được ra quân giúp sức. Vì vậy cần phai điều Đô đốc Nhạc Trung
Kỳ dẫn quân vào Tùng Phạm đốc thúc quân sĩ giết giặc".

Vua Khang Hy ủng hộ kế hoạch của Niên Canh Nghiêu. Tháng 12 Nhạc Trung Kỳ
thống lĩnh quân sĩ đánh bại hàng ngàn quân mai phục của Quách La Khắc, đánh
phá hơn 40 trại quân Phiên, chém chết hơn 300 tên, bắt sống tướng giặc, hàng
phục quân sĩ.

Khi vua Ung Chính lên ngôi, do có công giúp Ung Chính kế vị, nên năm Ung
Chính Nguyên niên (1723) Niên Canh Nghiêu được phong chức Phủ viễn Đại
tướng quân, chỉ huy việc quân vùng Tây Bắc, lúc đó triều đình ra lệnh giải tán
quân Thanh đóng ở vùng Tây Tạng. Niên Canh Nghiêu đề xuất 8 điều kiến nghị để
giải quyết tốt việc rút quân khỏi Tây Tạng. Sau khi xem xét, bộ Binh hoàn toàn
đồng ý với kiến nghị của Niên Canh Nghiêu.

Tháng 8 năm Ung Chính Nguyên niên (1723), La Bộc Tạng Đan ở Thanh Hải lại
phản loạn, xâm lấn cướp bóc các chư bộ ở Thanh Hải. Tháng 10 Niên Canh
Nghiêu tự dẫn quân từ Cam Châu đến Tây Ninh để dẹp loạn. Niên Canh Nghiêu

điều binh khiển tướng, chỉ huy hợp lý, tiến thoái đúng thời cơ nên đến năm sau thì
dẹp xong bọn phản loạn. Sau này Niên Canh Nghiêu lại dâng sớ đề xuất 8 điều
kiến nghị. Mục đích nhằm tăng cường sự thống trị của Nhà Thanh đối với các
vùng Thanh Hải, Cam Túc, Tân Cương v.v… Đồng thời tổ chức đồn điền, khai
hoang vùng Tây Bắc biên cương. Ít lâu sau, Niên Canh Nghiêu.lại đề xuất 13 điều
kiến nghị sau khi làm xong việc ở Thanh Hải.

Vua Uông Chính xem xong tấu biểu vô cùng phấn khởi nói: "Từ khi phản tặc La
Bộc Tạng Đan bội bạc, vứt bỏ ân nghĩa của nhà vua, tụ tập đồng bọn xâm phạm
biên cương, trẫm đã lệnh cho Niên Canh Nghiêu chọn thời lựa thế chỉ huy tướng
sĩ, quét sạch phản quân. Niên Canh Nghiêu làm việc hăng hái hết sức đã nhanh
chóng báo tin thắng trận, nay lại đề xuất cách rút quân toàn vẹn, các phương châm
kế sách. việc sắp xếp hợp tình hợp lý, chu đáo tl mỉ của ông ta, ta xem xong vô
cùng phấn khởi". Vì vậy đã ra lệnh làm theo kế sách của Niên Canh Nghiêu.
Tháng 10 năm đó, Niên Canh Nghiêu yết kiến nhà Vua và được nhà Vua ban
thưởng lông đuôi chim công có hình song nhãn (hai mắt), 4 bộ long bào phục, đai
vàng, dây cương màu tím và vô số vàng bạc. Việc ban thưởng này vào thời kỳ đó
là niềm vinh hạnh lớn của các quan lại.

Niên Canh Nghiêu dẹp yên vùng Tây Tạng đã lập nên công trạng rất lớn, đã nhiều
lần được ban thưởng. Ông được phong là Nhất Đẳng công thần; hai người con
cũng được phong Nhất Đẳng tử tước và Nhất Đẳng nam tước. Gia bộc nhà ông là
Tang Thành Đỉnh cũng được làm Trực lệ thủ đạo. Nguỵ Tri Diệu cũng bình công,
được giữ chức phó tướng.

Nhưng đây cũng không phải vì Niên Canh Nghiêu chỉ tín nhiệm và đề cử người
thân. Căn cứ vào ghi chép của lịch sử thì Niên Canh Nghiêu dùng người rất sáng
suốt.

Vào hai đời vua Khang Hy và Ung Chính, rất coi trọng sử trị, Vua Khang Hy mỗi

lần phát hiện trong tấu biểu của các quan trong triều có câu chữ bịa đặt, a dua thì
đều vô cùng tức giận. Đồng thời truyền dụ trong tấu biểu không được dùng nhũng
từ xiểm nịnh. Vua Ung Chính nhiều lần khiển trách quan lại hủ bại, cho rằng trị
thiên hạ lấy việc dùng người làm cơ bản. Lệnh cho các quan trong triều phải bảo
vệ phát hiện tiến cử người hiền tài, đồng thời chủ trương tăng cường kiểm tra quan
lại để thanh loại những quan chức không xứng đáng.

Về sau nghe nói Niên Canh Nghiêu trong hành doanh ở Tây Vực thường dùng
người theo lợi ích cá nhân, nhưng Tư Lại bộ không biết vì lý do gì không tấu trình,
nên rất tức giận và lệnh cho bộ Lại tra xét nghiêm túc. Nhưng thấy Niên Canh
Nghiêu tiến cử toàn là những người có tài đức và đó chính là một trong những
nguyên nhân giúp ông lập nên những chiến công. Ví dụ như năm Ung Chính
Nguyên Niên(1723) khi ở Thanh Hải xảy ra phản loạn, Niên Canh Nghiêu đã dâng
biểu tiến cử Đề đốc Tứ Xuyên Nhạc Trung Kỳ làm Tham tán đại thần. Nhạc Trung
Kỳ là người trầm tính, cương nghị nhiều mưu lược lại chỉ huy tướng sĩ rất nghiêm
và lại cùng đồng cam cộng khổ với binh sĩ. rất được lòng người, quân sĩ một lòng
một dạ theo ông, ông ta đã nhiều lần lập công, đến đời vua Càn Long ông ta là một
trong những vị tướng tài có nhiều công trạng to lớn. Lại như Hồ Kỳ Hằng là cử
nhân đời vua Khang Hy năm thứ 44 (1705) từng làm Thông phán ở Biện Châu, vì
có tài "Thông hiểu triều chương quốc chính, mẫn tiệp, văn võ song toàn" nên được
Niên Canh Nghiêu ngưỡng mộ và được tiến cử làm Tri phủ Biện Châu, sau lại tín
nhiệm làm Xuyên Đông đạo Thiểm Tây Bố chính sử Cũng như vậy, đối với những
loại người không có tài cán gì, dù có là quan hệ thân thích gần gũi, Niên Canh
Nghiêu cũng không bao giờ tuỳ tiện sử dụng. Khi Niên Canh Nghiêu ở vị trí là
Phủ viễn Đại tướng quân thì có một người con của thầy giáo dạy ông từ thủa nhỏ
là Uông Mỗ Nhân, anh ta vất vả trải qua ngàn dặm xa xôi để đến Thiểm Tây bái
kiến Niên Canh Nghiêu, anh ta hy vọng sẽ được làm một chức quan nho để kiếm
sống và nuôi gia đình. Khi con thầy Uông đến muốn vào tướng phủ nhưng vẫn
chưa được gọi vào. Mãi hơn một tháng sau, anh ta mới được gọi đến, anh ta vào
đến tướng phủ, trông thấy vệ binh giáo mác sáng lóe, sợ đến thót tim, mặt cắt

không còn hạt máu. Khi nhìn thấy Niên Canh Nghiêu, anh ta vội vàng quỳ sụp
xuống không nói lên lời. Niên Canh Nghiêu giận ra mặt, lạnh lùng quát mắng: "Ta
đã sớm làm cho con của thày giáo ta kinh sợ hồn bay phách lạc mất rồi, giờ đây ta
mới biết ngươi dung tục đến vậy thật là đã làm tổn thương đến kỳ vọng của thày ta
rồi. Nhà ngươi lại không chịu ở nhà phụng dưỡng mẹ già mà lại đến cầu xin chút
quan chức. Triều đình chọn người làm quan đâu có thể sư dụng được ngươi? Ta
cũng không có tiền của gì để giúp ngươi đâu". Sau đó Niên Canh Nghiêu cho vệ sĩ
áp giải anh ta về quê.

Niên Canh Nghiêu không phải là người bạc bẽo vô tình, trước khi người con của
thày giáo tới thì ông đã biết tin nên vội sai người đến tận quê anh ta nghe ngóng,
tình hình được biết anh ta ngu đần, lỗ mãng, bất tài, không thể dùng được. Song
nặng nghĩa thày trò, ông sai người đem một vạn lạng bạc đến biếu để vợ con thày
được sung túc. Ngược lại ông còn cố ý ác khẩu với người con của thày giáo đế răn
đe tham vọng làm quan của anh ta. Từ cách xử sự này: có thể thấy được Niên
Canh Nghiêu sử dụng người tài không nặng về tình nghĩa, quan hệ mà trọng tài
cán của họ.

Nhưng việc dùng người vẫn chỉ là đạc quyền của nhà vua, nên việc tuyển chọn
người của Niên Canh Nghiêu đã làm cho vua Ung Chính hết sức lo lắng. Ông ta
quyết định phải hạn chế, tiến tới thủ tiêu quyền lực của Niên Canh Nghiêu.

Năm Ung Chính thứ 3 (1725) quan tuần phủ Tử Châu Thái Đĩnh, trước đây bị
Niên Canh Nghiêu vạch tội, cách chức rồi giao cho Giám trảm hậu giải về kinh xử
tội. Nhưng được bộ Hình dâng tấu xin nên cứ tống giam vào ngục. Nay để tìm
hiểu tính tình của Niên Canh Nghiêu ở vùng Tây Bắc, vua Ung Chính quyết định
gặp người đã là kẻ thù, là địch thủ chính của Niên Canh Nghiêu.

Không cần nói cũng đã biết người đã bị Niên Canh Nghiêu vạch tội xử lý giao cho
Giam trảm hậu nói những gì. Thái Đĩnh được gặp nhà Vua, hắn tâu trình với Vua

vì trước đây để chống lại những hành vi phạm pháp của Niên Canh Nghiêu nên bị
ông ta vu cáo hãm hại. Hắn còn kể tường tận, tỉ mỉ những việc làm sai trái tệ hại
của Niên Canh Nghiêu. Vua Ung Chính sớm đã muốn tước đoạt quyền lực của
Niên Canh Nghiêu nên những lời tố cáo của Thái Đĩnh rất hợp với ý ông ta. Vì
vậy, vua Ung Chính hạ chiếu miễn tội cho Thái Đĩnh đồng thời cất nhắc hắn làm
Tả đô Ngự sử.

Cách xử lý này, ngoài ý tưởng tượng của mọi người, còn cách giải thích việc này
của vua Ung Chính thì đã nói rõ lòng dạ phức tạp của ông ta, đã ghét hận đại thần
công cao lấn chủ. Trong chiếu dụ, ông ta chỉ rõ: "Thái Đĩnh do bị Niên Canh
Nghiêu sàm tấu, nếu như xử tội Thái Đĩnh thì mọi người cho rằng trẫm nghe lời
Niên Canh Nghiêu mà giết ông ta! Cái gốc quyền uy của Triều đình lại chọ đại
thần thao túng, như vậy còn gọi gì là đạo lý nữa?" Đối với vụ án Thái Đĩnh mà
nói, việc thực sự không phạm tội cũng không quan trọng, việc nhà vua và đại thần
ai là người thao túng quyền lực mới là điều mấu chốt, mới quyết định xử lý án
kiện như vậy. Đó chính là sự lô gích của vị Hoàng đế chuyên chính.

Thái Đĩnh được phong làm Tả đô Ngự sử chính là tín hiệu nguy hiểm đã phát ra
đối với Niên Canh Nghiêu. Vua Ung Chính muốn dùng Thái Đĩnh để đối phó với
Niên Canh Nghiêu. Ít lâu sau, người được Niên Canh Nghiêu tiến cử phong chức
Tuần phủ Cam Túc là Hồ Kỳ Hằng về kinh, Ung Chính bèn mượn cớ cho rằng Hồ
Kỳ Hằng là người rất bỉ ổi, sớ tâu trước đây sai lầm, hoang đường rồi cách chức
ông ta. Tiếp đó lại ra lệnh quản thúc Niên Canh Nghiêu tại vùng Tây Bắc. Từ đó
địa vị của Niên Canh Nghiêu ngày càng nguy khốn.

Tháng 4 năm Ung Chính thứ 3 (1725) Vua Ung Chính lại truyền dụ nghiêm khắc
phê phán những việc làm của Niên Canh Nghiêu ở vùng Tây Bắc và cuối cùng
quyết định: "Trước đây, Niên Canh Nghiêu không hồ đồ vô lý như vậy. Nay do
cậy mình có công, cố ý lười nhác, đùa giỡn hoặc giết chóc quá nhiều vì vậy đầu óc
đen tối, thù hận. Lẽ nào còn để ông ta giữ chức Tổng đốc nữa? Xét thấy ông ta vẫn

còn có thể huấn luyện binh sĩ, giáng chức xuống làm Hàng Châu tướng quân".

Giậu đổ bìm leo, sau khi Niên Canh Nghiêu thất sủng, các văn quan võ tướng,
những người trước đây đã theo ông nhiều năm, nhiều lần được ông tiến cử trọng
dụng nay vì bảo vệ tính mạng và chức sắc của mình, đã cắt đứt quan hệ với ông
đều nhao nhao tố cáo Niên Canh Nghiêu. Tuần phủ Sơn Tây Y Đô Lập tố cáo
Niên Canh Nghiêu tư lợi chiếm kho muối ăn, tự ý chiếm dụng và thu thuế muối.
Phạm Thời Tiệp nguyên Tuần phủ Tây An đã tố cáo Niên Canh Nghiêu giết oan
nhiều người lại tố cáo ông 5 việc về lừa bịp, bưng bít, tham lam vô độ, đồng thời
đề nghị bắt hết đồng bọn và nghiêm trị. Vua Ung Chính hạ lệnh cho bộ Lại nghị
xử. Bộ Lại kiến nghị cách chức Niên Canh Nghiêu nhưng bảo lưu tước vị của ông.
Vua Ung Chính lập tức bác bỏ: "Niên Canh Nghiêu đã phạm rất nhiều trọng tội,
dù có chặt đầu hắn cũng không thể làm nhẹ bớt tội lỗi đã qua". Đồng thời thu hồi
chức Thượng thư bộ Lại của Khoa Long Đa, lệnh cho bộ Lại xử tiếp. Để tỏ rõ ý
của mình, vua Ung Chính cho triệu kiến Cửu Khanh, truyền dụ: "Niên Canh
Nghiêu đã bất chấp được Vua ân sủng, đã lộng quyền hối lộ, tác oai tác phúc, cả
gan lừa dối bưng bít, nhẫn tâm vong ân phụ nghĩa, hắn coi vương pháp như cỏ rác,
trẫm sao có thể cố sức phí công nuôi dưỡng gian thần? Những kẻ thuộc hạ của hắn
hoặc hy vọng hắn tiến cử, hoặc lo sợ hắn báo thù bức hại mà phải theo hắn dấn
mãi vào con đường tội lỗi. Nay cần phải đập tan vây đảng, cải tà quy chính. Nếu
ngoan cố không chịu hối cải sẽ định tội đảng nghịch". Từ đó, ý đồ của Ung Chính
đã quá rõ ràng, việc sống chết của Niên Canh Nghiêu đã được quyết định, còn cái
gọi là xét xử của bộ Lại chỉ là lớp vỏ ngoài khoác lên thâm ý cá nhân của nhà Vua
mà thôi.

Nhưng do lúc đó tin tức truyền đi rất chậm, Niên Canh Nghiêu không biết ý đồ
của nhà Vua. Ông không cam chịu làm chức quan nhàn ở Hàng Châu, còn muốn
làm được việc gì đó cho đất nước.

Ông đến Nghị Chính liền dâng sớ đề xuất: "Thần không dám ở Thiêm Tây lâu, lại

không dám đến thẳng Triết Giang. Nay ở Nghị Chính, đây là đất tốt, tiện việc giao
thông thuỷ bộ để giành thắng lợi. Xin chờ Thánh chỉ". Sớ tấu này đã công khai
việc ông cự tuyệt nhận chức Hàng Châu tướng quân.

Việc này làm cho Ung Chính càng thêm kiên định quyết tâm trừ bỏ ông, thế là vua
Ung Chính ra lệnh bắt trị tội những kẻ tâm phúc dưới trướng của Niên Canh
Nghiêu là Hồ Kỳ Hàng, Tang Thành Đỉnh. Tháng 7, thu hồi hết các đổ đã ban
thưởng cho Niên Canh Nghiêu, cách chức tướng quân, sợ ông ở Kinh nhàn hạ bất
ổn vẫn phái ông phải đi Hàng Châu.

Lúc này, các quan trong triều cũng dâng biểu đề nghị lấy tội bất trung bất pháp rồi
xử cực hình đối với Niên Canh Nghiêu để làm gương. Vua Ung Chính lại kể lại tội
của Niên Canh Nghiêu và chỉ rõ: Lời nói của quan lại trong triều là công luận khắp
nơi (ngoài triều đình), nhưng việc thưởng phạt là đại sự quốc gia nên phải trưng
cầu ý kiến của các quan. Nhà vua lệnh cho các tướng quân, Đốc phủ, Đề trấn, phải
có ý kiến của mình và tấu lên rõ ràng. Thế là số thuộc hạ trước đây của Niên Canh
Nghiêu như Nhạc Trung Kỳ, Điền Văn Kính, đều không ngồi yên và cùng nhau
nhao nhao vạch tội Niên Canh Nghiêu, tạo thành một cục diện trong ngoài đồng
lòng hãm hại Niên Canh Nghiêu.

Tháng 10, Vua Ung Chính đắc ý ra lệnh bắt Niên Canh Nghiêu đưa về kinh hỏi
tội. Tháng 11, các vị tướng quân, đốc phủ, đề trấn nhao nhao dâng sớ đề nghị
nhanh chóng chém đầu Niên Canh Nghiêu để giữ nghiêm phép nước. Vua Ung
Chính lại đưa các tấu biểu này cho Pháp tư xử lý. Không lâu sau, Nghị chính đại
thần, Tam pháp tư, Cửu Khanh cùng triều thần hợp tấu kể tội Niên Canh Nghiêu:
Tội đại nghịch 5 điều, phạm 9 điều tội lừa dối bưng bít, phạm 16 điều tội tiếm
quyền, phạm 13 điều tội ngông cuồng trái đạo, phạm 6 điều tội chuyên quyền tự
tiện, phạm 6 điều tội đố kị, phạm 4 điều tội tàn nhẫn gian ác, phạm 18 điều tội
tham nhũng, phạm 15 điều tội chiếm, đoạt hối lộ. Tổng cộng phạm 92 điều tội
trạng, chiểu theo luật pháp phải xử tội cả 3 họ. Vua Ung Chính cuối cùng phán

quyết: "Niên Canh Nghiêu mưu phản là sự thật, nhưng sự việc chưa công khai lộ
dấu vết. Trẫm thể tình ông ta lập công ở Thanh Hai nên không nhẫn tâm xuống
cực hình". Thế là ra lệnh cho Niên Canh Nghiêu tự vẫn trong ngục. Cha Niên
Canh Nghiêu là Niên Hà Linh, anh ca Niên Hy Nghiêu bị bãi quan, con trưởng của
ông là Niên Phúc bị giết, các con khác của ông từ 15 tuổi trở lên đều phải trách
phạt và lưu đày tới vùng biên cương xa xôi. Cả một thế hệ nhà công thần Niên
Canh Nghiêu cuối cùng đã rơi vào thảm cảnh nhà tan cửa nát.

Năm Ung Chính thứ 5 (1727), Vua hồi tâm nghĩ lại, tự mình thay đổi quyết định,
đại xá cho con cháu Niên Canh Nghiêu trở về để cho Niên Hà Linh chăm sóc dạy
dỗ, ít lâu sau, Niên Hà Linh bị bệnh chết, vua Ung Chính hạ lệnh khôi phục lại
chức quan cho ông và tổ chức lễ an táng cho ông.

Niên Canh Nghiêu đã nhiều lần lập công lớn ở vùng biên thuỳ tây bắc. Vì củng cố
sự thống nhất đất nước, vì sự ổn định của ách thống trị của nhà Thanh ở vùng biên
cương tây bắc ông đã lập nên những chiến công hiển hách. Nói ông là vị quan kiêu
ngạo, phóng túng, dối trá hoặc tương tự như vậy còn có thể có, nhưng quyết không
hề có sự thực mưu phản. Việc này vua Ung Chính cũng đã phải thừa nhận. Nhưng
vì sao vua Ung Chính lại nhẫn tâm xuống tay như vậy? Còn bắt ông phải tự vẫn?

Theo người đời sau phân tích: Niên Canh Nghiêu đã cùng với Ung Chính thanh trị
nội bộ trong cung đình để tranh giành ngôi vua. Do giúp được Ung Chính kế vị
nên ông đã lập được công lao tột đỉnh, vì thế ông được sủng ái tin tưởng như
người tâm phúc. Thế nhưng ông lại biết rõ việc Ung Chính thoán đoạt ngôi vị
trong hậu cung. Việc này nếu lọt ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng không gì cứu vãn
được, việc này vẫn còn nguy hiểm đến cả tính mạng của Ung Chính. Vì vậy chỉ
cần Niên Canh Nghiêu còn sống thì mối hiểm hoạ này vẫn còn đó.

Còn Niên Canh Nghiêu lại nhiều lần lập công lớn, tự cao tự đại càng làm cho Ung
Chính cảm thấy hiểm hoạ ngày càng lớn dần lên. Từ đó dẫn đến có tính toán phải

giết đi để diệt hậu hoạ. Thế rồi cái gọi là mưu phản được dựng lên, chính là cái tội
khi dục vọng gia tăng thì không từ bất cứ thủ đoạn nào.

×