Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Điếc do tiếng ồn ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.3 KB, 5 trang )

Điếc do tiếng ồn
Hàng ngày nếu chúng ta tiếp xúc với những tiếng ồn có
hại (âm thanh quá lớn hoặc nghe âm thanh lớn trong
thời gian dài), những cấu trúc nhạy cảm trong tai trong
của chúng ta có thể bị hư hại gây ra điếc.
Những âm thanh gây “điếc do tiếng ồn”
Điếc do tiếng ồn có thể do một lần tiếp xúc với âm thanh
với xung lực mạnh như là tiếp xúc với một vụ nổ, hoặc liên
tục tiếp xúc với âm thanh lớn quá khoảng thời gian cho
phép, như tiếng ồn trong các nhà máy.


Đơn vị đo âm thanh là decibel (dB). Trên thang decibel,
một lần gia tăng 10dB có nghĩa một âm sẽ tăng 10 lần độ
lớn. Đối với tai của bạn sẽ nghe âm đó lớn gấp 2 lần. Tiếng
kêu của tủ lạnh là 45dB, các cuộc nói chuyện bình thường
khoảng 60dB, tiếng ồn giao thông ở các thành phố lớn có
thể lên tới 85dB. Các nguồn tiếng ồn có thể gây điếc tiếng
ồn bao gồm xe máy, pháo, các loại súng ngắn, tất cả các
loại âm thanh phát ra từ 120 - 150dB. Tiếp xúc lâu dài hoặc
lặp đi lặp lại với âm thanh bằng hoặc lớn hơn 85dB có thể
gây điếc. Âm thanh càng lớn thì khoảng thời gian tiếp xúc
âm thanh trước lúc bị điếc tiếng ồn càng ngắn. Âm thanh
nhỏ hơn 75dB, thậm chí sau thời gian tiếp xúc lâu dài cũng
không chắc gây điếc.
Mặc dầu hiểu biết về các mức decibel là rất quan trọng
trong việc bảo vệ sức nghe của một người, nhưng khoảng
cách từ nguồn âm thanh và thời gian tiếp xúc âm thanh
cũng quan trọng không kém. Một kinh nghiệm tốt là tránh
tiếng ồn quá lớn và quá gần hoặc tránh tiếp xúc tiếng ồn
quá lâu.


Những ảnh hưởng của “điếc do tiếng ồn”
Tiếp xúc những âm thanh có hại gây ra sự hư hỏng các tế
bào lông nhiều như đối với dây thần kinh thính giác. Âm
thanh xung có thể gây ra điếc ngay lập tức và có thể bị điếc
vĩnh viễn. Kiểu điếc này có thể kèm theo ù tai - tiếng ù như
tiếng chuông kêu, tiếng ve kêu, hoặc tiếng sấm ầm ầm
trong tai hoặc trong đầu - với thời gian nó có thể giảm bớt.
Điếc và ù tai có thể xảy ra trên 1 tai hoặc kể cả 2 tai, và
tiếng ù có thể tiếp tục không thay đổi, đôi khi tồn tại suốt
thời gian sống còn lại.
Tiếp tục tiếp xúc tiếng ồn lớn cũng có thể làm hư hại cấu
trúc của tế bào lông gây ra điếc và ù tai, mặc dầu vậy quá
trình xảy ra từ từ hơn là đối với tiếng ồn xung.
Tiếp xúc tiếng ồn xung và tiếng ồn liên tục có thể chỉ gây
ra điếc tạm thời. Nếu thính lực trở lại bình thường, điếc tạm
thời được gọi là sự thay đổi ngưỡng nghe tạm thời. Sự thay
đổi ngưỡng nghe tạm thời thường biến mất sau 16 - 48 giờ
tiếp xúc với tiếng ồn lớn. Bạn có thể phòng ngừa điếc do
tiếng ồn mà nguyên nhân là tiếng ồn xung và tiếng ồn liên
tục bằng cách sử dụng thường xuyên các dụng cụ bảo vệ tai
như nút tai, chụp tai chống tiếng ồn.
Các triệu chứng của điếc do tiếng ồn
Nếu một người tiếp xúc với tiếng ồn lớn trong một thời
gian dài, các triệu chứng của điếc do tiếng ồn sẽ gia tăng từ
từ. Với thời gian, âm thanh mà người này nghe được sẽ bị
méo hoặc không rõ, có thể người này sẽ gặp khó khăn trong
việc hiểu lời nói. Một số người bị điếc do tiếng ồn có thể
thậm chí không biết sức nghe của mình đã giảm. Để phát
hiện cần làm các test nghe.
Đối tượng của điếc do tiếng ồn

Mọi người ở mọi lứa tuổi đều có thể bị điếc do tiếng ồn.
Khoảng 15% người Mỹ từ 20 - 69 tuổi (26 triệu người) bị
mất thính giác tần số cao, có thể là do tiếp xúc với tiếng ồn
lớn hoặc tiếng ồn tại nơi làm việc trong cuộc sống. Các
hoạt động lặp đi lặp lại có thể là nguy cơ gây điếc do tiếng
ồn bao gồm săn và bắn mục tiêu, lái xe trượt tuyết có động
cơ, nghề mộc và các trò yêu thích khác như chơi bóng,
tham dự các buổi nhạc rock. Các tiếng ồn gây hại ở nhà có
thể từ máy giặt, máy cắt cỏ và các dụng cụ cửa hàng.
Phòng tránh điếc do tiếng ồn
Điếc do tiếng ồn có thể phòng tránh 100%. Tất cả mọi
người cần phải hiểu các mối nguy hiểm từ tiếng ồn và làm
sao có thể nghe tốt mỗi ngày. Để bảo vệ sức nghe của bạn:
- Nên biết những tiếng ồn nào có thể gây tổn hại (đó là
những tiếng ồn ≥ 85dB).
- Mang nút tai chống tiếng ồn hoặc những phương tiện bảo
vệ sức nghe khác khi tham gia những hoạt động có tiếng nổ
lớn.
- Hãy báo động đối với những tiếng ồn gây hại trong môi
trường.
- Hãy bảo vệ tai của trẻ em, những đứa trẻ quá nhỏ không
biết tự bảo vệ tai mình.
- Hãy cho gia đình bạn bè và đồng nghiệp biết về những
mối nguy hiểm của tiếng ồn.
- Nếu bạn nghi ngờ bị mất sức nghe hãy đến bác sĩ tai mũi
họng kiểm tra và làm các test nghe bởi một nhà thính học.
BS.CKII. NGUYỄN THỊ BÍCH THỦY (dịch)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×