Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Trầm cảm ở người đái tháo đường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.44 KB, 7 trang )

Trầm cảm ở người đái tháo đường - Cách phát
hiện và chữa trị?
Đái tháo đường là bệnh đang gia tăng với tốc độ cao ở
nước ta hiện nay, rất hay gặp trong lâm sàng. Bệnh có
nhiều biến chứng ở các cơ quan khác nhau như mắt,
răng, tim mạch, não… Điều ít ai ngờ tới là bệnh nhân
đái tháo đường lại rất cần đến khám và tư vấn của bác
sĩ tâm thần.
Cũng như các bệnh mạn tính khác, bệnh đái tháo đường (dù
là týp 1 hay týp 2) đều có thể gây ra trầm cảm. Các số liệu
nghiên cứu của các bác sĩ Khoa Tâm thần - Bệnh viện 103
cho thấy, có đến 95% số bệnh nhân đái tháo đường đang
điều trị tại Bệnh viện 103 có biểu hiện trầm cảm mức độ
nhẹ và vừa, một số bệnh nhân có trầm cảm mức độ nặng.
Các biểu hiện của trầm cảm ở bệnh nhân đái tháo
đường
Khí sắc giảm: Nét mặt của bệnh nhân thiếu linh hoạt, ít
biểu lộ cảm xúc. Khi nhìn vào, chúng ta dễ dàng nhận thấy
nét mặt của họ rất đơn điệu, ít thay đổi, các nếp nhăn trên
mặt như giãn ra và mờ đi.
Mất dần các sở thích: Bệnh nhân mất dần các sở thích vốn
có. Họ chẳng còn quan tâm gì đến các vấn đề mà họ vốn rất
yêu thích trước đây (như bóng đá, ca nhạc, đi du lịch, giao
lưu, mua sắm…).
Mệt mỏi: Bệnh nhân đái tháo đường vốn dĩ đã hay mệt mỏi,
đặc biệt là các bệnh nhân đường huyết không ổn định.
Triệu chứng mệt mỏi ở bệnh nhân có trầm cảm thường là
mệt về buổi sáng, nhất là sau khi ngủ dậy. Đến trưa và
chiều thì biểu hiện mệt mỏi giảm đi rõ rệt.

Bệnh nhân đái tháo đường dễ có nguy cơ


bị trầm cảm.
Mất ngủ:
Bệnh nhân đái tháo đường rất hay mất ngủ. Những người
đái tháo đường týp 1 hay mất ngủ đầu giấc. Họ rất khó vào
giấc ngủ. Có khi phải nằm trằn trọc 2-3 tiếng đồng hồ trên
giường thì mới ngủ được. Còn bệnh nhân đái tháo đường
týp 2 thì hay có mất ngủ cuối giấc. Nghĩa là họ vẫn đi ngủ
tương đối dễ, nhưng đến tầm 2-3 giờ sáng thì tỉnh giấc và
không sao ngủ lại được.
Hay cáu gắt: Bệnh nhân rất dễ nổi cáu mà không có
nguyên nhân gì rõ ràng. Vợ (chồng) và con cái của bệnh
nhân thường là những đối tượng đầu tiên chịu hậu quả của
sự khó tính của bệnh nhân.
Bi quan, chán nản: Bệnh nhân luôn buồn phiền vì tình
trạng bệnh tật của mình. Do gặp nhiều khó khăn và trở ngại
trong điều trị (dùng thuốc liên tục) và sinh hoạt (ăn kiêng
chặt chẽ) khiến bệnh nhân nhìn nhận tương lai rất mờ mịt.
Họ cho rằng mình là gánh nặng cho gia đình.
Chán ăn hoặc ăn mất ngon: Nhìn chung bệnh nhân đái tháo
đường thường ăn nhiều, nhưng các bệnh nhân đái tháo
đường bị trầm cảm lại ăn ít do ăn mất ngon. Vì thế họ
thường là những người gầy. Tuy nhiên, vẫn có một số bệnh
nhân đái đường týp 2 ăn rất nhiều và béo phì.
Chú ý và trí nhớ kém: Bệnh nhân rất khó tập trung chú ý
lâu vào một việc gì đó. Do vậy, họ thường không xem hết
được một chương trình tivi, không đọc xong một bài báo…
Mặt khác, các bệnh nhân này có trí nhớ gần rất kém. Họ
hay quên đồ đạc, quên những việc cần phải làm.
Ý định và hành vi tự sát: Ý định tự sát khá phổ biến ở bệnh
nhân đái tháo đường. Do bi quan, chán nản cho rằng mình

là gánh nặng cho gia đình, bệnh nhân muốn chết để kết
thúc. Tuy nhiên, hành vi tự sát lại hiếm gặp hơn rất nhiều,
nghĩa là bệnh nhân đái tháo đường ít khi tự sát.
Đau: Hay gặp nhất là đau đầu, đau khớp, đau bộ phận sinh
dục, đau bụng, đau chân, tay… Các triệu chứng này cản trở
nhiều khả năng lao động và sinh hoạt của bệnh nhân.
Nguyên nhân trầm cảm ở bệnh đái tháo đường là do bệnh
này và các biến chứng của nó là các kích thích kéo dài
(được coi là stress nội sinh), dần dần gây ra trầm cảm.
Các thuốc chống trầm cảm được khuyên sử dụng
Lợi ích của điều
trị trầm cảm ở
bệnh nhân đái
tháo đường
Các triệu chứng
trầm cảm ảnh
hưởng sâu sắc
đến khả năng lao
động và sinh
hoạt của bệnh
nhân. Khi điều
trị trầm cảm, các
bệnh nhân này sẽ
lạc quan hơn,
ngủ tốt hơn,
giảm mệt mỏi,
chất lượng cuộc
sống sẽ được cải
thiện rõ rệt. Từ
đó khiến họ tin

Nên chọn thuốc chống trầm cảm có hiệu
quả tốt, chỉ cần dùng 1 lần/ngày vào
buổi tối và ít tác dụng phụ. Cần lưu ý
không chọn các thuốc gây kích thích ăn
ngon miệng vì sẽ gây khó khăn trong
việc thực hiện chế độ ăn kiêng của bệnh
nhân. Các thuốc đều dùng sau bữa ăn
tối.
- Sertraline, viên 50mg và 100mg. Đây
là thuốc chống trầm cảm mới, rất ít tác
dụng phụ. Bệnh nhân dung nạp thuốc rất
tốt.
- Paroxetine, viên 20mg. Đây cũng là
thuốc chống trầm cảm mới, dễ dung
nạp, ít tác dụng phụ.
- Fluvoxamine, viên 100mg. Cũng là thuốc chống trầm cảm
mới, ít tác dụng phụ, hiệu quả tốt và xuất hiện nhanh (sau 2
tuần dùng thuốc).
- Clomipramine, viên 25mg. Đây là thuốc chống trầm cảm
3 vòng. Thuốc tuy có một số tác dụng phụ như khô, đắng
tưởng và hợp tác
tốt hơn với bác sĩ
trong việc điều
trị. Tuy nhiên,
điều trị trầm cảm
không thay thế
được điều trị đái
tháo đường,
nghĩa là v
ẫn phải

lấy điều trị đái
tháo đường là
chính, còn điều
trị trầm cảm là
điều trị kết hợp.
miệng, táo bón trong thời gian đầu dùng thuốc nhưng thuốc
này tỏ ra rất có hiệu quả cho các trường hợp đau, mất ngủ,
lo lắng của bệnh nhân đái tháo đường.
- Amitriptylin, viên 25mg. Đây là thuốc chống trầm cảm 3
vòng tuy có nhiều tác dụng phụ như mệt mỏi, đắng miệng,
táo bón, bí đái ở người có u tiền liệt tuyến… Nhưng thuốc
lại rất hiệu quả cho các trường hợp đau, mất ngủ, lo lắng…
Tuy nhiên, thuốc có thể gây ăn nhiều, vì vậy cần lưu ý khi
bệnh nhân phải thực hiện chế độ ăn kiêng.
TS. Bùi Quang Huy
(Chủ nhiệm Khoa Tâm thần - Bệnh viện 103)
In bài viếtnày

×