Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Thuốc làm giảm cholesterol máu ở người đái tháo đường docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (225.73 KB, 7 trang )

Thuốc làm giảm cholesterol máu
ở người đái tháo đường

Khoảng 40% bệnh nhân mắc đái tháo đường (ĐTĐ) có kèm theo tăng
cholesterol máu. Sự gia tăng này có căn nguyên gốc là do các khiếm khuyết di
truyền gen, do đó tăng cholesterol được coi là căn bệnh mạn tính cần được
điều trị liên tục. 2/3 người mắc ĐTĐ tử vong vì các bệnh do tim mạch như
nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não do vậy, làm giảm được cholesterol
máu được coi là mục tiêu quan trọng trong chiến lược điều trị bệnh ĐTĐ.
Thuốc giảm mỡ máu statin là gì?
Thuốc statin ức chế hoạt động của men gan - men đó chịu trách nhiệm tạo
ra cholesterol máu. Nếu quá nhiều cholesterol trong máu có thể lắng đọng tạo nên
các mảng bám ở thành mạch máu. Các mảng bám này làm hẹp và tắc mạch máu
dần dần. Khi mảng bám này bong ra di chuyển đến chỗ hẹp hơn hoặc có cục máu
đông trên mảng bám khiến cho mạch máu bị hẹp tắc đột ngột gây nên nhồi máu cơ
tim hoặc đột qụy hoặc tắc mạch máu chi
Thuốc statin không những có tác dụng làm giảm cholesterol máu, thuốc còn
có một tác dụng mang lại lợi ích nhiều hơn thế với những người bị xơ xữa mạch
máu: đó là thuốc góp phần đáng kể làm ổn định mảng xơ vữa, thậm chí làm nhỏ
lại mảng xơ vữa bám trên thành mạch máu. Chính vì vậy, thuốc làm giảm được
các tai biến tim mạch và đã được chứng minh bởi nhiều nghiên cứu, trong đó đáng
lưu ý đến 2 nghiên cứu gần đây:
Nghiên cứu CARDS (Collaborative Atorvastatin Diabetes Study, tiến hành
từ năm 2002)
Gần 2.838 bệnh nhân ĐTĐ type 2 có độ tuổi từ 40-75: trong đó 1.428 bệnh
được cho uống atorvastatin 10mg/ngày và 1.410 bệnh được cho uống thuốc giả
trong thời gian trung bình 3,9 năm.
Các bệnh nhân này không mắc bệnh tim nhưng lại có những yếu tố nguy cơ
tim mạch như hút thuốc; tăng huyết áp; bệnh võng mạc do ĐTĐ hoặc có protein
trong nước tiểu chứng tỏ rằng bệnh nhân có bệnh lý thận do ĐTĐ.
Với những bệnh nhân được cho uống statin: nguy cơ bị nhồi máu cơ tim


giảm 37%, nguy cơ bị đột qụy giảm 48% so với nhóm bệnh nhân được cho uống
thuốc giả. Và điều thú vị hơn nữa là các lợi ích trên không phụ thuộc vào tuổi, giới
hoặc có tăng cholesterol hay không (nghĩa là bệnh nhân không bị tăng cholesterol
máu cũng được hưởng lợi từ việc uống đều đặn atorvastatin).
Nghiên cứu HPS (Heart Protection Stud, năm 2003)
Bao gồm 5.963 bệnh nhân ở độ tuổi 40-80 mắc ĐTĐ type 2 có kèm theo
bệnh tim mạch hoặc không kèm theo bệnh tim mạch. Những bệnh nhân này được
phân chia ngẫu nhiên làm 2 nhóm: nhóm 1 uống simvastatin 40mg/ngày và nhóm
2 cho uống giả dược. Cả 2 nhóm bệnh nhân này được dùng thuốc và theo dõi liên
tục trong vòng 5 năm.
Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng: những bệnh nhân có bệnh tim mạch
và được dùng simvastatin giảm được nhồi máu cơ tim và đột qụy 33%; những
bệnh nhân không có bệnh tim mạch từ trước giảm được nhồi máu cơ tim và đột
qụy 27% so với nhóm bệnh nhân dùng giả dược.
Tác dụng chính của thuốc statin
Thuốc statin làm giảm tổng hợp cholesterol và LDL-cholesterol (loại
cholesterol xấu), mặt khác statin làm tăng HDL-cholesterol (loại cholesterol tốt).
Do đó, statin giúp làm ổn định các mảng bám xơ vữa mạch máu và vì vậy làm
giảm nhồi máu cơ tim và đột qụy.
Tác dụng phụ của statin
Tăng mỡ máu là căn bệnh mạn tính nên cần được dùng thuốc nhóm statin
đều đặn (giống như thuốc điều trị tăng huyết áp và ĐTĐ) nên nhiều người e ngại
về tính an toàn của thuốc.
Hầu hết mọi người uống statin đều dung nạp thuốc tốt. Tuy nhiên, một số
người có biểu hiện tác dụng phụ thoáng qua một thời gian.
Những tác dụng phụ thường gặp nhất là đau đầu; khó ngủ; nổi mẩn đỏ; đau
cơ; yếu cơ; chóng mặt; buồn nôn và nôn; đau bụng; đầy hơi; táo bón hoặc đi ngoài
phân lỏng.
Tác dụng phụ nguy hiểm của statin
Viêm cơ: nguy cơ bị viêm cơ do statin tăng lên nếu dùng chung với một số

loại thuốc. Nếu bệnh nhân tăng cholesterol máu đồng thời với tăng triglyceride
máu, các bác sĩ có thể cho uống kết hợp statin với fibrate -thuốc làm giảm đồng
thời cả triglyceride và cholesterol máu- khi đó nguy cơ bị viêm cơ tăng lên đáng
kể.
Đau cơ: là biến chứng có thể gặp khi dùng statin. Đau cơ khiến bệnh nhân
không thoải mái, làm xét nghiệm thấy men CPK tăng trung bình. Đây là biến
chứng lành tính, đau cơ sẽ hết nhanh chóng sau khi ngừng thuốc statin.
Tiêu cơ: là biến chứng nguy hiểm nhất của statin. Cơ toàn thân đau nhức và
yếu. Men CPK tăng cao, tiêu cơ còn có thể làm cho thận phải làm việc quá sức,
các sản phẩm do tiêu cơ có thể gây tắc ống thận và gây suy thận cấp. Rất may mắn
là biến chứng tiêu cơ rất hiếm gặp, ước chừng ít hơn 1/10.000 trường hợp sử dụng
statin.
Statin có ảnh hưởng đến gan?
Thuốc thuộc nhóm statin không được dùng cho bệnh nhân đang có bệnh
gan tiến triển và dùng thuốc một cách thận trọng với những người có tiền sử bệnh
gan hoặc uống nhiều rượu. Các khuyến cáo nên xét nghiệm chức năng gan đều đặn
là do khi mới được đưa vào sử dụng và khi thí nghiệm trên chuột ghi nhận có tăng
men gan (GPT hoặc ALT) và do vậy người ta nghĩ rằng thuốc có tác dụng “độc”
với gan.
Nhưng khi nghiên cứu ngẫu nhiên với số lượng bệnh nhân lớn, so sánh giữa
nhóm sử dụng thuốc statin và nhóm dùng giả dược, các bác sĩ không thấy sự khác
biệt về số người tăng men gan (khoảng 1%) cũng như không ghi nhận trường hợp
nào bị bệnh gan nặng do dùng thuốc.
Một điều tra đã ghi nhận số liệu của 24 triệu bệnh nhân dùng lovastatin
(một thuốc làm giảm cholesterol thuộc nhóm statin) từ năm 1986 đến năm 2002
(Theo Tolman; Am J Cardiol 2002 - 89: 1374-1380):


Theo số liệu nghiên cứu này, tỷ lệ viêm gan ở mức 1/100.000 người là rất
nhỏ so với các loại thuốc khác. Với biến chứng suy gan cấp, tỷ lệ 1/130.000 người

sử dụng statin tương đương như tỷ lệ suy gan cấp vô căn trong cộng đồng nên
không thể kết luận đây là biến chứng do dùng statin được.
Làm gì để hạn chế tác dụng phụ của statin?
Để hạn chế nguy cơ bị tiêu cơ: tránh kết hợp dùng chung statin với các
nhóm thuốc khác như erythromycin; gemfibrozil; clofibrate; cyclosporine; các
thuốc diệt nấm gốc azole (ketoconazole; fluconazole; itraconazole). Đặc biệt nước
bưởi cũng làm tăng nguy cơ bị tiêu cơ khi bệnh nhân uống statin.
Nhìn chung, thuốc giảm mỡ máu nhóm statin rất an toàn. Tỷ lệ tác dụng
phụ nặng rất nhỏ trong khi lợi ích lên bệnh tim mạch ở người ĐTĐ là rất lớn.
Thuốc nên được dùng đều đặn hàng ngày và trong nhiều năm liên tục mới phát
huy hiệu quả phòng ngừa hoặc giảm nhẹ tai biến mạch máu hoặc nhồi máu cơ tim.

×