Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Hạn chế tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.99 KB, 7 trang )

Hạn chế tác dụng phụ của thuốc trị tiểu đường - Cách gì?
Cho đến nay, đái tháo đường (ĐTĐ) vẫn là bệnh chưa
thể chữa khỏi hoàn toàn. Chính vì vậy con người vẫn
đang cố gắng để tìm ra nhiều loại thuốc mới nhằm điều
trị ĐTĐ hiệu quả hơn. Hiện nay trên thị trường đang có
rất nhiều loại thuốc điều trị ĐTĐ khác nhau và ngay
một loại thuốc cũng có thể có rất nhiều tên thương mại
khác nhau. Vì vậy, để hiểu biết rõ tác dụng cũng như
cách dùng và cách hạn chế các tác dụng phụ của các
loại thuốc này đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
Insulin
Tính theo thời gian tác dụng (thời gian bắt đầu có tác dụng,
thời gian có tác dụng tối đa và thời gian hết tác dụng), có 3
loại insulin thường được dùng hiện nay là insulin nhanh,
insulin bán chậm và insulin hỗn hợp (hay insulin mixtard
gồm 2 loại nhanh và bán chậm được trộn theo những tỉ lệ
nhất định). Có thể phân biệt lọ insulin nhanh thường trong
suốt còn các loại insulin khác thì có màu đục. Ngoài những
bệnh nhân (BN) ĐTĐ týp 1, tiêm insulin còn được chỉ định
cho các BN ĐTĐ týp 2 khi đã thất bại (không đáp ứng) với
các thuốc uống hạ đường máu, khi đường máu tăng quá
cao, bị hôn mê ĐTĐ hoặc trong các trường hợp đặc biệt
như bị nhiễm trùng nặng, bị tai biến mạch não hoặc bị suy
gan, suy thận…
Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2:

Có nhiều nhóm thuốc uống để điều trị ĐTĐ týp 2, mỗi
nhóm có cơ chế tác dụng khác nhau. Các thuốc và nhóm
thuốc chính là:
Metformin:
- Metformin được coi là thuốc điều trị đầu tay cho những


BN ĐTĐ týp 2 có béo phì hoặc thừa cân do có tác dụng
chính lên sự đề kháng insulin. Metformin có ưu điểm nổi
bật là không làm tăng cân và cũng không gây hạ đường
máu quá thấp. Các tác dụng phụ của thuốc có thể là gây đầy
bụng, buồn nôn, tiêu chảy… Nên uống các thuốc
metformin ngay sau bữa ăn. Không dùng metformin khi có
suy thận, suy gan, suy hô hấp. Phải thận trọng khi dùng cho
những BN lớn tuổi.
Các thuốc nhóm sulfonylurea…
- Nhóm sulfonylurea là những thuốc điều trị ĐTĐ týp 2
được dùng phổ biến nhất, nó có tác dụng chính là kích thích
tụy tăng tiết insulin. Tác dụng phụ của thuốc có thể là gây
tăng cân tuy không nhiều (1-2kg) và hạ đường máu quá
thấp (hay gặp khi dùng chlopropamid và glibenclamid) nhất
là ở những BN già, BN có bệnh gan hoặc thận. Nhóm thuốc
này thường phải dùng 2-3 lần mỗi ngày, uống vào trước
bữa ăn.

Hướng dẫn người bệnh đái tháo đư
ờng
chăm sóc sức khỏe.
Các thiazolidinediones (TZD)
Các thuốc TZD có tác dụng làm tăng tác dụng của insulin
tại các mô trong cơ thể nhưng không làm tăng tiết insulin.
Ngoài ra nó còn có tác dụng làm giảm rối loạn mỡ máu.
Điều trị TZD thường gây tăng cân (khoảng 2-4kg/24
tháng), chủ yếu do làm tăng tích trữ mỡ dưới da, và một
phần do giữ nước. Vì vậy cần thận trọng khi điều trị TZD
cho các BN bị suy tim hoặc có bệnh tim, viêm gan hoặc có
men gan tăng cao.

Acarbos
Tăng đường máu sau bữa ăn khá phổ biến ở các BN ĐTĐ
týp 2. Men alpha-glucosidase có vai trò quan trọng trong
việc tiêu hoá và hấp thu thức ăn. Acarbose ức chế men
alpha-glucosidase nên sẽ làm chậm quá trình hấp thu
carbonhydrat ở đường tiêu hoá, nhờ đó làm giảm mức độ
tăng đường máu sau bữa ăn. Acarbose có thể được dùng
riêng lẻ cùng chế độ ăn kiêng hoặc dùng phối hợp với
sulfonylurea, metformin hoặc insulin. Tác dụng phụ của
acarbose là gây đầy hơi và sôi bụng, đôi khi gặp đau bụng
và tiêu chảy. Để khắc phục nên uống thuốc vào giữa bữa
ăn, bắt đầu bằng liều thấp và tăng liều từ từ.
Các thuốc uống điều trị ĐTĐ týp 2 khác:
- Novonorm có tác dụng tương tự sulfonylurea nhưng kích
thích tiết insulin sớm hơn. Vì vậy nó thường được dùng vào
đầu bữa ăn và làm giảm đường máu sau bữa ăn.
- Mediator cũng có tác dụng trên cả sự đề kháng insulin và
rối loạn mỡ máu nhưng kém hơn so với metformin. Có thể
điều trị mediator đơn thuần hoặc phối hợp với
sulfonylurea
Điều trị phối hợp các thuốc:
Theo các khuyến cáo mới của Hội ĐTĐ Mỹ thì khi dùng
một thuốc mà không kiểm soát được đường máu thì nên
điều trị phối hợp sớm 2 hoặc 3 loại thuốc uống với nhau
hoặc với insulin. Điều trị phối hợp rất có lợi vì cùng lúc nó
tác dụng lên nhiều khâu, nhiều rối loạn khác nhau của quá
trình sinh bệnh ĐTĐ týp 2.
Các thuốc có thể phối hợp cùng nhau là:
- Sulfonylurea + metformin hoặc acarbose hoặc TZD.
- Metformin + acarbose hoặc TZD.

- Insulin + sulfonyurea hoặc metformin hoặc acarbose.
Đánh giá tác dụng của thuốc điều trị ĐTĐ
Muốn biết các thuốc mà mình đang sử dụng có tác dụng tốt
hay không thì bắt buộc phải kiểm tra đường máu. Khi mới
bắt đầu điều trị hoặc thay đổi chế độ điều trị các bạn cần
thử đường máu 3-4 lần mỗi ngày, bao gồm đo đường máu
trước và sau bữa ăn 2 giờ. Còn khi đường máu đã ổn định
thì vẫn cần đo 2-3 lần mỗi tuần. Hãy ghi lại kết quả để
thông báo cho bác sĩ biết khi bạn đi khám bệnh và hỏi bác
sĩ xem đường máu của mình đã được kiểm soát tốt chưa.
Theo Hội ĐTĐ Mỹ, đường máu của các BN ĐTĐ được coi
là an toàn nếu nằm trong khoảng sau:
Trước bữa ăn: 5,0 - 7,2mmol/L.
Sau ăn 1- 2 giờ: nhỏ hơn 10mmol/L.
Trước lúc đi ngủ: 6,0 - 8,3mmol/L.
Tóm lại: Trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa và điều trị
bệnh ĐTĐ, chắc chắn sẽ ngày càng có nhiều loại và nhiều
dạng thuốc mới ra đời. Chúng ta hoàn toàn có quyền hy
vọng trong tương lai chúng ta sẽ chữa khỏi bệnh ĐTĐ. Tuy
nhiên hành động thiết thực bây giờ là những BN ĐTĐ hãy
tìm hiểu rõ các loại thuốc ĐTĐ mà bạn đã, đang và sẽ phải
dùng để dùng thuốc đúng cách nhằm điều trị tốt nhất bệnh
ĐTĐ.
ThS. Nguyễn Quang Bảy
In bài vi

×