Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đặc điểm của Ngao/Nghêu (clams) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.77 KB, 12 trang )

Đặc điểm của Ngao/Nghêu (clams)
Ngao, Nghêu là những loài thuộc họ Ngao (Veneridae),
phân bố rộng rãi khắp thế giới. Họ Ngao có khoảng trên
500 loài, ở nước ta có khoảng 40 loài thuộc 7 giống, phân
bố dọc bờ biển từ Bắc tới Nam. Trong đó các loài có giá trị
kinh tế là Ngao dầu (Meretrix meretrix), Ngao mật (M.
lusoria) và Nghêu Bến Tre (M. lyrata).

















Hình 12. Hình thái cấu tạo của Ngao

Đặc trưng chung của các loài thuộc họ Ngao như sau: Vỏ
dày chắc, hai vỏ bằng nhau, mặt vỏ có hoa vân, vòng đồng
tâm hay tia phóng xạ biến đổi rất lớn. Khớp bản lề có 3
răng giữa và 2 răng bên. Vịnh màng áo nông, vết mép
màng áo rõ ràng. Vết cơ khép vỏ trước nhỏ hình bán


nguyệt, vết cơ khép vỏ sau lớn hình bầu dục.
- Ngao dầu Meretrix meretrix Line, 1758 (Asiatic hard
clam). Vỏ lớn , chắc chắn, mép lưng có hình tam giác, mép
bụng hình tròn. Hai vỏ bằng nhau, chiều dài lớn hơn chiều
cao. Đỉnh vỏ lồi nằm ở mặt lưng, gần về phía trước. Mặt vỏ
phồng to, nhẵn bóng, có một lớp bì vỏ màu vàng nâu bóng
như dầu. Vòng sinh trưởng mịn, rõ ràng, từ đỉnh vỏ xuống
thường có những vòng màu nâu. Vân hoa trên mặt vỏ thay
đổi tuỳ theo cá thể: Ngao nhỏ vân hoa phong phú và rất
biến đổi, Ngao lớn hoa vân tương đối ổn định, thường ở
phần gần mép lưng, có những vân hoa màu nâu dạng răng
cưa hay dạng sóng. Cá thể trưởng thành dài 95 mm, cao 78
mm, rộng 36 mm
- Ngao mật Meretrix lusoria Rumphius. Vỏ dày chắc, dạng
rất giống Ngao dầu, hình tam giác. Ngao mật có một số
điểm khác với Ngao dầu: Đỉnh vỏ gần như ở mặt lưng, mép
sau vỏ kéo dài và vuốt nhọn như góc mái nhà. Da vỏ láng
màu vàng sữa, hoặc màu vàng hơi tím. Vỏ cá thể trưởng
thành dài 62 mm, cao 49 mm, rộng 28 mm
- Nghêu Bến Tre Meretrix lyrata Sowerby, 1851 (Lyrate
Asiatic hard clam). Vỏ có dạng rất giống Ngao dầu, nhưng
cơ thể nhỏ hơn. Mặt ngoài vỏ màu vàng sữa, một số cá thể
màu nâu. Gờ sinh trưởng thô. Vỏ cá thể trưởng thành dài 55
mm. Thân Ngao đối xứng hai bên và có màng áo bao bọc.
Phần giữa của màng áo rất mỏng nên thấy rõ các cơ quan
bên trong, nhưng mép lại rất dày và có nhiều mấu lồi cảm
giác. Phần lưng màng áo dính nhau, hai vạt áo bao quanh
các cơ bên trong và tạo thành xoang màng áo. Ngoài ra, ở
phía sau gần bụng, mép hai vạt áo hai bên lại dính nhau tạo
thành hai vòi nước.

Vòi nằm phía bụng là vòi nước vào, vòi nằm phía lưng là
vòi nước ra. Đầu các vòi có nhiều xúc tu. Ngao thường vùi
thân trong cát, thò vòi nước lên cát để tiến hành hô hấp, bắt
mồi và bài tiết. Chân Ngao nằm ở phía bụng rất lớn hình
lưỡi dùng để đào cát. Cấu tạo của chân gồm có 3 lớp, hai
lớp ngoài cấu tạo đơn giản, lớp thứ ba cấu tạo rất phức tạp,
ngoài là cơ vòng, trong là cơ ngang pha lẫn cơ dọc và cơ
vòng. Trong các lớp cơ chân có tuyến chân phát triển. Cơ
khép vỏ gồm có một đôi bó cơ rất phát triển nằm ở mặt
lưng phía trước và sau vỏ, chia làm cơ khép vỏ trước và cơ
khép vỏ sau. Cơ khép vỏ sau lớn hơn cơ khép vỏ trước.
Ngao dầu phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc (Nam Định,
Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An), trong khi Nghêu phân bố
ở các tỉnh phía Nam (Bến Tre, Tiền Giang), còn Ngao mật
lại phân bố ở các tỉnh miền Trung (Đà Nẵng, Bình Định,
Khánh Hoà, Bình Thuận).
Ngao, Nghêu phân bố rộng trên bãi triều, độ sâu khoảng 1,5
– 4 m. Chất đáy là cát pha bùn, trong đó cát khoảng 60 –
80%. Nếu đáy tuyền bùn Ngao dễ bị chết ngạt dưới bùn;
đáy cát thuần Ngao không sống được vì khô và nóng. Nhiệt
độ sinh sống của Ngao từ 3 – 39
o
C (phạm vi nhiệt độ vận
động của tiêm mao trên mang). Nhưng nhiệt độ từ 10
o
C trở
lên vỏ Ngao mới lớn lên được. Nhiệt độ thích hợp là 20
o
C.
Vì vậy, mùa đông Ngao lớn chậm, cuối mùa xuân đầu mùa

hè, Ngao lớn nhanh
Ngao là loài sống đáy và dùng chân rất phát triển để đào cát
vùi mình xuống ở. Muốn hô hấp và dinh dưỡng Ngao thò
vòi nước lên mặt bãi hình thành một lỗ nhỏ hình bầu dục
màu vàng nhạt. Nhìn lỗ ta có thể biết được chổ ở của Ngao
để khai thác. Vòi Ngao ngắn nên Ngao không thể chui
được sâu như phi và thường chỉ ẩn cách mặt đất chừng vài
phân. Trời lạnh Ngao mới chui xuống sâu hơn nhưng vẫn
không quá 10 cm.
Hiện tượng ngao di chuyển nổi trong nước: Khi gặp
biểu hiện môi trường không tíich hợp, ngao có thể nổi lên
trong nước và di chuyển tới vùng khác bằng cách tiết ra
một túi nhầy hoặc một dải chất nhầy để giảm nhẹ tỷ trọng
cơ thể và nổi lên được trong nước và theo dòng nước triều
di chuyển tới nơi khác. Ngao có thể nổi lên ở độ cao 1,2m.
Ngao thường di chuyển vào mùa hạ, mùa thu. Mùa hạ ngao
sống ở vựng triều cao, bãi cạn chịu thời gian chiếu nắng dài
làm cho bãi cát nóng lên ngao phải di chuyển theo nước
triều rút xuống vùng sâu hơn. Mùa thu nhiệt độ hạ dần, gió
thổi liên tục làm cho nhiệt độ giảm nhanh ngao không chịu
được phải di chuyển xuống vùng sâu. Mặt khác, sự di
chuyển của ngao cũng có quan hệ tới sinh sản. Khi ngao
lớn tới 5-6cm ở giai đoạn sinh dục thành thục ngao thường
di chuyển nhiều. Đặc điểm này phải được hết sức chú ý,
giữ không cho ngao đi mất. Người ta thường dùng dây
cước sợi 3 x 3 căng ở đáy 3cm theo chiều vuông góc với
đường nước triều rút, dây căng sẽ cắt đứt tuyến nhầy của
ngao và ngao sẽ bị chìm xuống đáy. Phương pháp này rất
có hiệu quả với ngao cỡ 3-5cm.
Sức lớn của Ngao liên quan chặt với môi trường sống. Ở

vùng cửa sông có nhiều thức ăn, hàm lượng oxy dồi dào
khiến cho trao đổi chất mạnh, lượng bắt mồi tăng hơn,
Ngao sinh trưởng nhanh. Ngao sống ở vùng triều thấp sinh
trưởng nhanh hơn ở vùng triều cao. Ngao dầu 1 tuổi trọng
lượng cá thể 5 - 7 g, 4 tuổi 12 g, về già tăng càng chậm.
Hàng năm lớn vào tháng 4 - 9, hai năm đầu lớn nhanh.
Nhìn chung Ngao không sống quá 4 tuổi.
Ngao là động vật phân tính nhưng dựa vào hình dạng bên
ngoài rất khó phân biệt. Khi thành thục sinh dục, thì tuyến
sinh dục của con cái có màu vàng, của con đực màu trắng
bao vây khắp khối nội tạng do đó dựa vào màu sắc của
tuyến sinh dục khi thành thục có thể phân biệt được con
đực và con cái.
Ngao 1 năm tuổi có thể thành thục tuyến sinh dục. Ngao
chỉ thành thục 1 lần/năm (theo Nguyễn Văn Hảo và CTV,
2001). Lượng trứng trong một con Ngao thành thục từ 4 - 6
triệu trứng (Trương Quốc Phú, 2000). Mùa sinh sản của
Ngao/Nghêu phụ thuộc vào từng vùng địa lý khác nhau
nhưng nhìn chung thường khoảng tháng 5- 9. Hoạt động
sinh sản của cá thể đực và cái tương tự nhau và diễn ra nhờ
sự co giản của cơ khép vỏ, vỏ mở ra và khép lại nhanh,
mạnh tạo thành lực ép đẩy tinh trùng hoặc trứng thoát ra
ngoài. Thông thường con đực phóng tinh trùng sớm hơn
con cái ở cùng một thời gian kích thích (con đực thường
phóng tinh từ 1-10 phút, con cái thường đẻ từ 10-20 phút
sau khi kích thích). Trong một đợt đẻ mỗi cá thể đực và cái
đẻ từ 4 - 6 lần trong thời gian từ 20-30 phút. Tinh trùng có
dạng trắng đục, trứng có màu vàng nhạt.
Sự phát triển phôi và biến thái của ấu trùng của Nghêu
Meretrix lyrata được mô tả như sau: Sau khi trứng và tinh

rùng phóng ra, quá trình thụ tinh xảy ra trong nước. Quan
sát mẫu trứng sau khi đẻ có thể thấy trên bề mặt trứng có
5-10 tinh trùng bám vào. Trứng thụ tinh được phân biệt ở
màng thụ tinh bao bọc bên ngoài trứng. 20 phút sau khi thụ
tinh, ở cực động vật xuất hiện cực Điệp thứ nhất, 5 phút sau
là cực Điệp thứ 2, sau đó trứng phân cắt 2, 4, 8, nhiều tế
bào, tiếp theo là giai đoạn phôi nang, phôi vị. Ấu trùng
bánh xe: Xuất hiện 5 - 7 giờ sau khi thụ tinh, ấu trùng có
dạng hình tròn hoặc hơi bầu dục, tiêm mao phủ kín. ấu
trùng tăng dần từ hoạt động chậm đến nhanh và vận động
xoay tròn xoắn ốc, thường là ngược chiều kim đồng hồ. Ấu
trùng Veliger (ấu trùng chữ D) có 2 nắp vỏ và vành tiêm
mao nằm giữa 2 nắp vỏ, ấu trùng vận động nhanh nhờ sự
vận động của vành tiêm mao quanh miệng. Ấu trùng giai
đoạn tiền Umbo xuất hiện mầm cơ khép vỏ, trên kính hiển
vi có thể quan sát thấy cơ quan tiêu hoá. Giai đoạn giữa
Umbo, sau 4 ngày ấu trùng xuất hiện đỉnh vỏ. Giai đoạn
cuối Umbo, 8 - 9 ngày sau khi thụ tinh, chân bò hình thành
ở ngày thứ 9. Đây chính là dấu hiệu kết thúc giai đoạn bơi
lội chuyển sang giai đoạn sống đáy. Ấu trùng Spat xuất
hiện sau khi thụ tinh 9 -11 ngày (có thể ngắn hơn tuỳ thuộc
vào điều kiện nhiệt độ môi trường), vành tiêm mao của ấu
trùng thoái hoá dần, hoạt động bơi giảm, ấu trùng chuyển
sang sống bò dưới đáy. Đặc trưng của giai đoạn này là sự
hình thành chân, mang, màng áo và cơ khép vỏ. Ấu trùng
chuyển hoàn toàn từ đời sống bơi lội sang sống đáy. Khi ấu
trùng hoàn thành giai đoạn biến thái trở thành Nghêu giống
với hình dạng tương tự như Nghêu trưởng thành, kích
thước đạt 1mm sau 30 ngày và thành giống nhỏ kích thước
1,8-2 mm sau 60 ngày, giống lớn 4,0 mm đạt được ở 100

ngày.
Bảng 7. Thời gian biến thái và kích thước của ấu trùng
Nghêu Bến Tre (S:20ppt, T: 29
o
C)
Thời gian sau
thụ tinh
Kích thước
Ngà
y
Gi

Phú
t
Giai đoạn
phát triển
L (m) H (m)
0 Trứng
68,4 1,36

15 Trứng thụ
tinh
78,87  1,06

20 Cực cầu
45 2, 4 tế bào
5 Ấu trùng
Trochophor
a
87  2,03 82,071,48

6-8

Ấu trùng
Veliger
97,08  2,06 87,743,13
20 Ấu trùng
Umbo

2 - Tiền
Umbo
115,88 3,13 96,282,67
4 - Trung
Umbo
124,73 2,06 104,731,85

8 - Hậu
Umbo
158,834,64 129,42,03
9 Ấu trùng
Spat

11 - Đầu kỳ
203,134,62 1503,00
15 - Giữa kỳ
412,076,23 354,433,93

20 - Cuối kỳ
76029,33 70924,47
Juvenile
30 - Giống nhỏ


1028,3343,1
1
929,3315,5
1
35 - Giống
trung
116586,33 102248,11
100 - Giống lớn
400072 287382

×