Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Nuôi vỗ động vật thân mềm bố mẹ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.3 KB, 11 trang )

Nuôi vỗ động vật thân mềm bố mẹ
Nuôi vỗ là cần thiết để cung cấp ấu trùng cho sản xuất, là
phương pháp để các trại giống có thể mở rộng mùa vụ sản
xuất. Đối với nhiều loài động vật thân mềm vùng ôn đới,
phát triển tuyến sinh dục khi nhiệt độ môi trường nước trên
14
o
C, giao tử phát triển cuối tháng 5 đến tháng 6 và thành
thục vào tháng 7 đến tháng 8. Trước khi đẻ trứng cá thể bố
mẹ được kích thích bởi sự gia tăng nhiệt hoặc gây sốc
nhiệt. Ở vùng nhiệt đới, chúng có khả năng thành thục
quanh năm và đỉnh cao sinh sản thường xuất hiện vào tháng
3 đến tháng 4 và tháng 7 đến tháng 8. Cũng có thể tạo ra
các cá thể thành thục sinh dục vào mùa đông và đầu mùa
xuân trước khi con trưởng thành trong tự nhiên bắt đầu phát
triển tuyến sinh dục. Vì vậy, thông qua nuôi vỗ chúng ta có
thể chủ động tạo nguồn bố mẹ quanh năm. Cho sinh sản
vào mùa thu là tốt nhất vì có điều kiện nhiệt độ thích hợp.
a) Tuyển chọn con bố mẹ
Nhiều loài động vật thân mềm hai mảnh vỏ sẽ thành
thục lần đầu tiên (sau 1
+
) là con đực. Sau đó, chúng sẽ dần
dần tăng phần trăm trở thành con cái. Đây là hiện tượng
lưỡng tính kế tiếp. Các loài Ngao, Hầu thuộc giống
Crassostrea sp. và nhiều loài Vẹm bao gồm cả thuộc giống
Mytilus sp. Và Perna sp.
Một vài loài là lưỡng tính chức năng. Cả con đực và
con cái thành thục đồng thời. Các giao tử được sinh sản
thường xuyên, thường thì giao tử đực ra trước sau đó đến
trứng. Nhóm này bao gồm các loài Điệp, trong đó các loài


thuộc giống Pecten và Argopecten là monoecious còn các
loài thuộc giống Chlamys giới tính phân biệt (dioecious).
Ngao, Nghêu có chiều dài vỏ lớn hơn 8 mm, có trọng lượng
lớn hơn 0,075 g đã bắt đầu tham gia sinh sản lần đầu. Tuy
nhiên để có được lượng trứng nhiều hơn, nên chọn cá thể
bố mẹ có kích thước vỏ 35 - 45 mm. Những cá thể bố mẹ
này trung bình có thể đẻ 5-8 triệu trứng tuỳ vào điều kiện
và thời gian nuôi vỗ trong năm. Trong giai đoạn đầu của
quá trình phát triển tất cả các cá thể Ngao mang giới tính
đực nhưng ở giai đoạn tiếp theo một số sẽ chuyển sang
dạng cái. Quần thể 2 hoặc 3 năm tuổi có tỷ lệ giới tính là
1:1.
Hầu bố mẹ thu từ tự nhiên với kích thước khoảng 45 -110
mm (trọng lượng 35-45 g/con) có thể đem vào nuôi vỗ.
Sò có kích thước lớn hơn 20 mm có thể đem vào nuôi vỗ
phục vụ cho sinh sản nhân tạo.
b) Hệ thống bể nuôi vỗ
- Hệ thống bể: Dưới đây là hệ thống cơ bản giống
nhau cho tất cả các loài hai mảnh vỏ. Nó thường được áp
dụng ở các trại giống duy trì con bố mẹ phục vụ cho mục
đích sinh sản của địa phương. Những cá thể bố mẹ này
được nuôi giữ trong điều kiện tốt nhất có thể, nguồn nước
được lưu thông trong sạch và nuôi ở mật độ thấp.























Hình 20.

Hệ thống bể nuôi vỗ bố mẹ hai mảnh vỏ
(Hệ thống a phù hợp với các loµi kh«ng cÇn nÒn ®¸y nh HÇu, VÑm,
§iÖp, Trai C¸c loµi Ngao/Nghªu, Sß thÝch hîp víi hÖ thèng b)











Hình 21. Hệ thống nuôi vỗ Hầu bố mẹ ở Việt Nam
Hầu được nuôi trong các lồng lưới (đường kính miệng và
đáy lồng là từ 40-50 cm, chiều dài lồng 40 cm, kích thước
mắt lưới 2a = 2 cm) treo trong bể composite có thể tích từ
1-5m
3
. Mỗi lồng chứa không nên quá 40 con.
- Nguồn nước: Sử dụng nước biển tự nhiên không qua lọc
cho nuôi vỗ thành thục nhằm mục đích giữ lại các thành
phần của thức ăn tự nhiên. Các thành phần thức ăn này rất

cần thiết và cho hiệu quả nuôi vỗ cao. Độ mặn và nhiệt độ
tương ứng là 25-30‰ và 22 - 28
o
C. Tốc độ dòng nước chảy
trong bể > 25 ml/phút.
- Mật độ nuôi: Không nên nuôi ở mật độ cao (trên 60 con
(20 g/con)) hoặc 40 con (30 g/con)) trong một bể có kích
thước 120 L
c) Thức ăn dùng trong nuôi vỗ
Các loài tảo biển nuôi là thức ăn thường xuyên và chủ yếu
trong quá trình nuôi vỗ. Ngoài ra còn một số loài thực vật
nổi khác đến từ nguồn nước vào. Các loài tảo là thức ăn và
có thể nuôi sinh khối ở quy mô lớn là Tetraselmis (với
nhiều loài khác nhau, bao gồm T. chuii, T. tetrebele và T.
suecica), Isochrysis galbana, Pavlova lutherii, Chaetoceros
muelleri, Thalassiosira pseudomonas và Skeletonema
costatum (danh sách này không phải đã bao gồm tất cả).
Trộn lẫn các loài trên với một tỷ lệ nhất định sẽ cho kết quả
nuôi tốt hơn sử dụng đơn loài. Không nên cho ăn các loài

tảo khó tiêu hoá như Chlorella sp., hoặc các loài tảo có
hàm lượng acid béo không no cao như Dunaliella
tertiolecta.
- Phương pháp tính lượng thức ăn sử dụng: Khẩu phần
thức ăn yêu cầu trong quá trình nuôi dựa trên trọng lượng
thịt sấy khô của con trưởng thành. Thường từ 2-4% của
trọng lượng trung bình sấy khô tại thời điểm bắt đầu nuôi
trong trọng lượng sấy khô của tảo cho ăn mỗi ngày. Nếu
khẩu phần này cao quá (> 6%) thì không hiệu quả. Hơn thế
nữa động vật hai mảnh vỏ sẽ thành thục sinh dục nhanh ở
điều kiện mật độ thức ăn phù hợp và nhiệt độ cao.
Phương pháp đơn giản để tính trọng lượng sấy khô của con
trưởng thành là mổ lấy phần thân mềm sấy khô trong tủ sấy
ở nhiệt độ 60-80
o
C trong vòng48-72 giờ.
Trọng lượng sấy khô của một số loài tảo dựa vào bảng sau:
Bảng 14. Trọng lượng khô của một số loài tảo nuôi
Loài Trọng lượng khô (mg)/1
triệu tế bào
Tảo xanh

Tetraselmis suecica 0,2
Isochrysis galbana 0,019-0,024
Pavlova lutherii 0,019-0,024
Tảo silic

Chaetoceros calcitrans 0,007
Chaetoceros gracilis 0,030
Thalassiosira

pseudomonas
0,022
Skeletonema costatum 0,029

Công thức dưới đây cho phép xác định trọng lượng khô của
tảo cho mỗi cá thể yêu cầu một khẩu phần ăn hàng ngày
3%.
Khẩu phần ăn: Trọng lượng g/cá thể/ngày = 3 x trọng
lượng sấy khô trung bình (g)/100. Vì vậy, một khẩu 3% cho
một cá thể có trọng lượng sấy khô 0,75 g là 0,0225 g tảo
khô/ngày.
Giả thiết rằng % của khẩu phần 3% cung cấp cho con
bố mẹ là tảo Tetraselmis; tổng trọng lượng sấy khô của con
bố mẹ là 50g (50000 mg); một triệu tế bào tảo Tetraselmis
có trọng lượng 0,2 mg (theo bảng trên) thì khẩu phần ăn
(1,5%)/ngày=[(1,5 x 50000)/100]/0,2=3750 triệu tế bào.
Nếu mật độ tảo thu hoạch là 1,5 triệu tế bào/ml thì thể tích
yêu cầu cho ăn ở 1,5% khẩu phần ăn sẽ là 3750/1,5=2500
ml (2,5L).
Tính toán tương tự đối với các loài tảo khác, thay vì
Tetraselmis, Chaetoceros muelleri có mật độ tảo thu hoạch
là 7 triệu tế bào/ml thì thể tích tảo cần cho ăn ở khẩu phần
ăn 1,5% là 3,57 L (trọng lượng sấy khô của Chaetoceros
muelleri xấp xỉ 0,03 mg/triệu tế bào).
d) Thời gian nuôi vỗ
Trong nuôi vỗ tích cực các cá thể bố mẹ cần 4-6 tuần để
thành thục trong mùa đông và đầu mùa xuân và cần thời
gian ngắn hơn để sinh sản theo mùa vụ trong tự nhiên. Thời
gian để cá thể bố mẹ thành thục có thể tính theo công thức
sau:

D
o
= d (t-t
o
)
Trong đó:
D
o
là số độ ngày thành thục
d là số ngày nuôi
t: là nhiệt độ môi trường
t
o
: ngưỡng nhiệt độ cần thiết cho qúa trình phát triển của
tuyến sinh dục.
Trong vùng ôn đới ở khoảng nhiệt độ thích hợp là 10 -
14
o
C, D
o
nằm trong khoảng 300-500 độ ngày.
Đối với nuôi vỗ thành thục, nếu điều kiện nuôi tốt, nhiệt độ
cao thích hợp chỉ cần 7 - 12 ngày các cá thể bố mẹ có thể
thành thục sinh dục.

×