Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

HỘI CHỨNG TRẦM CẢM (DEPRESSION) Phần 1 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.76 KB, 13 trang )

HỘI CHỨNG TRẦM CẢM
(DEPRESSION)
Phần 1

1/ ĐỊNH NGHĨA HỘI CHỨNG TRẦM CẢM
+ Hội chứng tâm thần :
- tính khí trầm cảm và/hoặc ý nghĩ tự tử
- sự trì chậm tâm thần vận động (ralentissement
psychomoteur)
+ Hội chứng vật lý :
- mất ngủ
- chán ăn
- suy nhược
- rối loạn tình dục (toubles de la libido)
2/ NÓI VỀ NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH TRẦM CẢM
Triệu chứng chính của bệnh trầm cảm là tính khí u sầu (sad
mood). Để chẩn đoán trầm cảm, một tính khí trầm uất (depressed mood)
phải hiện diện ít nhất một nửa thời gian trong một thời kỳ 2 tuần lễ. Phải có
ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau đây suốt trong cùng thời gian này : mất
ngủ, mất thích thú hoặc lạc thú trong những hoạt động bình thường, cảm
giác tội lỗi hoặc không xứng đáng, thiếu nghị lực, khả năng tập trung và
năng lực quyết định bị giảm, sự thèm ăn bị rối loạn (thường là giảm), những
thay đổi về tâm thần vận động ( kích động hoặc chậm chạp) và có ý nghĩ tự
tử (suicidal thought).
3/ TẠI SAO BỆNH TRẦM CẢM ĐƯỢC XEM LÀ MỘT RỐI
LOẠN VỀ TÍNH KHÍ?
Tính khí (mood, humeur) chỉ tình trạng chủ quan, nội tại của một
người và được người ấy phát biểu ra. Cảm xúc (affect) là về khách quan, bên
ngoài của một người và được đánh giá bởi người khác. Thuật ngữ rối loạn
tính khí (mood disorder) đã thay thế rối loạn cảm xúc (affective disorder)
trong các tư liệu về tâm thần học hiện nay. Rối loạn tính khí chủ yếu là


chứng trầm cảm nặng (major depression) (hoặc rối loạn đơn cực: unipolar
disorder, trong đó rối loạn duy nhất là trầm cảm), và loạn tâm thần hưng
trầm cảm (manic-depressive psychosis) (hay rối loạn lưỡng cực: bipolar
disorder, trong đó trầm uất với bệnh sử có ít nhất một đợt hưng cảm).
4/ SỰ KHÁC NHAU GIỮA TRẦM CẢM NGUYÊN PHÁT VÀ
THỨ PHÁT
Bệnh trầm cảm thể nặng được xếp loại thành nguyên phát
(primary) nếu như phức hợp triệu chứng xuất hiện trước và không liên hệ
với bất cứ một bệnh nội khoa hoặc tâm thần có ý nghĩa nào khác. Được xem
là thứ phát (secondary) khi chứng trầm cảm xảy ra sau và có liên hệ với một
bệnh nội khoa hoặc tâm thần khác.
5/ LIỆT KÊ NHỮNG BỆNH NỘI KHOA CÓ THỂ GÂY NÊN
TRẦM CẢM THỨ PHÁT
CÁC RỐI LOẠN NỘI TIẾT :
- giảm năng tuyến giáp (hypothyroidism)
- bệnh đái đường
- hợp chứng Cushing
CÁC RỐI LOẠN THẦN KINH :
- các tai biến mạch máu não
- khối máu tụ dưới màng cứng (subdural hematoma)
- bệnh xơ cứng rải rác (multiple sclerosis)
- u não
- bệnh parkinson
- bệnh co giật
- sa sút trí tuệ (dementia)
CÁC BỆNH CỦA MÔ LIÊN KẾT : - lupus ban đỏ (systemic lupus
erythematosus)
UNG THƯ : - ung thư tụy tạng.
6/ NGUYÊN NHÂN NỘI TIẾT CHÍNH CẦN TÌM KIẾM
TRƯỚC MỘT CƠN TRẦM CẢM?

- giảm năng tuyến giáp (hypothyroidie)
7/ XÉT NGHIỆM SINH HỌC NÀO CẦN ĐỀ NGHỊ TRƯỚC
MỘT CƠN TRẦM CẢM?
- bilan thyroidien : T4 libre ,TSH ultrasensible
8/ LIỆT KÊ CÁC THUỐC CÓ THỂ GÂY NÊN TRẦM CẢM
THỨ PHÁT
- các thuốc chống tăng huyết áp (réserpine, beta-blockers,
methyldopa)
- thuốc ngủ và thuốc an thần (benzodiazepines và barbiturates).
- corticosteroids
- cimetidine
- ranitidine
- neuroleptiques (phénothiazines)
- anticholinestérases
- isoniazide
- indométacine
9/ TẠI SAO NHÀ LÂM SÀNG LUÔN LUÔN HỎI VỀ VIỆC
UỐNG RƯỢU LÚC ĐÁNH GIÁ TRẦM CẢM?
Uống rượu và lạm dụng ruợu là là một tình trạng bệnh lý rất
thường xảy ra đồng thời với chứng trầm cảm và thường được hỏi đến vì
nhiều lý do. Trước hết uống ruợu có thể có tác dụng làm mất ức chế
(disinhibiting) đối với hành vi, khiến một người bị trầm cảm và có ý định tự
tử có nguy cơ gia tăng bị thúc đẩy chuyển qua hành động tự tử. Thứ hai,
chứng trầm cảm không thể được điều trị có hiệu quả nếu chứng lạm dụng
rượu vẫn tiếp tục xảy ra. Thứ ba, rượu là một chất làm trầm cảm (a
depressant) và là một nguyên nhân thông thường của trầm cảm, một vấn đề
được gọi là rối loạn tính khí do rượu (alcohol-induced mood disorder). Có
thể là chứng trầm cảm của bệnh nhân là thứ phát của việc uống rượu và
được điều trị tốt nhất bằng cách kiêng rượu hơn là cho một thuốc chống trầm
cảm (antidepressant). Tình hình này phải được nghĩ đến khi khởi đầu của

các rối loạn tính khí (mood disturbance) xảy ra trong thời gian dài uống rượu
đều đặn (thường là mỗi ngày) hơn là trước đây.
10/ KHI BỆNH NHÂN CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG RA SAO
LÀM NGHI NGỜ CHỨNG TRẦM CẢM?
Nghiên cứu thăm dò bệnh trầm cảm khi các bệnh nhân có những
triệu chứng không đặc hiệu, như « đau khắp người ”, yếu và xâm xoàng” ,
hoặc “ thấy khó chịu ». Thường bệnh trầm cảm được thể hiện bằng những
triệu chúng vật lý hơn là tâm thần. Những triệu chứng vật lý không đặc hiệu
như mệt ( fatigue ), kiệt sức (exhaustion), đau đầu, triệu chứng tiêu hóa, đau
cơ và đau không đặc hiệu, là thường xảy ra. Sự lo lắng ( anxiety ) thường
được thấy đi kèm chứng trầm cảm và có thể được thể hiện bởi khó thở (
shortness of breath ), nóng nảy (nervousness), cáu kỉnh (irritability) và khó
nuốt cùng những triệu chứng khác.
Các cơn hoảng sợ ( panic attacks ), một dạng nghiêm trọng của chứng
lo lắng ,thường xảy ra trong bối cảnh trầm cảm và là một nguyên nhân thông
thường khiến bệnh nhân đến phòng cấp cứu với cơn đau ngực không điển
hình (atypical chest pain).
11/ CÓ KHI NÀO BỆNH TRẦM CẢM ĐƯỢC THẾ HIỆN
BẰNG NHỮNG TRIỆU CHỨNG LOẠN TÂM THẦN KHÔNG?
Bệnh trầm cảm có thể được kèm theo bởi những triệu chứng
loạn tâm thần (psychotic symptoms), báo hiệu một thể nặng và nguy hiểm
hơn của trầm cảm. Nếu là như vậy cần hội chẩn BS chuyên khoa tâm thần và
thường có chỉ định nhập viện khoa tâm thần. Các bệnh nhân với trầm cảm
loạn tâm thần (psychotic depression) có nguy cơ tự tử cao hơn, đặc biệt là
khi có những ảo giác (hallucinations) ra lệnh họ tự hại mình. Những triệu
chứng loạn tâm thần khác là nghe những lời nói xui khiến phạm tội (guilt-
provoking) hoặc tự phê bình (self-critical) được gọi là ảo giác thính giác
(auditory hallucinations) và những niềm tin sai lầm và chắc nịch, được gọi là
hoang tưởng (delusions), có thể là bị truy đuổi (persecutory) hoặc paranoid.
12/ CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT MỘT CƠN TRẦM CẢM VỚI

CÁC BỆNH TÂM THẦN?
- sự buồn rầu bình thường (tristesse normale)
- tình trạng tang chế (état de deuil)
- tình trạng lo âu (état anxieux)
- tâm thần lú lẫn (confusion mentale)
- tâm thần phân liệt (schizophrénie)
- loạn thần kinh (névroses)
13/ LÀM SAO PHÂN BIỆT GIỮA TÌNH TRẠNG TANG CHẾ
BÌNH THƯỜNG VÀ SỰ TRẦM CẢM ?
- sự phân biệt giữa tình trạng tang chế bình thường (deuil
normal) và chứng trầm cảm được căn cứ trên thời gian, cường độ và mức độ
ảnh hưởng
- theo vài người, cần điều trị chống trầm cảm khi sau 2 tháng
tang chế bệnh nhân vẫn còn chìm đắm trong sự trầm cảm có mức độ quan
trọng với giảm lòng tự tin và xuất hiện các ý tưởng tự tử (idéations
suicidaires)
14/ KỂ CÁC THỂ LÂM SÀNG CỦA BỆNH TRẦM CẢM :
- trầm cảm u sầu ( dépression mélancolique)
- trầm cảm hoang tưởng ( dépression délirante)
- trầm cảm lo âu (dépression anxieuse, formes à dominance
anxieuse)
- trầm cảm được che dấu (dépression masquée)
- trầm cảm theo mùa (dépression saisonnière)
- trầm cảm tuổi mãn kinh (dépression d’involution)
- trầm cảm hậu sản ( dépression du postpartum)
- dạng trầm cảm theo thể địa ( trẻ em, thiếu niên , người già)
- dạng trầm cảm theo giới tính
15/ KỂ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG CỦA MỘT TRẦM
CẢM U SẦU ?
- trầm cảm u sầu (dépression mélancolique) là một dạng lâm sàng của

bệnh trầm cảm nặng.
- cường độ của khí chất trầm cảm (humeur dépressive) : đau đớn về
tinh thần (douleur morale)
- những ý nghĩ hoang tưởng (idées délirantes) : khánh kiệt, tội lỗi ,
không xứng đáng
- nguy cơ tự tử ++
- tầm quan trọng của sự trì chậm tâm thần vận động (psychomoteur)
- tầm quan trọng của hội chứng vật lý
16/ NHỮNG CHỦ ĐỀ NÀO CÓ THỂ NHẬN THẦY TRONG
MỘT TRẦM CẢM HOANG TƯỞNG (DEPRESSION DELIRANTE) ?
- xấu xa không xứng đáng (indignité)
- mặc cảm tội lỗi (culpabilité)
- sự truy đuổi (persécution)
- sự khánh kiệt (ruine)
- bệnh tưởng ( hypochondriaque)
17/ NÊU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẦM CẢM THEO MÙA ?
- hội chứng trầm cảm
- xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa đông
- cải thiện vào mùa xuân hoặc mùa hè
- ngủ nhiều (hypersomnie)
- ăn nhiều (hyperphagie)
- điều trị bằng ánh sáng (luminothérapie hay photothérapie): đợt
điều trị 8 đến 10 ngày bệnh nhân được đặt 1m cách một nguồn sáng 3000
lux, trong một giờ, sáng và chiều.
18/ KỂ NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA TRẦM CẢM HẬU SẢN
?
- những đợt khóc lóc (crises de larmes)
- cáu kỉnh
- cảm giác không đủ khả năng (incapacité), không thể dung nạp
(intolérance) đối với đứa trẻ

- suy nhược
- mất ngủ
- lo âu.
19/ NÊU NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA HỘI CHỨNG TRẦM CẢM
CỦA NGƯỜI GIÀ ?
- các triệu chứng thân thể (plaintes somatiques) nhiều, mơ hồ
và mối bận tâm về bệnh tật thường nằm hàng đầu (nhất là trong lãnh vực
tiêu hóa) : trầm cảm bị che dấu (dépression masquée)
- dao động lo âu (agitation anxieuse) với rối loạn về tính tình,
bực bội
- trì chậm, suy nhược, chán ăn, rối loạn giấc ngủ
- thường có những ý nghĩ hoang tưởng (idées délirantes) (
bệnh ám, bị truy đuổi ) : trầm cảm hoang tưởng (dépression délirante)
- nguy cơ tự tử : tỷ lệ tự tử 3 lần cao hơn đối với dân thường.
Bệnh trầm cảm nơi nguời già có nguy cơ tự tử đặc biệt cao. Pháp là nước ở
châu Âu có tỷ lệ tự tử ở người già cao nhất ( 3000 người trên 65 tuổi năm
1998 ). Ở người già, những ý nghĩ tự tử (idées suicidaires) hiếm khi được
biểu lộ và khi được biểu lộ thì không được xem thường. Triệu chứng của các
tình trạng trầm cảm nơi người già không khác lắm với các triệu chứng của
nguời trưởng thành nhưng do tuổi tác đưa lại những biến đổi có thể là nguồn
gốc của những sai lầm chẩn đoán. Các triệu chứng thân thể thường được
thấy nhiều hơn. Cũng vậy, những thay đổi về hành vi thuộc loại bực tức
(irritabilité) hay chống đối có thể làm không để ý đến tình trạng trầm cảm.

×