Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Chảy Máu Ruột Bao Tử (Gastrointestinal Bleeding) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.58 KB, 6 trang )

Chảy Máu Ruột Bao Tử
(Gastrointestinal Bleeding)

Bệnh nhân là một đàn bà 65 tuổi uống thuốc Aspirine và thuốc trị
phong thấp (nonsteroid anti-inflammatory drug, NSAIDs) . Bệnh nhân vào
nhà thương cấp cứu vì đi cầu ra phân đen một tuần lễ liên tục. Thử máu cho
thấy bị thiếu máu. Bệnh nhân chưa bao giờ bị chảy máu đường ruột. Chưa
bao giờ bị ói ra máu và không than phiền bị đau bụng.
Khám nghiệm thấy bệnh nhân không bị dị ứng cho bất cứ thuốc gì
trước đây. Hiện đang bị cao máu, cao mỡ, và loãng xương. Chưa bao giờ mổ
xẻ.
Hiện đang thuốc những thuốc như thuốc trị cao máu, phong thấp,
Aspirine, cao mỡ. Không uống rượu, không hút thuốc. Gia đình không có
bệnh gì trầm trọng.
Nói lại về những chứng bệnh khác trong cơ thể thì bệnh nhân từ chối
hiện giờ không bị nhức đầu, không bị nhìn một vật thành hai. Không bị khó
thở hay đau ngực, Có tiểu sử phong thấp. Từ chối không bị tai biến mạch
máu não trước đây.
Khám bệnh cho thấy bệnh nhân không ở trong tình trạng cấp cứu.
Nhịp tim 102/một phút.
Nhiệt độ 97F.
Huyết áp 127/80.
Nhịp thở 20/một phút.
Độ đau đớn 0.
Khám mắt thấy tròng mắt không có màu vàng. Khám họng không
thấy gì bất thường. Khám phổi bình thường. Nhịp tim đều và không thất
nhịp. Rờ bụng không thấy đau, không bị báng nước, không có cơ quan lớn
trong bụng như không bị lớn gan, không lớn lá lách. Khám trực tràng thấy
có phân mầu đen. Khám chân tay thấy đầu ngón tay không bị hình thùy,
không bị chứng xanh tím, không bị phù thũng. Khám thần kinh không thấy
tê liệt.


Thử nghiệm thấy BUN 62, creatinine 0.9, Glucose 120, Bạch cầu
13,000, hemoglobin 9, Hematocrit 27.6, AST 15, ALT 14, Alkaline
phophatase 49, và PTT 27.6.
Chuẩn bệnh:
Chảy máu phần trên bộ phận tiêu hoá (Upper Gastrointestinal bleed),
bị lở bao tử có lẽ do uống thuốc (nonsteroid). Bệnh nhân tiếp tục được
truyền thuốc Protonix qua tĩnh mạch. Sửa soạn nội soi bao tử.
Bác sĩ chuyên khoa bao tử và đường ruột làm nội soi phần trên bộ
phận tiêu hoá. Bác sĩ chuyên khoa bàn luận luận với gia đình bệnh nhân về
những nguy hiểm, lợi ích, và những biến chuyển sau khi nội soi, và bệnh
nhân đã bằng lòng cho nội soi.
Bác sĩ nội soi cho Demerol 25mg, Versed 1 mg.
Sau khi cho thuốc làm dịu đau, bác sĩ nội soi đẩy ống nội soi vào ống
thực quản.
Khám thực quản không thấy tĩnh mạch bị giãn, không thấy viêm ống
thực quản.
Khám bao tử thấy có cục máu bầm trong đáy bao tử.
Khám môn vị thấy máu đang chảy từ vết lở loét ống môn vị (pyloric
channel). Đẩy ống nội soi vào khúc thứ 2 của tá tràng không thấy có gì bất
thường.
Khám phần hành tá tràng (duonenal bulb) không thấy có gì bất bình
thường. Nhìn ngược lại tâm vị và đáy cũng không thấy có gì bất bình
thường.
Bác sĩ nội soi chích 4 phân khối (4 cc) epinephine xung quanh đáy vết
lở, rồi đốt bằng BICAP probe. Máu ngưng chảy sau khi điều trị.
Tiếp tục sẽ cho Protonix truyền qua tĩnh mạch. Bệnh nhân tiếp tục
không được ăn uống gì. Bệnh nhân được truyền máu (2 đơn vị, 2 units of
packed cell transfusion). Bệnh nhân ngưng uống thuốc Aspirine, và những
thuốc trị phong thấp loại nonsteroid. Vào ngày sửa soạn cho bệnh nhân về
nhà thì bệnh nhân bị chảy máu đỏ từ ruột thẳng (trực tràng).

Tỉ lệ thể tích hồng huyết cầu (hematocrit) hạ thấp xuống 27. Cho thêm
một đơn vị máu. Bốn ngày sau nội soi bao tử thấy vết lở vị tràng thấy ngưng
chảy máu. Bệnh nhân xuất viện.
Về nhà bệnh nhân tiếp tục uống Omepazole 40 mg một ngày, Uống
Carafate 1 gram ngày 2 lần. Tạm thời ngưng không không uống thuốc trị cao
máu, nhưng tiếp tục đo huyết áp ở nhà. Và tiếp tục uống thuốc trị cao máu
khi huyết áp bắt đầu lên cao trở lại.
Bệnh nhân hẹn theo dõi một tuần lễ sau.
Khi nói về bộ máy tiêu hoá bao tử và đường ruột là nói về ống thực
quản, bao tử, ruột non, ruột già, ruột thẳng (trực tràng) và hậu môn. Chảy
máu cơ quan bộ tiêu hoá không phải là một bệnh mà chỉ là một triệu chứng.
Những bệnh của bộ tiêu hoá bao gồm: bệnh trĩ, lở loét bao tử, rách
hay viêm ống thực quản, viêm chi nang (diverticulitis), bệnh chi nang
(diverticulosis, không bị viêm), viêm lở ruột già (ulcerative colitis), bệnh
Crohn’s, bướu ruột già (colonic polyp), ung thư ống thực quản, ung thư ruột
già hay bao tử.
Thuốc trị phong thấp nonsteroid (NSAIDs) hạ nhiệt, giảm đau và
chống viêm. Tuy nhiên NSAIDs tăng cao nguy cơ chảy máu bao tử gấp 1.5
lần bình thường. Thuốc NSAIDs, kể cả thuốc kìm hãm COX-2, gây nguy cơ
suy tim nên phải cẩn thận khi dùng. Dùng NSAIDs lâu năm tăng tỉ số lở loét
bao tử 10-20% và lở loét tá tràng 2-5%. Dùng Coxibs giảm lở loét bao tử
75% so vơí dùng NSAIDs. Tuy nhiên Coxibs tăng nguy cơ biến chứng bệnh
tim mạch như nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, và tử vong gấp 2 lần,
cho nên bây giờ chỉ còn một thuốc Celecoxib được phép dùng trị phong
thấp.
Tưởng cũng cần nói thêm là liều lượng thấp Aspirine (81-325 mg)
cũng gây chảy máu bao tử ruột gấp 2 lần bình thường.
Nếu dùng cả hai thuốc: NSAIDs (hay Coxibs) và Aspirine thì nguy cơ
lở loét bao tử tăng cao gấp 10 lần, so với nếu chỉ dùng riêng rẽ NSAIDs hay
Aspirine. (Reference: 2010 Current Medical Diagnosis & Treatment).

Bác sĩ Trần Mạnh Ngô

×