Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thiếu máu ruột và các yếu tố nguy cơ (Kỳ 2) pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (306.68 KB, 7 trang )

Thiếu máu ruột và các
yếu tố nguy cơ
(Kỳ 2)

3. Phân loại: Thiếu máu ruột thường được chia làm nhiều loại như sau
- Thiếu máu đại tràng (ischemic colitis): Là loại thiếu máu ruột thường
gặp nhất. Thường xảy ra ở người lớn tuổi, Triệu chứng thiếu máu đại tràng thường
nhẹ hơn so với các thể thiếu máu ruột khác và những biến chứng nặng thường ít
xảy ra. Đa số trường hợp thiếu máu đại tràng biểu hiện bằng một cơn đau quặn
nhẹ vùng bụng trái.
- Thiếu máu mạc treo cấp (Acute mesenteric ischemia): Dạng thiếu máu
này thường xảy ra ở ruột non. Khởi đầu đột ngột có thể do Một huyết khối từ tim
di chuyển theo dòng máu đến gây tắc động mạch; Một huyết khối hình thành ở
một trong những động mạch chính của ruột (huyết tắc) và chặn dòng chảy của
máu; Thiếu máu nuôi do tụt huyết áp do shock hoặc suy tim; Bóc tách động mạch
chủ
gây bóc tách các lớp của thành động mạch và xuất huyết dọc theo chiều dài
động mạch chủ, dẫn đến giảm lưu lượng máu đến ruột.
- Thiếu máu mạc treo mãn: Thiếu máu mạc treo mãn, còn gọi là đau thắt
ruột (intestinal angina) là hậu quả của xơ vữa động mạch. Bệnh thường diễn tiến
từ từ cho đến khi 2 trong 3 mạch máu chính cung cấp máu cho ruột bị hẹp nặng
hoặc tắc nghẽn hoàn toàn trước khi bệnh nhân cảm nhận được các triệu chứng.
Biến chứng nguy hiểm tiềm tàng của thiếu máu mạc treo mãn là sự hình thành
huyết khối trong lòng động mạch bị tổn thương gây thiếu máu mạc treo cấp (nhồi
máu mạc treo).
- Thiếu máu do huyết tắc tĩnh mạch mạc treo: Đôi khi huyết khối hình
thành trong một tĩnh mạch đưa máu đã trao đổi hết oxygen khỏi ruột. Tắc tĩnh
mạch gây sung huyết ruột, sưng phù và xuất huyết


Thiếu máu mạc treo cấp gây Huyết khối gây tắc động mạch


mạc treo
thương tổn ở đại tràng

4. Các yếu tố nguy cơ
Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu ruột đi kèm với xơ vữa mạch máu và tắc
động mạch mạc treo bao gồm:
- Tuổi (trên 50);
- Huyết áp cao;
- Đái tháo đường;
- Rối loạn chuyển hoá lipids;
- Hút thuốc lá
Nguy cơ càng tăng cao nếu bệnh nhân đã từng có những ảnh hưởng của xơ
vữa mạch máu lên các bộ phận khác của cơ thể như tim (bệnh mạch vành), các chi
dưới (bệnh mạch máu ngoại biên) hoặc các động mạch nuôi não bộ (bệnh mạch
máu não).
Các yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu ruột bao gồm huyết áp thấp, suy
tim sung huyết, nhịp tim không đều, rối loạn đông máu, thoát vị và tiền sử phẫu
thuật bụng. Các yếu tố nguy cơ gây thiếu máu ruột do huyết tắc tĩnh mạch mạc
treo bao gồm nằm lâu ngày, béo phì, một số bệnh ung thư, thuốc ngừa thai, hút
thuốc lá và tiền sử tăng huyết áp hoặc bịnh tim mạch.
5. Triệu chứng báo nguy?
Cần nghĩ đến thiếu máu ruột khi xuất hiện đau bụng đột ngột và kéo dài.
Chậm trễ trong điều trị sẽ để lại hậu quả xấu. Bệnh nhân cần đi kiểm tra ngay nếu
trong phân có máu hoặc đau bụng sau ăn mãn tính, đặc biệt khi có sụt cân.
6. Chẩn đoán và Điều trị
Các bác sĩ sẽ thực hiện một số xét nghiệm như chụp X- quang, Siêu âm,
Nội soi tiêu hóa trên, Chụo DSA, Chụp MSCT…để kiểm tra, đánh giá và xác định
tình trạng bệnh của bạn. Sau đó tùy theo nguyên nhân và tình trạng của bệnh, các
bác sĩ sẽ có phương thức điều trị phù hợp để phục hồi lại lượng máu cung cấp cho
ống tiêu hóa.



Hình ảnh cắt cụt do tắc động Hình ảnh thiếu máu mạc treo
mạch trên DSA mãn trên DSA

7. Biến Chứng
Trong những trường hợp nặng, dòng máu đến ruột bị gián đoạn sẽ dẫn đến
tổn thương hoặc hoại tử mô ruột, giống những tình huống xảy ra trong một cơn
nhồi máu cơ tim. Nếu không được phát hiện và điều trị, thiếu máu ruột có thể gây
tử vong. Tình trạng này tuy ít gặp nhưng lại rất nặng và đòi hỏi chăm sóc y tế khẩn
cấp. Tùy theo nguyên nhân thiếu máu ruột mà có các phương thức điều trị khác
nhau như điều trị nội khoa, phẫu thuật hoặc phẫu thuật mở động mạch.
8. Phòng Tránh
Thực hiện những biện pháp trên để phòng tránh xơ vữa động mạch sẽ làm
giảm nguy cơ thiếu máu ruột và những bệnh lý nghiêm trọng khác như nhồi máu
cơ tim, đột quỵ.
- Thay đổi chế độ ăn: giảm mỡ động vật, giảm thịt, giảm chất đường ngọt,
tăng thêm lượng rau, trái cây tươi trong khẩu phần.
- Tăng vận động thể lực.
- Giảm cân
- Dùng thuốc để kiểm soát các tình trạng tăng huyết áp, đái tháo đường, rối
loạn chuyển hoá lipids, rối loạn nhịp tim, thuốc kháng đông …theo chỉ dẫn bác sĩ
- Bỏ thuốc lá

BS ĐỒNG NGỌC KHANH - BV Đa Khoa Hoàn Mỹ Sài Gòn
Nguồn tham khảo: www.emedicine.com; www.nejm.com;
www.clevelandclinic.com; www.medicinenet.com; www.mayoclinic.com;
www.adam.com; www.medmovie.com; www.theholisticcare.com



×