Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 4 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.1 KB, 10 trang )

31

chúng ta thu được, chính là cái khau cút trên nóc mỗi ngôi nhà sàn truyền thống.
Như mọi người đều biết: Cũng là dân tộc Thái, nhưng chỉ ngành Thái đen mới có
khau cút, chứ ngành Thái trắng không có khau cút. Mặc dù cả hai ngành Thái đều di
cư vào nước ta (ngành Thái trắng do thủ lĩnh Nhọt Chăm Cằm dẫn đầu), tuy từ hai
điểm xuất phát khác nhau. Ngoài truyền thuyết về cái khau cút, người Thái còn có
truyền thuyết về ngôi nhà sàn (đúng hơn là về cái chái nhà sàn). Song cũng giố
ng như
cái khau cút, chỉ ngành Thái đen mới có truyền thuyết về ngôi nhà sàn, chứ ngành
Thái trắng thì không. Truyền thuyết của người Thái đen kể rằng thuở khai thiên lập
địa, tổ tiên của họ được thần rùa (tiếng Thái là Pua tấu), dạy cho cách làm nhà theo
dáng dấp con rùa đứng. Con người trông vào đấy mà tưởng tượng, chân rùa là
những cột nhà, mai rùa là mái nhà. Do vậy chái nhà người Thái đen khum khum hình
cái mai rùa, trong khi chái nhà người Thái trắng lại theo mặt phẳng nghiêng, có góc
hẳn hoi.
“Khau cút” là một biểu tượng trang trí trên nóc nhà sàn, dùng để chắ
n gió cho
mái tranh hai đầu hồi của nhà người Thái Đen Tây Bắc. Khau cút gồ
m hai thanh
gỗ bắt chéo nhau hình chữ X, đóng trên hai đầu đòn nóc - tiế
ng Thái là “tiêu
bôn”. Trên “Khau cút”, thiên nhiên từ thực tế cuộc sống bước vào đời sống nghệ
thuật của người Thái một cách sống động với búp cây guột, hoa sen, hình tr
ăng
khuyết “Khau cút” không chỉ làm đẹp cho ngôi nhà, mà còn ẩn chứa nhữ
ng ý
nghĩa nhân sinh sâu sắc.
Không chỉ xuất hiện trên nóc hoặc ở đầu hồi ngôi nhà, mà khau cút còn có mặ
t
ở một số bộ phận khác trong nhà sàn Thái (khau hươn chẳng hạn), đặc biệ


t trên
bề mặt sản phẩm thổ cẩm hoàn chỉnh, là chiếc khăn piêu tạo nên một vẻ
duyên
dáng và gần gũi. Bên cạnh các hình trang trí bằng những cặp “tín xáo”, kiểu vắ
t
chỉ thành từng nhóm 2, 3, hoặc 4 đường song song; hoặ
c hình con cua, con
nhện, hình ngôi sao cách điệu; bốn góc khăn được kết thành “tai piêu” và nổi bậ
t
là những nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 hay nhóm 5 cút piêu. Từ đó, có thể kết luậ
n
32

rằng cái khau cút đã trở thành một mô típ hoa văn nghệ thuật tiêu biểu và độ
c
đáo, của tộc người Thái Tây Bắc.
Hiện nay thời đại mới bình đẳng bình quyền, nên khi làm nhà ai muốn làm khau
cút thế nào tuỳ ý. Nhưng trong quan niệm của xã hội Thái phong kiến, nhữ
ng gia
đình ở địa vị hèn sang khác nhau phải sử dụng những kiể
u dáng khau cút khác
nhau. Với những gia đình nông dân nghèo khổ, không có vai vế gì trong xã hộ
i,
thì chỉ được dùng loại cút quai (cút sừng trâu) hoặc cút mải (cút sừng dê). Loạ
i
cút quai hoặc cút mải chế tác rất đơn giản, chỉ cần có hai thanh tre (hoặc gỗ) đặ
t
chéo lên nhau, đóng vài cái đinh tạo thành hình dấu nhân là xong. Với nhữ
ng gia
đình có nhiều con cháu, điều kiện kinh tế thuộc hàng trung lưu, thì dùng loạ

i cút
căm hoặc cút chim mang hình chiếc lá tre. Loại cút này thường làm bằng gỗ
,
khắc nhiều hoa văn , họa tiết, có một thanh gươm bên dưới tượ
ng trưng cho
quyền lực. Loại cút mà dân gian gọi là “cút vua ban” có hình lá sen, chỉ
dành cho
những gia đình giàu sang quyền quý, chủ yếu là đám chức sắc phìa tạ
o. Ngoài
ra, trong thực tế còn một kiểu khau cút với 3 đầu cút vươn ra không gian, khiế
n
nhiều người nghĩ đến con số 3 tâm linh của đồng bào Thái. Dáng dấp của loạ
i
cút này cũng gợi sự liên tưởng thú vị đến dáng dấp của cây phắc cút (rau dớ
n),
với những cái vòi uốn cong điệu đàng. Đó là loại rau mọc hoang, ăn ngon, rấ
t
thích nghi với môi trường ẩm thấp ven sông bờ suối, phù hợp với địa hình c
ư trú
truyền thống của tộc người Thái.
Song dù Khau cút mang hình dáng và có những ý nghĩa như thế
nào, thì hình
tượng Khau cút đó góp phần không nhỏ làm phong phú thêm nền văn hoá củ
a
dân tộc Thái và mỗi người Thái Đen Tây Bắc. Mỗi khi bắt gặp hình tượ
ng Khau
cút trên nóc ngôi nhà sàn thân thương lại thêm ấm lòng, gắn bó hơn vớ
i gia
đình, bản mường, đất nước với những giá trị tinh tuý, nguyên bản, cổ sơ như “lờ
i

hẹn” da diết ngày chia tay của tổ tiên mấy nghìn năm trước.
Lễ hội đền Năng Yên, Phú Thọ
33

Đền Năng Yên thuộc xã Năng Yên - huyện Thanh Ba (Phú Thọ) được công nhận l
à Di tích
lịch sử văn hóa. Nơi đây thờ Tam Vị Đại Vương: Cả Ngọ Cao Sơn, Nhị Ngọ Cao Sơn, Út
Ng
ọ Cao Sơn những tướng lĩnh tài ba xuất chúng đã có công giúp vua Hùng Vương th
ứ 17
tức vua Hùng Nghị Vương đánh tan giặc Thục, dẹp hổ lang và trấn giữ vùng đất này ngay
từ thủa bình minh của dân tộc.

Ngôi đ
ền Năng Yên còn giữ được nhiều di vật quý như Sắc phong, Ngọc phả, Ngai thờ…
Trong đền còn giữ được những thư tịch là bằng chứng ghi tạc công đức của Tam Vị Đại
Vương mà nhân dân Năng Yên phụng thờ, tôn kính, lưu truyền đến đời nay. Nơi đây còn
bảo lưu phong tục lễ hội truyền thống của người dân Năng Yên, khi du khách đến đây có
thể trực tiếp được tham gia những trò chơi dân gian như: Cờ người, nhún đu, bóng chuyền
,
chọi gà… các trò chơi đều mang đậm bản sắc dân gian.
Đền Năng Yên là nơi vô cùng linh thiêng, dành cho những ai có tâm linh hướng
Phật. Hàng năm cứ ngoài rằm tháng giêng rất nhiều người ở gần xa đến Đền để
thắp hương xin giải hạn cho mình có một năm tràn đầy sức khỏe, cả gia đình tai
qua nạn khỏi, an khang thịnh vượng. Những cặp vợ chồng mới cư
ới muốn có con
theo ý muốn đến Đền để xin được cầu đinh (sinh con trai). Mỗi dịp đầu xuân hàng
nghìn du khách ở khắp mọi nơi về Đền để thành tâm công đức.
Đền Năng Yên được xây dựng vào thời Hậu Lê và tu sửa vào thời Nguyễn, song
34


vẫn giữ được kiến trúc gỗ hoàn chỉnh, kiến trúc được tạo tác hoàn h
ảo, với một số
tiêu bản nghệ thuật điêu khắc gỗ cổ dân gian độc đáo hòa đồng với không gian
đẹp, thoáng, vươn tỏa tràn đầy sinh lực giữa không gian rộng lớn của núi rừng
Năng Yên. Với thủ pháp nghệ thuật tạo hình các nghệ nhân xưa đã để lại các tác
phẩm điêu khắc, trang trí với đề tài Nho giáo hết sức phong phú. Toàn bộ các
mảng nghệ thuật để lại ấn tượng độc đáo có kiến trúc gỗ cổ mới phô hết tài năng
của cha ông từ thế kỷ trước. Đây là những giá trị tinh thần văn hóa truyền thống
quý báu của dân tộc.
Đền Năng Yên có mặt bằng khá rộng khi đi qua cổng đền phía bên tay phải là
Đền Giếng thờ Mẫu Mẹ người đã có công sinh ra Tam Vị Đại Vương, đi thẳng v
ào
là Đền chính thờ Tam Vị Đại Vương và bên cạnh là đền thờ các quan đã bảo vệ
các vị. Phía bên trên là Đền Thượng đang được xây dựng, nơi đây ba vi đã hóa
về trời. Bên cạnh đền thờ về phía tay trái là khu đất rộng được dùng để tổ chức
các trò chơi dân gian trong dịp lễ hội.
Cứ vào dịp mùng 7 tháng giêng hàng năm, dân làng Năng Yên lại mở hội cầu tế
để tưởng nhớ công đức của Tam Vị Đại Vương và cầu xin Tam Công ban cho
mưa thuận gió hòa, cho muôn nhà được hạnh phúc.
Lễ hội đền được tổ chức trang nghiêm và được phục dựng theo đúng nghi thức
của lễ hội, lễ rước kiệu được tiến hành từ nhà ông từ để sắc phong đến Đền
chính, lễ rước mẫu gồm các thiếu nữ trẻ trung xinh đẹp được tuyển chọn trong
làng. Tiếp đó là lễ túc yết và lễ tế thần do các cụ cao tuổi trong làng đ
ảm nhiệm, lễ
hội còn phục dựng lại phần lễ rước nước, lễ tẩy trần.
Lễ hội Đền Năng Yên là một trong những lễ hội lớn trên quê hương đất Tổ, lễ hội
đã cung cấp thêm tư liệu quý bổ sung cho nghiên cứu về thời đại Hùng Vương
của dân tộc


Lễ hội cầu ngư ở Bình Ðịnh
Ở Bình Ðịnh, gắn liền với biển đầy cát và nắng gió là những phong tục, tín
35

ngưỡng, lễ hội phong phú, đa dạng mang đậm nét văn hóa vùng miền, mà mỗi
khi nhắc tới biển, mọi người hay nói đến lễ hội cầu ngư, hát múa bả trạo

Ðây là những loại hình tín ngưỡng có tính đặc trưng, không chỉ phản ánh đời
sống lao động sản xuất mà còn là cách để ngư dân giải trí, tâm tình sau những
ngày lao động mệt nhọc, lênh đênh trên biển; là một tiết lễ gắn liền với chu kỳ
đánh bắt thủy hải sản và chu kỳ các tiết lễ diễn ra trong năm như: Nghi thức
cúng đầm, lễ ra nghề, lễ tế đình làng, Tết âm lịch, lễ thanh minh, lễ cúng phòng
long Như ngày 20-3 (tức 16-2 năm Tân Mão) mới đây, tại "lăng Ông Nam Hải"
ở thôn Bình Thái (huyện Tuy Phước), bà con ngư dân lại long trọng tổ chức Lễ
hội cầu ngư năm 2011.
Cầu ngư là lễ tiết quan trọng nhất trong những lễ thức của chu kỳ đánh bắt thủy
hải sản của ngư dân miền biển Bình Ðịnh. Theo thống kê hiện nay, trên địa bàn
tỉnh hiện có 21 lăng Nam Hải thờ cá voi (cá Ông) tại một số làng ven biển ở các
huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn. Gắn
liền với các địa điểm này là lễ hội cầu ngư với quy mô lớn nhỏ khác nhau, diễn
ra trong thời gian khác nhau, tuy diễn trình cũng có điểm tương đồng, điểm ri
êng
biệt. Ngày diễn ra lễ hội thường là ngày Ông lụy (cá voi chết, dạt vào bờ biển
làng chài), dân làng quan niệm được phúc lành khi tổ chức mai táng, cúng tế cá
Ông. Rồi vào ngày đó của những năm sau đó lễ hội lại được tổ chức, dần dần
trở thành tập quán lễ hội của làng chài. Lễ hội gắn liền với tục thờ cúng cá voi,
với nhiều truyền thuyết, nhiều nét văn hóa còn ghi đậm trong dân gian. Ở Bình
Ðịnh có lẽ lăng Nam Hải làng Hưng Lương xã bán đảo Nhơn Lý, thành phố Quy
Nhơn là một trong những lăng có từ lâu đời.
36


Theo thông lệ, lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian ba ngày đêm. Ngày đầu ti
ên,
tổ chức nghi thức lễ trần thiết bài vị, rồi tiến hành nghênh thần (nghinh thủy lục),
lễ an thần; ngày thứ hai tổ chức nghi thức đại lễ tế thần; phần hội gồm hát múa
bả trạo, hội xây chầu hát bội, hô bài chòi và các trò chơi dân gian của ngư dân
miền biển diễn ra vào ngày thứ ba, có sự đan xen trong thời gian hành lễ ở
ngày đầu tiên và ngày thứ hai.
Nét đặc sắc trong lễ hội cầu ngư ở Bình Ðịnh là hát múa bả trạo, vừa là nghi
thức tế lễ vừa là hoạt động nghệ thuật. Bả trạo có nghĩa là chèo rồi, có nơi gọi l
à
hát bá trạo, ý nói là trăm chèo. Bả trạo là hoạt cảnh múa hát, thể hiện sinh hoạt,
lao động của ngư dân như chèo thuyền, kéo lưới hoặc đặc tả cảnh đưa linh,
rước hồn đức Ông. Kịch bản bả trạo của mỗi làng hầu như không có sự thay đổi
cơ bản từ kịch bản hát múa bả trạo của cụ Tú Diêu, người làng Nhân Ân, xã
Phước Thuận, huyện Tuy Phước. Nơi đây đã lưu gi
ữ nghệ thuật hát múa bả trạo
có từ thế kỷ 17, mang bóng dáng của một thể loại hát bội cổ điển ở Bình Ðịnh.
Trong toàn bộ vở tuồng hát múa bả trạo có dùng các làn điệu nam xuân, nam ai,
nói lối, ngâm xướng, hô bài chòi Một điểm dễ nhận thấy sự khác biệt với hát
bội Bình Ðịnh là hát múa bả trạo đòi hỏi toàn bộ các nghệ nhân phải hát cho rập
trong tiếng gõ sanh của tổng Sanh. Ðộng tác hát bội truyền thống đã được cách
điệu hóa, mang tính nghệ thuật cao; còn động tác trong hát múa bả trạo mang
nặng tính thực hành, gắn với thực tế cuộc sống. Ðiểm khác biệt khá rõ nét giữa
hát múa bả trạo và hát bội như là động tác chèo thuyền, ở hát bội chỉ là cách
điệu, còn hát múa bả trạo là chèo thật.
Hát múa bả trạo có câu: Dưới sông sắp đặt đua ghe - Trên bờ sửa soạn miếu
chùa trạo ca. Tiếng hát vang rền trên sóng nước, dứt tiế
ng là hô chèo lên chèo
thật nhịp nhàng, dồn dập. Bên cạnh, trong phần khởi ca, bả trạo còn có những

câu hát với nhịp điệu khẩn trương thể hiện cảnh đối đầu với giông bão, hay bình
tĩnh, nhẹ nhàng lúc biển lặng trời yên, khiến người xem hồi hộp dõi theo từng
bước chuyển, càng cảm thấy thân thương, quen thuộc với cuộc sống hằng ng
ày.
37

Ngoài ra, hát bội xưa là không thể thiếu và phải là hát bội Bình Ðịnh, phải được
biểu diễn nhiều đêm liền sau lễ hội cầu ngư.
Với nội dung sinh động chứa đựng nhiều giá trị mang tính nhân văn cùng những
làn điệu phong phú đa dạng (hò, vè, nói lối, hát nam, hát khách ) hát múa bả
trạo của lễ hội cầu ngư tuy không có kịch bản mới nhưng vẫn được ngư dân ưa
thích. Vì bả trạo tái hiện lại cuộc sống sông nước mà ngư dân trải qua và mang
trong đó lời cầu nguyện tốt lành cho gia đình, cho làng xã. Biển và đời sống văn
hóa của ngư dân miền biển nói chung, lễ hội cầu ngư nói riêng c
ũng có nhiều nét
tương đồng với những vùng biển khác trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ,
nhưng hát múa bả trạo ở Bình Ðịnh là một hoạt động văn hóa - nghệ thuật dân
gian riêng và độc đáo. Hy vọng rằng, trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa ở Bình Ðịnh, văn hóa truyền thống văn hóa biển được giữ gìn và phát huy
Ninh Bình: Mở cửa đền khai hội truyền thống Cố đô Hoa Lư
Sáng 7/4, tại Khu di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình), huyện Hoa Lư cùng
xã Trường Yên tổ chức lễ mở cửa đền khai hội năm 2011. Lễ hội Cố đô Hoa Lư
là lễ hội truyền thống linh thiêng và lớn nhất trong năm ở Ninh Bình để tôn thờ
các vị Vua Đinh, Vua Lê và Tiền Lý





Mảnh đất Hoa Lư đã ghi dấu ấn lịch sử với 1.043 năm ngày Đinh Bộ Lĩnh lên

ngôi Hoàng đế lập ra Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam. Vì
vậy, hàng năm tỉnh Ninh Bình đều tổ chức lễ hội với quy mô lớn thu hút đông
đảo nhân dân các địa phương trong tỉnh và du khách trong nước, quốc tế tới
tham quan.
38


Lễ hội sẽ diễn ra vào ngày 6-10/3 Âm lịch. Nét mới năm nay là có thêm lễ mở
cửa đền để dâng hương báo công và cầu xin các vị thần linh cho mở hội.

Ngày 8/4, Lễ hội Cố đô Hoa lư sẽ chính thức khai mạc. Vào lúc 5 giờ 30 sáng sẽ
diễn ra lễ rước nước từ sông Hoàng Long vào đền.

Bên lề lễ hội có nhiều hoạt động như biểu diễn văn nghệ; đại lễ cầu siêu; lễ hoa
đăng; thả 1.043 quả bóng bay; thi thư pháp; thi mâm ngũ quả tiễn vua và nhiều
hoạt động thể thao.

Bên cạnh đó, Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam tổ chức chương trình hội ngộ "Kỷ
lục gia Việt Nam lần thứ 22".








90 nghệ nhân dự Liên hoan diều Đông Nam Bộ
Liên hoan diều miền Đông Nam Bộ chính thức khai mạc ngày 6/4, tại khu du lịch
Biển Đông, thành phố Vũng Tàu.

Tham gia liên hoan có 90 nghệ nhân đến từ 6 câu lạc bộ diều Đắc Lắk, Khánh
39

Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu 1 và Bà Rịa-Vũng
Tàu 2, với hơn 100 con diều mang nhiều hình dáng, màu sắc khác nhau.

6 câu lạc bộ diều đã đem đến Liên hoan diều miền Đông Nam Bộ các loại diều
như diều sáo, diều khí động học, diều tôm khổng lồ, diều hình cua, cá, diều
thuyền mành, diều hình khối, diều bạch tuộc.
Đặc biệt, các nghệ nhân đã đem đến liên hoan chiếc diều phướn với một diều to
và kèm theo 70 chiếc diều nhỏ, có chiều dài hơn 100m.
Các nghệ nhân đến từ câu lạc bộ diều của Bà Rịa-Vũng Tàu cũng giới thiệu loại
diều thửng có gắn sáo bầu; câu lạc bộ diều của tỉnh Đắk Lắk giới thiệu loại diều
khi thả lên bầu trời sẽ phát ra tiếng hú của các loại thú rừng rất đặc sắc…
Liên hoan diều miền Đông Nam Bộ diễn ra từ ngày 6-7/4
Một số lễ hội dân gian vùng phụ cận Đền Hùng – Phú Thọ
Cùng với lễ hội chính là Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng tại di tích Đền
Hùng, các làng xã vùng phụ cận cũng còn một số lễ hội không kém phần thiêng
liêng và nghi lễ tại đình đền của các làng xã.
40


Miền quê Hùng Lô nằm kề bên dòng sông Lô lịch sử cách Đền Hùng chưa đầy
10km về phía Tây. Nơi đây còn có đình, miếu thờ các Vua Hùng với một ngôi
đình có giá trị nghệ thuật trạm khắc gỗ thế kỷ XVII còn nguyên giá trị, gắn liền
với các công trình này là cả một kho tàng văn hoá phi vật thể. Đó là lễ hội rước
kiệu vào dự lễ hội Đền Hùng hàng năm và hội làng với ẩm thực "cỗ gà thờ". Nghi
lễ rước kiệu của Hùng Lô rất công phu từ việc bầu chọn chủ lễ tới việc chọn
người khiêng kiệu cũng như những người tham gia rước kiệu. Lễ rước kiệu
Hùng Lô diễn ra uy nghi trang trọng bởi lòng thành kính của nhân dân, thể hiện

truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" và tinh thần đoàn kết, giàu tình nhân ái.
Nghi thức rước kiệu của làng gắn liền với các hoạt động diễn ra tại Đền Hùng,
là một hình thức sinh hoạt văn hoá không thể thiếu trong lễ hội Đền Hùng xưa và
nay.
Đến lễ hội Đền Hùng là đến với những làn điệu dân ca xoan mang đậm nét văn
hoá vùng đất Tổ là Kim Đức nơi còn bảo lưu nhiều làn điệu xoan cổ. Hát xoan
bắt nguồn từ các truyền thuyết liên quan tới thời đại Hùng Vương, phản ánh mối
quan hệ giữa thành hoàng làng với một hình thức dân ca phong tục - lễ nghi
(hát thờ), được phát triển cùng việc tế thần, cầu chúc cho cuộc sống thịnh
vượng.

×