Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tổng hợp các văn hóa - lễ hội Việt Nam part 5 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.6 KB, 10 trang )

41

Kim Đức còn lưu giữ đình Hội, đình Thét, miếu Lãi Lèn, với những làn xoan cổ
đó là một nét đẹp trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá của ông cha
để lại.
Xưa kia cứ tết đến xuân về dân làng Kim Đức lại tổ chức hát xoan tại miếu Lãi
Lèn và đình làng sau đó còn hát "nước nghĩa" hát kết nghĩa với các làng xoan
như An Thái, Tây Cốc và cứ vào dịp lễ hội Đền Hùng các phường xoan xã
Kim Đức lại nô nức chuẩn bị trống, phách, áo the, khăn xếp cùng áo mớ ba mớ
bẩy vào phục vụ đồng bào về dự lễ hội, là một hoạt động văn hoá dân gian
không thể thiếu trong giỗ Tổ Hùng Vương. Để giới thiệu và tuyên truyền quảng
bá về hát Xoan với bạn bè quốc tế cũng như đối với cộng đồng người Việt Nam,
hiện nay UBND tỉnh Phú Thọ phối hợp với Viện Âm nhạc đang hoàn tất bộ hồ
sơ hát Xoan trình lên UNESCO công nhận là di sản văn hoá phi vật thể cần
được bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.
Nằm ở phía Đông Nam Đền Hùng, làng Vân Luông thuộc phường Vân Phú là
đền Vân Luông thờ Hùng Vương và Tản Viên Sơn Thánh, đền được xây dựng
vào thế kỷ XVIII. Gắn với đền Vân Luông là lễ hội "ném chài" tổ chức vào ngày
mùng 3 tháng giêng hàng năm, diễn tả lại sự tích Vua Hùng cùng dân làng tiễn
Tản Viên về núi Tản Viên.
Cách Đền Hùng theo đường bộ khoảng 7km về phía Tây Nam Đền Hùng là xã
Thanh Đình, một địa danh mà trong cuốn "Việt sử lược" thế kỷ XIII có ghi "Đến
thời Trang Vương nhà Chu (696- 682 TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo
thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang".
Đây là vùng đất nằm trong trung tâm bộ Văn Lang xưa, cách đây không lâu nơi
đây vẫn có tên gọi Gia Ninh. Thanh Đình xưa có đình Mai Đình và đình Thanh
Mai nhưng theo thời gian đã bị mai một, hiện nay đã được xây dựng lại một
đình gọi chung là đình Thanh Đình. Là vùng quê phát hiện được nhiều địa điểm
khảo cổ học thời đại Hùng Vương có những địa điểm nổi bật như địa điểm Gò
De và còn bảo lưu những tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, thờ lúa, thờ phồn thực
42



nông nghiệp và nhân thần có công với nước. Với các lễ hội như "lễ rước giải"
vào ngày 3 tháng giêng, rước "ông khiu bà khiu" vào ngày 4 tháng giêng,"lễ tế
thánh" tổ chức vào tối 22 tháng giêng rạng ngày 23, lễ "hú cờ" vào tối 22 tháng
giêng.
Lễ hội làng He (Lễ rước chúa gái về nhà chồng) là lễ hội diễn ra tại làng Vi xưa
thuộc xã Chu Hoá và làng Trẹo thuộc xã Hy Cương, nay hai làng này thuộc thị
trấn Hùng Sơn huyện Lâm Thao. Theo lệ xưa cứ đến 25 tháng chạp hai làng Vi,
Trẹo lại cùng nhau họp bàn làm lễ hội "rước chúa gái". Lễ hội rước chúa gái diễn
ra từ 25 tháng chạp tới mùng 8 tháng giêng với nhiều trò diễn của hai làng và
nhiều người tham gia với nhiều nghi thức đã tạo được những ngày lễ hội vào
mùa xuân của các làng dưới chân núi Hùng. Lễ hội phản ánh được cuộc sống và
những phong tục tín ngưỡng còn bảo lưu tại các làng cổ ở khu vực Đền Hùng.
Một lễ hội phản ánh tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp tại xã Hy Cương đó là lễ
Hạ Điền. Được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 âm lịch hàng năm. Tục lệ của làng
vào ngày này, trai làng từ 12 tuổi trở lên đến 49 tuổi đều phải làm cỗ (mặn hoặc
ngọt) để dâng cúng Thành Hoàng Làng và vua tổ Thần Nông. Riêng trai làng
vừa đủ 12 tuổi phải làm cả lễ mặn và ngọt để trình làng. Đây là một lễ hội phản
ánh tín ngưỡng phồn thực nông nghiệp đồng thời là lễ hội phản ánh cuộc sống
của cư dân nông nghiệp cầu cho mùa màng tốt tươi và con người no đủ là ước
mơ ngàn đời của cư dân nông nghiệp.






43

Hội làng Thổ Hà (Bắc Giang) - Một lễ hội đặc trưng của vùng Kinh Bắc


Làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang là một trong ba trung
tâm gốm sứ có tiếng của người Việt. Dấu vết còn lại của làng là những mảng
nhà, hàng rào… được xây bằng các phế phẩm gốm khiến làng mang dáng dấp
của một phế đô gốm.
Cũng như bao lễ hội khác, hội làng Thổ Hà mang đặc trưng của lễ hội vùng Kinh
Bắc với những làn điệu quan họ quen thuộc được biểu diễn trên sông, sân đình.
Lễ rước Thành hoàng làng cũng được tổ chức trang trọng, cầu kỳ, chỉ khoảng
300m nhưng lễ rước phải mất hai tiếng, đi cùng lễ rước là những màn múa,
trống hội hết sức đặc sắc thu hút đông đảo người dân trong vùng.
Lễ hội làng Thổ Hà thường diễn ra từ ngày 20 đến ngày 22/1 âm lịch với 3 năm
một lần và ngày lễ chính là 21/1 âm lịch.



44

Lạng Sơn tổ chức Lễ hội truyền thống Đình Ngò
Ngày 3/4/2011, Lễ hội Đình làng Ngò năm nay được tổ chức nhân dịp kỷ niệm
15 năm đón nhận danh hiệu "Làng văn hóa" và 10 năm đón nhận Bằng công
nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia.

Lễ hội truyền thống Đình Ngò được mở ra nhằm tri ân công đức, tưởng nhớ đến
ba vị tướng thời nhà Trần quê ở xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn là:
Đô Thiên Chu Tri Đại Vương Trần Thị Liên Hoa, Thiên Cương Thạch Lãnh Nhân
Đức Đại Vương Lý Lâm Thạch và Đương Diệc Anh Dũng Đại Vương Trương Tự
Cường đã có công lớn trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Trong chương trình lễ hội, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Đức Lý, huyện
Lý Nhân, tỉnh Hà Nam và xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn đã

cùng nhau ôn lại truyền thống đầy tự hào của các bậc tiền nhân, anh hùng đồng
thời nêu cao tinh thần quyết tâm phát huy truyền thống đó trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc, ra sức xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu
đẹp, vững bền. Nhân dịp này, huyện Chi Lăng đã tặng quà cho xã Đức Lý thể
45

hiện sự đoàn kết, gắn bó giữa hai địa phương. Ngay sau các nghi lễ trang trọng
và ý nghĩa đã diễn ra lễ trồng cây lưu niệm trước cổng đình.
Có thể nói, lễ hội đã thể hiện được sâu sắc truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta:
Uống nước nhớ nguồn; tô thắm thêm truyền thống lịch sử - văn hóa tự hào của
quê hương, dân tộc; đồng thời tăng thêm tình cảm đoàn kết gắn bó cộng đồng,
thiết thực góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc.
Tết thanh minh của người Giáy ở Lào Cai
Hàng năm, cứ đến ngày 3/3 âm lịch, người Giáy ở khắp các làng bản tổ chức tết
thanh minh, lễ tảo mộ để bày tỏ tấm lòng thành kính, tưởng nhớ về ông bà, tổ
tiên, dòng họ.

Để phục vụ cho nghi lễ chỉ có một lần trong năm này, công việc chuẩn bị đã
được tiến hành từ cuối tháng hai cho đến mùng 1, mùng 2 tháng 3. Từ sáng
sớm ngày mùng 3, người chủ lễ trong gia đình cùng con cháu đã phải có mặt ở
46

mộ. Người ta dùng cuốc, xẻng dẫy sạch hết cỏ dại quanh mộ, trồng hoa, rồi đắp
lại cho ngôi mộ đầy đặn. Sau đó, người chủ lễ đứng ra thắp hương, khấn vái tổ
tiên và linh hồn người đã khuất, cầu cho linh hồn an nghỉ dưới suối vàng bình
yên, mời linh hồn về nhà mình. Theo phong tục từ xưa, người Giáy thường rải
giấy trắng khắp mộ, cắm lên mộ một lá cờ bằng giấy trắng có tua, một cành tre
tươi tượng trưng cho việc gửi tiền bạc sửa sang nhà cửa cho người âm, quan
niệm "trần sao âm vậy".

Lễ tảo mộ với dân tộc Giáy không chỉ đơn giản là việc dọn dẹp cho ngôi mộ
sạch sẽ, đây là dịp để cho người đang sống bày tỏ lòng tôn kính, nhớ về ông bà,
tổ tiên. Những người đi xa, dù là ở đâu, đến ngày này cũng phải cố gắng trở về
thắp nén nhang, thể hiện sự tận hiếu với tổ tiên, dòng họ, không quên gốc gác.
Trẻ con cũng được bố mẹ mình dẫn ra mộ để biết được phần mộ gia tiên, từ đó
hiểu đạo lí "Uống nước nhớ nguồn", sau này còn gánh vác trọng trách chăm sóc
mộ phần cho gia đình. Lễ tảo mộ diễn ra trong không khí thành kính và trang
nghiêm. Cùng với việc sửa sang cho ngôi mộ người nhà mình, người ta cũng
thắp hương cho những ngôi mộ hoang vô chủ để cầu cho linh hồn người đã mất
bình yên, siêu thoát. Lễ tảo mộ vì thế còn mang ý nghĩa cộng đồng cao.
Sau lễ tảo mộ vào buổi sáng, buổi chiều là lễ cúng gia tiên tại nhà. Người Giáy
dâng lên bàn thờ họ những lễ vật như: thịt gà, thịt vịt, xôi bảy màu, bánh mật,
phở, rồi thắp hương mời ông bà, tổ tiên về cùng hưởng. Lời khấn vái hướng
tới cầu mong tổ tiên phù hộ cho gia đình được đủ đầy, bình yên, hạnh phúc.
Trong bữa cơm gia đình, mọi người ôn lại chuyện cũ, sum vầy ấm cúng.
Ngày xưa, vào tết thanh minh là dịp để mọi người du xuân, tận hưởng tiết trời
ấm áp, trong trẻo của mùa xuân. Tết thanh minh của một số dân tộc nói chung,
của người Giáy ở Lào Cai nói riêng mang nhiều nét đẹp văn hóa, cần được gìn
giữ và phát huy.

47

Tết Thanh minh của người Việt
Người dân Việt Nam vốn quen với nhiều dịp lễ hội trong năm với nhiều ý nghĩa ở
nhiều thời điểm khác nhau trong năm. Và trong từng cái tết ấy, đều chứa đựng
một sự tích sâu xa ví như sự giao thoa với nền văn hóa khu vực, song đã được
Việt hóa một cách tự nhiên và sâu sắc.
Từ Tết Nguyên Đán, đến tết Đoan Ngọ (5/5), tết Trung Thu (rằm tháng 8) Và
hôm nay, chúng ta lại đón một cái tết cũng rất ý nghĩa, đó là tết Thanh minh
Thanh minh vừa là ngày lễ vừa là ngày hội vui như ngày tết. Chính vì thế người

ta mới coi Thanh minh là một ngày tết trong những ngày tết của Việt Nam.

Nguồn gốc tết Thanh minh
Tết Thanh minh là một khái niệm trong công tác lập lịch của các nước phương
Đông chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Trung Hoa cổ đại. Nó là một trong số hai
mươi tư tiết khí của các lịch Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên.
Tết Thanh minh Là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người
phương Ðông coi là một lễ tiết hàng năm. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong,
còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân Phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân
đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang tiết Thanh Minh (thường
bắt đầu trong tháng ba hoặc muộn lắm là đầu tháng tư âm lịch tuỳ từng năm).
48

Thanh Minh là tiết thứ 5 trong 24 tiết của một năm, đây là dịp tiết trời trong sáng
mát mẻ nhất của năm, và ngày tiết Thanh Minh cách ngày tiết lập xuân 60 ngày.
Tục lệ đón tết thanh minh
Thanh Minh tuy không phải là cái tết lớn, nhưng lại gắn liền với đạo đức, với
bổn phận con người Việt ta - bổn phận của con cháu phải tưởng nhớ công lao
của tổ phụ, của những người đi trước, đây chính là ngày giỗ tổ chung để mọi
người có dịp báo hiếu, trả nghĩa - gọi là đền đáp nghĩa một phần nào cái ơn sinh
thành tạo dựng của tổ tiên - của những người quá cố.

Tục Tảo mộ
Nhân ngày Thanh Minh, người dân các nước có nền văn hóa tương đồng và
chịu ảnh hưởng của nền văn minh Trung Hoa đều có tục đi tảo mộ gia tiên và
làm lễ cúng gia tiên sau cuộc tảo mộ.
Theo thông lệ từ trước đến nay cứ sau tháng Giêng là người ta đã lo việc đắp
mộ cho những người quá cố. Trước Thanh Minh một ngày, để đi cúng mộ người
ta đã chuẩn bị một bộ tam sinh, giấy ngũ sắc, nhang, đèn, giấy tiền, vàng bạc,
quần áo giấy và các loại bánh trái, thức ăn, thức uống khác tùy sở thích của

mỗi nhà; bộ tam sinh dùng để tế trong các đại lễ ngày xưa là ba con vật: bò, heo,
dê.
Ngày nay tùy theo tập quán của mỗi địa phương và hoàn cảnh của mỗi gia đình,
người ta chọn bộ tam sinh cũng khác nhau, nhưng heo thì không thể thiếu. Nhà
giàu thì dùng cả con heo để cúng tế và mời cả họ hàng thân tộc cùng ăn. Nhà
nghèo thì một miếng thịt heo luộc, một con khô mực nhỏ, hai hột vịt hoặc con
cua, con tôm luộc gì đó cũng đủ.
Công việc chính của tảo mộ là sửa sang các ngôi mộ của tổ tiên cho được sạch
sẽ. Nhân ngày Thanh minh, người ta mang theo xẻng, cuốc để đắp lại nấm mồ
cho đầy đặn, rẫy hết cỏ dại và những cây hoang mọc trùm lên mộ cũng như
49

tránh không để cho các loài động vật hoang dã như rắn, chuột đào hang, làm tổ
mà theo suy nghĩ của họ là có thể phạm tới linh hồn người đã khuất.
Sau đó, người tảo mộ thắp vài nén hương, đốt vàng mã hoặc đặt thêm bó hoa
cho linh hồn người đã khuất. Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, săn sóc,
còn có những ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người có lòng
nhân đức không khỏi mủi lòng thường cắm một nén hương, đốt nắm vàng mã
cho những ngôi mộ này. Tại các nơi tha ma mộ địa còn có lập một cái am để thờ
chung những mồ mả vô chủ gọi là Am chúng sinh và mỗi cửa am có một bà
đồng sớm tối đèn hương thờ phụng.

Trong ngày Thanh minh, khu nghĩa địa trở nên đông đúc và nhộn nhịp. Các cụ
già thì lo khấn vái tổ tiên nơi phần mộ. Trẻ em cũng được theo cha mẹ hay ông
bà đi tảo mộ, trước là để biết dần những ngôi mộ của gia tiên, sau là để tập cho
chúng sự kính trọng tổ tiên qua tục viếng mộ. Những người quanh năm đi làm ăn
xa cũng thường trở về vào dịp này (có thể sớm hơn một, hai ngày vì nhiều lý do
khác nhau) để tảo mộ gia tiên và sum họp với gia đình.
Bên cạnh những ngôi mộ được trông nom, chăm sóc cẩn thận, còn có những
ngôi mộ vô chủ, không người thăm viếng. Những người đi viếng mộ thường

cũng cắm cho các ngôi mộ này một nén hương.
Ngoài tục lệ trên, người Việt Nam còn có tục lệ làm bánh trôi, bánh chay thắp
hương, sau đó cả gia đình quây quần bên nhau thưởng thức hương vị đậm đà
của món bánh này.




50

Nam Định: Khai mạc lễ hội Phủ Dầy
Sáng 5/4, lễ hội Phủ Dầy, một trong năm lễ hội truyền thống lớn nhất cả nước,
đã tưng bừng khai mạc với màn múa hát mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc
Việt Nam kéo dài gần 2 tiếng đồng hồ tại sân vận động xã Kim Thái, huyện Vụ
Bản, Nam Định, thu hút hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh.


Đây là năm thứ 17 lễ hội này được tổ chức kể từ khi Nhà nước cho phép mở hội
trở lại.
Lễ hội năm nay diễn ra từ ngày 5 đến 10/4 (tức từ 3-8/3 âm lịch).
Theo chương trình, bên cạnh các nghi thức truyền thống như rước thỉnh kinh, lễ
rước nước, lễ rước đuốc, lễ hội còn có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, các
trò chơi thể thao dân tộc độc đáo như thi hát chầu văn, ca trù, hát xẩm, thi đấu
cờ người, thi đấu vật, thi múa rồng, múa sư tử và nhất là kéo các bộ chữ "Quốc
thái dân an" và "Thiên hạ thái bình" tại phủ Tiên Hương và Vân Cát.
Để chuẩn bị cho lễ hội năm nay, ban tổ chức đã thành lập các tiểu ban đảm
trách các vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, an toàn giao thông, phòng
chống cháy nổ

Các đền, phủ cũng đã tiến hành lắp đặt hàng nghìn đèn lồng, hệ thống điện

chiếu sáng dọc các tuyến đường vào di tích và thuê người đảm bảo an ninh trật

×