Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Những giải pháp khi đàm phán về lương pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.79 KB, 5 trang )

Những giải pháp khi đàm phán về lương
Bạn cảm thấy e ngại mỗi khi bước vào một cuộc phỏng vấn xin
việc làm? Cho dù thế nào thì đây cũng là một “công đoạn” bắt
buộc để có được một công việc như ý cho mình. Nhưng, bạn có
biết rằng: có một việc còn “đáng sợ” hơn là phỏng vấn? Đó
chính là khi bạn được mời (hoặc chủ động) thương lượng về vấn
đề lương với sếp của mình.

Trừ phi có một lý do đặc biệt nào đó mà họ (cấp trên của bạn)
mới không nói về tiền lương trước khi bắt đầu một công việc
mới. Còn lại, hoặc là bạn phải chấp nhận làm việc với một mức
lương không như ý của mình, hoặc là bạn “lịch sự” từ chối công
việc ấy – do mức lương không thỏa đáng - dù rất cần đến nó.

May mắn hơn, bạn có một giải pháp thứ ba, đó là có thể yêu cầu
những phúc lợi khác thay cho việc tăng lương. Ví dụ như: thời
gian làm việc linh hoạt, những cơ hội thăng tiến dành cho bạn…
Tuy nhiên, đây chỉ là những giải pháp mang tính chất tạm thời
và ít khi mang lại mục đích cuối cùng của bạn là thay đổi con số
theo ý mình trên bảng lương vào mỗi cuối tháng. Và để có được
điều này, bạn chỉ một cách duy nhất, hơi khó khăn nhưng có thể
đạt được mục đích của mình: Thương lượng với cấp trên.

Và đây là 4 vấn đề khác mà bạn có thể đem ra thương lượng để
tăng lương cho mình.

1. Không nghỉ phép nhiều hơn qui định.

Đừng nên nghĩ rằng bạn có thể được tăng lương với một lịch
làm việc có quá nhiều ngày nghỉ phép. Tốt nhất là nên xem xét
việc này vào thời gian sau đó. Có thể việc nghỉ phép (hơi nhiều)


của bạn chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng sự thật là nó ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình xét lương cho bạn. Theo một chuyên gia “săn
đầu người” thì nếu muốn được tăng lương nhanh chóng thì bạn
không nên nghỉ phép nhiều, chúng sẽ khiến bạn rất khó xử khi
đưa ra yêu cầu được tăng lương với cấp trên.

2. “Văn phòng tại gia”.

Một trong những khuynh hướng lớn để có thể tạo ra sự khác biệt
giữa bạn và đồng nghiệp là biến ngôi nhà thành “văn phòng thứ
hai” sau văn phòng ở công ty. Thường những công việc được
ứng dụng “văn phòng thứ hai” này nhiều nhất là công nghệ
thông tin, biên tập, … bạn có thể kết nối điện thoại, ADSL tạo
những điều kiện làm việc tốt nhất cho mình. Khi đó, với những
thành tích vượt bậc cho công việc nhờ những hỗ trợ từ “văn
phòng tại gia” bạn sẽ dễ dàng thuyết phục cấp trên tăng lương
cho mình.

Tuy nhiên, khi đem công việc về nhà bạn nên chú ý đừng để
mình bị bao vây giữa một núi công việc, chúng sẽ khiến bạn
căng thẳng và gây nên một kết quả ngược. Tốt nhất, bạn nên làm
việc một cách vừa phải ở “văn phòng tại gia” này, như thế mới
tạo được sự cân bằng cho bản thân mình.

3. Tăng lương cho sự chuyển đổi.

Nếu bạn đang có kế hoạch chuyển chổ ở hoặc thay đổi một công
việc khác, bạn cần xem xét việc tăng lương cho mình để có thể
bù vào những chi phí phát sinh cho việc này. Nghe có vẻ thật vô
lý nhưng quả thật đôi khi tăng lương lại là một kết quả có từ

chính những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Và nếu như việc
chuyển chổ ở hay thay đổi công việc này lại là yêu cầu của công
ty thì họ cũng sẵn sàng chi trả cho bạn những khoản chi phí phát
sinh ấy – nếu họ nhận được lời yêu cầu của bạn.

4. Những thành tích nổi bật.

Nếu như có một số công ty có nguyên tắc nhất định về những vị
trí khác nhau cho những nhân viên của mình thì cũng có một số
nơi lại chính sách cho việc này hết sức linh hoạt. Có thể đó là sự
thay đổi giữa các vị trí, các bộ phận để có thể thích hợp hơn với
mỗi nhân viên, giúp họ về đúng với sở trường của mình, để họ
có thể lấy lại “phong độ” cho mình.

Một điểm cuối cùng cần nhớ là: Trước khi thương lượng về việc
tăng lương, bạn nên có một chút “vốn liếng” (một thành tích nào
đó) cho riêng mình, như thế bạn mới dễ ăn nói với sếp của, nhất
là khi đề cập đến một vấn đề nhạy cảm là “tăng lương”

×