Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

SẢN PHỤ KHOA - KỸTHUẬTĐẶT FORCEPS pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.58 KB, 5 trang )

SẢN PHỤ KHOA -
KỸ THUẬT ĐẶT FORCEPS


Forceps là một loại dụng cụ dùng để đưa vào âm đạo, giữ chắc đầu thai nhi và
kéo ra ngoài theo cơ chế gần giống với tự nhiên.

1. Chỉ định

1.1. Về phía mẹ

- Mẹ không còn sức rặn hoặc rặn không hiệu quả.

- Các trường hợp không được rặn: do mẹ mắc bệnh nội khoa (bệnh tim, phổi thận,
thần kinh ), mẹ có sẹo mổ cü, sản giật và tiền sản giật.

1.2. Về phía con

Thai suy.

2. Điều kiện

- Đầu đã lọt thấp trong tiểu khung.

- Cổ tử cung mở hết.
- Thai sống.

- Ối vỡ hoặc bấm ối trước khi làm thủ thuật.

3. Chuẩn bị


3.1. Thầy thuốc là y bác sỹ chuyên khoa phô sản, thành thạo kỹ thuật

- Khám lại toàn trạng cho sản phô trước khi đặt forceps.

- Trang phôc vô khuẩn (rửa tay, mặc áo mang mü, khẩu trang, mang găng vô
khuẩn).

- Thăm khám xác định lại rõ ngôi thế, kiểu thế, độ lọt và các điều kiện.

3.2. Sản phô

- Được giải thích đầy đủ lý do làm thủ thuật.

- Giảm đau bằng Seduxen 10mg tiêm bắp hoặc gây tê tại chỗ tầng sinh môn.

- Sát khuẩn rộng âm hộ và tầng sinh môn.

- Thông tiểu.

- Trải khăn vô khuẩn ưới mông và 2 đùi.

- Nếu chỉ định vì lý do bệnh tim, huyết áp cao, tiền sản giật, phải cho thuốc điều trị
bệnh cho mẹ trước.

- Nếu thai suy cho mẹ thở oxy.

- Sản phô nằm trên bàn đẻ, tư thế sản khoa, đầu hơi cao, đùi ạng.

3.3. Dụng cụ


- Bộ forceps Simpson.

- Bộ dụng cụ đỡ đẻ.

- Bộ dụng cụ hồi sức thai.
- Bộ cắt khâu tầng sinh môn.

- Bộ kiểm tra cổ tử cung.

- 4 tấm vải hấp để trải cho sản phô.

- 2 đôi găng tay vô khuẩn.

- Thông tiểu vô khuẩn.

- Dung dịch sát khuẩn tầng sinh môn.

4. Quy trình đặt forceps loại Simpson kiểu chẩm vệ

4.1. Đặt cành

4.1.1. Đặt cành trái trước

- Tay trái cầm cành trái như kiểu cầm bút hoặc cầm cây vĩ của đàn Violon, tùy
thuộc thói quen.

- Tay phải đưa 3 - 4 ngón vào sâu trong âm đạo, để bảo vệ và hướng cho cành
Forceps đi theo hướng chẩm cằm của thai.

- Cành Forceps lúc đầu để đứng, lách cho thìa vào giữa đầu thai nhi và thành trái

âm đạo, vừa đưa thìa vào vừa hạ cán xuống cho cửa sổ của Forceps áp vào vùng
tai của thai nhi.

- Vị trí của cành trái ở phía 3 giờ.

- Giao cho người phô giữ cố định cành trái.

4.1.2. Đặt cành phải

- Thao tác giống như cành trái nhưng đổi tay.

- Vị trí của cành phải ở 9 giờ.

4.1.3. Lắp cành

Nếu đặt đúng thì cành sẽ khớp dễ dàng.
4.2. Kiểm tra

- Cành không hở (phần cửa sổ của thìa được che lấp gần hết).

- Hai cành forceps phải song song với đường khớp giữa.

- Không kẹp phải phần mềm.

4.3. Kéo

- Thầy thuốc phải ngồi trên ghế có độ cao phù hợp.

- Kéo bằng lực của cẳng tay.


- Kéo từ từ theo cơ chế đẻ.

- Cắt tầng sinh môn nếu cần thiết, cắt giữa hai cành forceps.

4.4. Tháo cành

- Khi lưỡng đỉnh qua âm hộ thì ngừng kéo và tháo cành.

- Tháo cành phải trước, vuốt cành theo chiều cong của đầu, nâng cành từ vị trí
nằm ngang lên thẳng đứng và ngả sang phía đùi trái (đối diện). Giữ tầng sinh môn
khi tháo cành.

- Tháo cành trái sau tương tự như tháo cành phải.

- Đỡ đẻ tiếp tục như đẻ thường.

5. Kiểm tra sau đặt Forceps

5.1. Mẹ

Rách tầng sinh môn, rách âm đạo, rách cổ tử cung, vỡ tử cung, dò bàng quang âm
đạo khi đặt Forceps khó.

5.2. Con

Các sang chấn: liệt thần kinh mặt, sang chấn não, chảy máu màng não, sang chấn
mắt.
5.3. Xử trí các biến cố

5.3.1. Mẹ


- Khâu vết rách cổ tử cung, âm đạo, tầng sinh môn.

- Nếu vỡ tử cung phải mổ cấp cứu.

5.3.2. Con

Xử trí các biến chứng xảy ra cho sơ sinh

×