Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Rdcad hướng dẫn vẽ kết cấu xây dựng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.59 MB, 62 trang )



MỤC LỤC
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ RDCAD 2

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ CẤU KIỆN DẦM 4

PHẦN 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ CẤU KIỆN CỘT 18

PHẦN 4: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ MÓNG ĐƠN 26

PHẦN 5: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ MÓNG CỌC 30

PHẦN 6: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ MẶT BẰNG KẾT CẤU - SÀN 37

PHẦN 7: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VỄ KẾT CẤU SÀN 51

PHẦN 8: CÁC QUY TẮC SỬ DỤNG ĐỂ LẬP CÔNG THỨC DIỄN GIẢI 58











RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm


0913373039


2

PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ RDCAD
RDCAD là sản phẩm phần mềm được phát triển bởi công ty CP công nghệ và tư
vấn thiết kế xây dựng RD. Với môi trường đồ hoạ đa chức năng, RDCAD cung cấp cho
kỹ sư xây dựng bộ công cụ hỗ trợ thiết kế khá hoàn thiện. Chỉ bằng một vài thao tác
xác lập đơn giản, RDCAD đã có thể cung cấp cho các kỹ sư các bản vẽ kỹ thuật cuối
cùng của các kết cấu: móng, cột, dầm, sàn một cách nhanh chóng và chính xác theo
đúng các tiêu chuẩn hiện hành đang được áp dụng ở Việt nam.
1. Cấu hình máy tính cần thiết để chạy RDCAD
Chương trình RDCAD có thể hoạt động trong môi trường Window 9x/2000/NT trên
các loại máy tính cá nhân. Với máy tính cấu hình càng mạnh thì RDCAD chạy càng
nhanh, tuy nhiên cấu hình máy tính tối thiểu nên là:
Bộ vi xử lý: Pentium II 500MHz
Bộ nhớ Ram: 128MB
Dung lượng ổ cứng còn trống: 50MB
2. Hướng dẫn cài đặt chương trình
Đưa đĩa CD cài đặt chương trình vào ổ đĩa CD.
Chạy file RDCAD_Setup.exe, màn hình sẽ xuất hiện, bấm nút Next để tiếp tục cài
đặt.
Khi màn hình xuất hiện, bạn chọn thư mục cài đặt chương trình (thư mục mặc
định là C:\Programe Files\RDCAD). Bấm nút Next để tiếp tục cài đặt.
Khi màn hình xuất hiện, bạn chọn tên nhóm biểu tượng chương trình (mặc định là
RDCAD). Bấm nút Next để tiếp tục cài đặt.
Cuối cùng, màn hình dưới đây xuất hiện, hãy bấm nút Finish để kết thúc quá trình
cài đặt.
3. Lắp khoá cứng

Khóa cứng là thiết bị bảo vệ bản quyền được đi kèm với chương trình, nó có ý nghĩa
như một chìa khóa, nếu có khóa chương trình sẽ chạy được, nếu không có chương
trình sẽ tự tắt. Khóa cổng USB - Cắm vào bất kỳ cổng USB nào của máy.
Sau khi cài chương trình xong, cắm khóa cứng vào máy sau đó khởi động lại
chương trình.

4. Các khả năng chính của RDCAD
Cung cấp môi trường đồ hoạ thân thiện để người dùng xây dựng các bản vẽ kỹ
thuật phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng.
Hệ thống thư viện linh hoạt giúp người dùng có thể xây dựng được các bản vẽ kỹ
thuật một cách hết sức nhanh chóng, đơn giản và chính xác. Hỗ trợ nhiều dạng kết
cấu khác nhau như: móng đơn, móng cọc, dầm, cột, mặt bằng kết cấu - sàn.
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


3

Có khả năng tự động thống kê cốt thép và trợ giúp người dùng tự thống kê cốt
thép một cách đơn giản và linh hoạt.
Có khả năng kết xuất bản vẽ ra file định dạng *.dwg, *.dwf của môi trường đồ hoạ
AutoCAD.

























RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


4

PHẦN 2: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ CẤU KIỆN DẦM
1. Bắt đầu tạo cấu kiện dầm

- Để bắt đầu với cấu kiện dầm, người dùng
có thể thực hiện theo 2 cách.
Cách 1: Mở RDCAD -> Chọn Tạo cấu kiện

mới -> Chọn Dầm -> Nhấn nút Đồng
ý.
Cách 2: Vào thực đơn Tệp tin -> Chọn Tạo
mới -> Chọn Dầm -> Nhấn nút Đồng
ý.
- Khi đó, thực đơn Dầm được kích hoạt.
Toàn bộ những chức năng liên quan đến vẽ
dầm sẽ nằm trong thực đơn này. RDCAD
đã tổ chức giao diện theo cách khá thuận
tiện và dễ sử dụng. Nếu bạn là người mới
sử dụng RDCAD thì chúng tôi khuyên bạn
nên sử dụng thực này theo đúng trình tự từ
trên xuống dưới (giống như trình tự mà ta
sẽ thực hiện các ví dụ dưới đây).
2. Giới thiệu về các menu trong phần dầm

Danh sách dầm: Nhập sơ bộ về số lượng và tên dầm,
cao độ và các thông số chung cho dầm.
Nhịp: Nhập số nhịp và khoảng cách các nhịp cho các
dầm khai báo ở trên.
Tiết diện: Sau khi đã có các nhịp ta gán tiết diện cho
các nhịp này (theo đó thì các nhịp trong một dầm có
thể có tiết diện khác nhau).
Gối: Nhập tiết diện gối tại các vị trí giao nhau với
dầm chính hoặc giao với cột.
Dầm phụ: Nhập tiết diện cho dầm phụ, khoảng cách
so với gối.
Nhập thép: Nhập đường kính và cách bố trí thép tại
các mặt cắt dầm (hoặc loại thép triển khai trên dầm).
Tự động bố trí thép dầm: Rựa trên diện tích thép đã nhập ở trên (hoặc do diện tích

thép do các chương trình kết cấu kết xuất ra).
Đánh lại số hiệu thép và mặt cắt: Tiến hành đánh lại số hiệu thép theo thứ tự.
Vẽ lại toàn bộ dầm: Đưa ra bản vẽ hoàn chỉnh dựa vào các số liệu đã nhập ở trên.
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


5

Chỉnh sửa thông số vẽ dầm: Cho phép chỉnh sửa lại các thông số về chiều cao chữ,
cách thức thể hiện bản vẽ…
Thống kê thép dầm: Chèn bảng thống kê dầm (bao gồm khối lượng bêtông, thép )
Dùng tệp thông số vẽ khác: Dùng để sử dụng lại các thay đổi các thông số thể hiện
bản vẽ đã được thiết lập trước đó.
3. Ví dụ áp dụng
Bước 1: Khai báo danh sách Dầm:
Theo đúng như trình tự từ trên xuống dưới, người dùng vào thực đơn Dầm -> chọn
Danh sách dầm hoặc vào biểu tượng trên thanh công cụ. Chương trình sẽ mở hộp
thoại Danh sách dầm. Ta tiến hành nhập các số liệu sơ bộ cho dầm:

Tên dầm mới: D-1, D-2… (Tên do người dùng đặt).
Số lượng dầm: Số lượng dầm muốn vẽ (số lượng dầm này liên quan đến bảng
thống kê khối lượng).
Cao độ: Cao độ mặt dầm, dầm có thể tồn tại ở nhiều cao độ khác nhau, bạn phân
biệt các cao độ bằng dấu phẩy (,). Ví dụ: 3300,6600,9900…
Chiều dày bảo vệ: Chiều dày lớp bảo vệ cốt thép, thông thường là 25mm.
Kiểu dầm: Dầm thường, dầm mái, dầm móng (tương ứng mỗi loại sẽ có cách thể
hiện và cách neo thép khác nhau).
Giống dầm: Sao chép dữ liệu cho dầm mới từ một dầm đã được tạo ra trước đó.

Đối với 1 bài mới thì chúng ta chưa có dầm mẫu nào nên chúng ta đặt mục này là
Mới hoàn toàn.
-> Sau khi đã điền đầy đủ các thông số dầm, người dùng bấm nút Thêm dầm để
thêm dầm vào danh sách, nút Sửa để sửa dầm đã thêm vào danh sách và Xóa để xóa
dầm trong danh sách. Người dùng làm tương tự để nhập thêm các dầm tiếp theo.
-> Để hoàn thành việc khai báo danh sách dầm, bạn bấm nút Đồng ý để thoát khỏi
hộp thoại.
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


6

Chú ý: Số lượng dầm bạn nhập vào nhiều sẽ khiến cho chương trình chạy chậm đi. Bạn có
thể khắc phục điều này bằng cách chọn hiển thị hoặc không hiển thị cho các dầm bạn muốn bằng
cách check (hoặc không check) vào cột Hiện trong bảng danh sách dầm.
Bước 2: Khai báo Nhịp dầm.
- Vào thực đơn Dầm -> Nhịp hoặc vào
biểu tượng trên thanh công cụ, để
khai báo chiều dài các nhịp cho dầm.
Người dùng sẽ thấy xuất hiện một
danh sách con được đưa ra chứa các
dầm vừa tạo ở Bước 1 (như ở ví dụ
này là dầm D-1 và dầm D-2).
-> Người dùng lựa chọn dầm muốn
gán thông số nhịp trong danh sách
con -> Chương trình sẽ mở hộp thoại
Nhịp [Tên dầm]
(Ví dụ: Nhịp [Dầm D-1]):


TT nhịp: Thứ tự của nhịp cần khai
báo (Thường bắt đầu bằng số 1).
Số nhịp: Số nhịp của dầm sẽ tự
động tăng khi người dùng thêm nhịp.

Tổng KC: Nhập chiều dài của nhịp.
-> Sau khi đã nhập xong thông số một
nhịp người dùng nhấn nút Thêm và
tiếp tục nhập tương tự với các nhịp
tiếp theo của dầm. Bấm nút Sửa để
sủa thông số các nhịp đã nhập và Xóa
để xóa nhịp.
Thư viện: Người dùng nhấn vào
nút thư viện để thực hiện việc tạo
dầm từ các thư viện thiết kế sẵn:
+ Mô tả dầm: Chứa các loại dầm
chính, dầm phụ văn phòng chung
cư. Dầm chính dầm mái nhà xây
chen, dầm vệ xinh, dầm lanh tô.
Thông thường nên lựa chọn

+ Tiết diện: Người dùng nhập
Chiều rộng (b), chiều cao (h) và
Chiều dày sàn cho dầm nếu không
sử dụng chức năng .

RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039



7

Nếu sử dụng chức năng này thì chỉ
nhập Chiều dày sàn.
+ Gối: Chiều rộng gối biên, Chiều
rộng gối giữa, Tên trục kiến trúc, có
thể lựa chọn , dầm
có consol trái chọn ,
dầm có consol phải chọn
.
+ Thép: Tương tự với phần tiết diện,
người dùng không dùng
thì cần nhập ĐK
thép trên và dưới cho dầm, ĐK thép
gia cường và thép đai, vị trí cắt thép
lớp 1 và lớp 2,3 cho dầm. Có thể lựa
chọn thêm cách chức năng
, chức năng
,
hoặc .

-> Sau khi lựa chọn xong thông số Thư viện dầm mẫu nhấn nút Đồng ý.
Ví dụ: Trong hình, nhập Dầm – D1 có 3 nhịp, nhịp 1 dài 4m, nhịp 2 dài 7m, nhịp 3 dài 4m. Trình
tự nhập chiều dài các nhịp như sau:
Nhập tuần tự từng nhịp:
TT nhịp: Vị trí của nhịp cần khai báo (nhập số 1).
Số nhịp: Số nhịp cần khai báo (nhập số 1).
Tổng KC: Tổng chiều dài các nhịp (nhập số 4000).

Bấm nút Thêm để thêm 1 nhịp có chiều dài 4m.
Lặp lại 4 bước trên với các thông số TT nhịp lần lượt là 2 và 3; thông số Số nhịp
luôn là 1; thông số Tổng KC là 7000 và 4000;
-> Sau khi nhập các bước trên, ta có dầm D-1 với 3 nhịp có các chiều dài lần lượt là
4m, 7m và 4m. Khi đã hoàn tất khai báo các chiều dài nhịp, bấm nút Đồng ý để
đóng cửa sổ khai báo Nhịp Dầm D-1. Ta được kết quả như hình vẽ dưới đây:

Bước 3: Khai báo tiết diện dầm.
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


8

- Vào thực đơn Dầm -> Tiết diện hoặc vào biểu tượng trên thanh công cụ. Chương
trình sẽ xuất hiện cửa sổ Tiết diện như hình vẽ dưới đây:









Khai báo tiết diện Dầm.
Chiều rộng (b): Nhập chiều rộng dầm.
Chiều cao (h): Nhập chiều cao dầm.
Lệch TKT (b1): Khoảng lệch xo với trục kiến trúc.

Căn mặt dầm (dy): Căn mặt dầm dy để xác định được mặt cốt sàn chuẩn, thông
thường dy bằng 0.
Các thông số khác: Chi tiết và diễn giải về số liệu bạn có thể thấy trên hình vẽ.
Người dùng dựa vào hình vẽ, nhập các thông số còn lại theo yêu cầu (h1, a1, h2,
a2).
-> Sau khi khai báo đầy đủ thông số, bấm nút Gán giá trị để tiến hành gán tiết
diện cho các nhịp dầm. Khi đó hộp thoại Tiết diện biến mất và màn hình đồ họa
xuất hiện cho phép bạn chọn đoạn trục dầm cần gán tiết diện. Quy tắc chọn ở
đây hoàn toàn giống như phần mềm AutoCAD với các chế độ chọn cửa sổ cắt
(chọn từ phải qua trái) và cửa sổ bao (chọn từ trái qua phải).

Ví dụ: Khai báo dầm D-1 có nhịp thứ nhất và thứ 3 tiết diện 450x220, nhịp thứ 2 tiết diện
650x220. Trình tự gán tiết diện dầm được thực hiện như sau:

Nhập tuần tự từng nhịp:
Thông số dầm: Nhập cho nhịp thứ nhất và thứ 3. Chiều rông b = 220, chiều cao h
= 450, lệch TKT b1= 110, căn mặt dầm dy= 0, a1 và a2 bằng 100, h1 và h2 bằng 0.
Nhập xong các thông số người dùng nhấn nút Gán giá trị.
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


9

Chọn đoạn dầm cần gán tiết diện: Trong hình vẽ dưới đây là minh hoạ việc
bấm chọn trên màn hình đồ hoạ các nhịp thứ 3 của dầm D-1 theo cách chọn cửa
sổ bao (chọn từ trái qua phải), toàn bộ khung chọn phải bao đoạn dầm cần gán
tiết diện. Nếu người dùng chọn theo cửa sổ cắt (chọn từ phải qua trái), thì
khung lựa chọn chỉ cần cắt qua dầm cần gán tiết diện, dầm nào cần gán thì cho

khung lựa chọn cắt qua dầm đó.
Chú ý: Có thể lựa chọn nhiều dầm trong một lần gán nếu các dầm đó có cùng tiết diện.
Như ở ví dụ này dầm nhịp 1 và nhịp 3 có cùng tiết diện.

-> Kết thúc việc chọn dầm bằng cách nhấn phím chuột phải, chương trình sẽ chay và
bạn có thể thấy ngay kết quả trên màn hình đồ họa như hình dưới.

-> Người dùng thấy nhịp thứ nhất và nhịp thứ 3 đã được gán tiết diện, chương trình
sẽ tự động hiện lại của sổ gán tiết diện. Người dùng nhập giá trị cho nhịp thứ 2,
chiều rông b = 220, chiều cao h = 650, lệch TKT b1= 110, căn mặt dầm dy= 0, a1 và a2
bằng 100, h1 và h2 bằng 0. Sau đó nhấn vào nút Gán giá trị.
-> Người dùng lựa chọn nhịp thứ 2 để gán tiết diện dầm, tượng tự như nhịp thứ
nhất và thứ 3, lưu ý chỉ chọn nhịp thứ 2. Chương trình sẽ hiện ra kết quả như sau:

-> Khi đã hoàn thành công việc gán tiết diện dầm, bấm nút Kết thúc trên của sổ Tiết
diện để kết thúc việc gán tiết diện dầm.
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


10

Bước 4: Khai báo gối.
- Vào thực đơn Dầm -> Tiết diện hoặc vào biểu tượng trên thanh công cụ ->
Chương trình sẽ xuất hiện cửa sổ Gối như hình vẽ dưới đây:










Kiểu gối: Gối là cột, gối là dầm chính, gối là vách.
Tên: Tên trục kiến trúc, tên gối.
Chọn loại cột: Cột tròn, cột chữ nhật.
Nhập thông số cho gối trên và gối dưới: Nếu không có gối trên hoặc dưới,
người dùng bỏ dấu tích của gối đó. Với gối là cột nhập (a, a1, b, b1), với gối là
dầm chính nhập (a, a1, b, b1, ht, hd). Với gối là vách nhập (a, a1, b, b1), các kích
thước tương ứng với từng loại gối được mô tả chi tiết trên hộp thoại.
Tự sinh dầm phụ tại vị trí gối.
Tự sinh tên trục kiến trúc.
-> Sau khi đã khai báo đầy đủ các thông số về gối, bấm nút để thực hiện
việc chọn gối cần gán giá trị trên đồ họa. Thay vì chọn các trục dầm như ở phần tiết
diện, phần này bạn cần chọn các trục gối. Đó là vị trí nút đầu, nút cuối của các đoạn
dầm. Quy tắc chọn tương tự như phần lựa chọn dầm. Dưới đây là hình minh hoạ
việc gán giá trị cho các gối đầu tiên của dầm D-1:
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


11


-> Kết thúc việc chọn đối tượng bằng chuột phải, chương trình sẽ cho kết quả trên
màn hình đồ họa như hình dưới:


Chu ý: Việc gán giá trị gối có thể được thực hiện đi thực hiện lại trên 1 trục gối nào đó, giá
trị mà gối đó nhận sẽ là giá trị gán lần cuối cùng.
Ví dụ: Tiếp tục gán gối cho dầm D1. Trình tự gán gối được thực hiện tương tụ như gối đầu
tiên với các thông số như sau:
Gối thứ nhất: Gối là cột; Tên trục kiến trúc: A; Tên gối: C-1; Cột chữ nhật; Gối
trên: a=220, a1=110; Gối dưới: a=220, a1=110.
Gối thứ hai: Gối là cột; Tên trục kiến trúc: B; Tên gối: C-2; Cột chữ nhật; Gối
trên: a=300, a1=110; Gối dưới: a=300, a1=110.
Gối thứ ba: Gối là cột; Tên trục kiến trúc: C; Tên gối: C-2; Cột chữ nhật; Gối
trên: a=300, a1=190; Gối dưới: a=300, a1=190.
Gối thứ tư: Gối là cột; Tên trục kiến trúc: D; Tên gối: C-1; Cột chữ nhật; Gối
trên: a=220, a1=110; Gối dưới: a=220, a1=110.
-> Khi đã gán xong cho tất cả các gối, bấm nút Kết thúc trên của sổ Gối. Sau khi
gán gối, có kết quả như hình vẽ dưới đây:

Bước 5: Khai báo dầm phụ
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


12

Vào thực đơn Dầm -> Dầm phụ hoặc vào biểu tượng trên thanh công cụ. Chương
trình sẽ xuất hiện cửa sổ Dầm phụ như hình vẽ dưới đây:



Tiết diện dầm phụ: Chiều cao dầm phụ h, chiều rộng dầm phụ b.
Vị trí dầm phụ: Xác định bởi hai thông số dx và dy, dx là khoảng cách từ trục

dầm phụ đến gối bên trái.
Cốt thép gia cường: Người dùng muốn nhấn cốt thép gia cường tại vị trí dầm
phụ (cốt treo) thì tích vào Cốt thép gia cường. Nhập Đường kính và Khoảng
cách thép gia cường, số thanh gia cường bên trái, số thanh gia cường bên phải.
Nhập tỷ lệ Dx/ Lnhịp.
Sau khi nhập xong các thông số dầm phụ, người dùng bấm vào nút Thêm để
thực hiện việc gán dầm phụ cho các nhịp dầm cụ thể. Thao tác gán dữ liệu hoàn
toàn giống phần gán tiết diện dầm, lựa chọn các nhịp cần gán dầm phụ tương ứng
trên đồ họa bằng cửa sổ bao (từ trái qua phải), cửa sổ cắt (từ phải qua trái) -> Sau
khi lựa chọn nhấn phím chuột phải. Làm tương tự gán hết các dầm phụ còn lại.
Hình vẽ dưới minh hoạ cho việc gán dầm phụ cho dầm D-1:

Bước 6: Nhập thép dầm
- Vào thực đơn Dầm -> Nhập thép hoặc vào biểu tượng trên thanh công cụ ->
Lựa chọn dầm muốn nhập thép trong danh sách con:

RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


13


-> Khi đó, hộp thoại Nhập thép cho dầm: [Tên dầm] sẽ xuất hiện. Với hộp thoại
này, người dùng nhập diện tích thép tại các mặt cắt và chương trình sẽ tự bố trí các
thanh thép dưa trên diện tích này hoặc người dùng có thể tự bố trí từng thanh thép.
Trình tự hai cách nhập thép dầm được thực hiện như sau:
Cách 1: Nhập từng thanh thép:
Thông số chung:


+ Vị trí thanh thép trong mặt cắt dầm.
+ Số hiệu thép: Người dung lựa chọn số hiện thép, người dùng nhập số hiệu thép
cho chính xác vì liên quan đến việc thống kê cốt thép và dự toán.
+ Đường kính thép: Người dùng lựa chọn đường kính muốn sử dụng.
+ Loại thép: Thép gai, thép trơn.
Chọn hình dạng thanh thép:

+ Hình dáng thanh thép: Uốn hai đầu, uốn một dầu, thẳng và vai bò. Hình dáng
thanh thép phụ thuộc vào vị trí thanh và chịu loại nội lực nào.
+ Góc nghiêng vai bò: Góc ngiêng của cốt vai bò, thông thường là 45
0
.
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


14

+ Chiều dài neo trái: Chiều dài neo tại gối bên trái.
+ Chiều dài neo phải: Chiều dài neo tại gối bên phải.
Vị trí điểm đầu và cuối:

-> Sau khi đã chọn xong các thông số người dùng bấm nút Thêm để bắt đầu tiến
hành vẽ thanh thép trên trắc dọc dầm. Vẽ như sau:
Trên hình đồ hoạ của cửa sổ trắc dọc dầm, bấm vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
của thanh thép theo hệ lưới đã chia (chương trình sẽ tự động bắt dính toạ độ điểm
giúp chúng ta định vị chính xác các điểm cắt thép). Sau khi chọn điểm đầu và cuối
của thanh thép, chương trình sẽ tự xác định các đoạn kéo dài (hoặc thu ngắn lại) của

thanh thép cho phù hợp với vị trí cắt thép theo đúng tiêu chuẩn. Chương trình cũng
đồng thời tính toán đoạn neo xuống của thanh thép. Các thanh thép trên sẽ được vẽ
ở hệ lưới bên trên dầm và ngược lại, các thánh thép dưới được vẽ ở hệ lưới bên dưới
dầm. Mỗi khi chúng ta thêm 1 thanh thép mới thì chương trình cũng tự động tính
toán ra diện tích thép chúng ta đã nhập tại mỗi tiết diện của dầm (được ghi ở lưới
ngoài cùng). Dưới đây là hình minh họa các chức năng giúp người dùng có thể xem
và vẽ các thanh thép một cách chính xác:

Chú ý: trên màn hình đồ hoạ của cửa sổ Nhập thép dầm, 2 lưới gần vị trí dầm dùng để vẽ
lớp thép thứ nhất, 2 lưới tiếp theo là dành cho lớp thép thứ 2, lưới thứ 5 (cách xa dầm nhất)
dùng để nhập lớp thép thứ 3. Đối với thép gia cường dầm (giữa tiết diện dầm), bạn phải vẽ ở
lưới trên cùng (lưới ở vị trí có ghi diện tích thép).











RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


15


Ví dụ: Hình minh hoạ của sổ nhập thép cho dầm D-1:

Bố trí thép đai: Sau khi đã bố trí xong thép dọc chịu lực, người dùng nhấn nút Thép
đai để bố trí thép đai cho dầm:

+ Đánh số hiệu thép đai: Lựa chọn số hiệu bắt đầu.
+ Đường kính thép đại mặc định cho dầm.
+ Chiều dài nhịp lớn nhất đặt một kiểu TĐ.
+ Khoảng cách các thép đai đầu nhịp.
+ Khoảng cách các thép đai giữa nhịp.
-> Lựa chọn xong các thông số, người dùng nhấn Đồng ý, chương trình sẽ tự động
bố trí thép đai theo thông số đã nhập.
Chú ý: Người dùng có thể xem hàm lượng thép đang sử dụng trên các tiết diện bằng cách
nhấn vào
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


16

Cách 2: Nhập diện tích thép yêu cầu:
- Trên cửa sổ đồ họa trắc dọc dầm, người dùng bấm đúp chuột vào các con số thể hiện
diện tích thép, chương trình sẽ mở lên cửa sổ yêu cầu nhập con số diện tích thép như
hình vẽ dưới đây:

-> Người dùng nhập diện tích thép cho mặt cắt vừa lựa chọn, các hệ số tăng cốt thép,
đường kính thép và các thông số khác. Nhập lần lượt cho các mặt cắt khác -> Chương
trình sẽ tự động bố trí thép theo diện tích đã nhập một cách hợp lý nhất.
-> Sau khi đã nhập cong thép cho toàn bộ dầm, người dùng nhấn nút Đồng ý.

Bước 7: Đánh lại số hiệu thép và mặt cắt
- Sau khi nhận xong thép ở bước 6 người dùng
nhấn nút Đồng ý, chương trình sẽ hiện ra cửa sổ
Đánh lại số hiệu thép:
-> Người dùng nhập Số hiệu thép bắt đầu và
nhấn vào Đánh lại số hiệu thép cho từng dầm.
Nhập Tên mặt cắt bắt đầu và nhấn vào Đánh lại
số hiệu mặt cắt cho từng dầm. Nhập Sai số
chiều dài thanh thép (mm).
-> Sau khi nhập xong, người dùng nhấn Đồng ý,
toàn bộ chi tiết dầm và mặt cắt đã được nhập
xong.


RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


17

Bước 8: Thống kê cốt thép dầm
- Người dùng vào thực đơn Dầm -> Thống kê thép dầm -> Thống kê các dầm hiện hoặc
thống kế toàn bộ dầm -> Sau đó chọn 1 điểm trên màn hình đồ hoạ và nhấn chuột trái
để chương trình chèn bản thống kê cốt thép. Chức năng này cho phép người dùng
kiểm soát một cách dễ dàng các bảng thống kê cốt thép dầm. Người dùng cũng có thể
dùng biểu tượng trên thanh công cụ để thống kê cốt thép. Chương trình cho kết
quả như hình vẽ dưới đây:




Bước 9: Kết xuất bản vẽ ra tệp tin *.DWG
- Chọn thực đơn Tệp tin -> Xuất kết quả ra tệp tin AutoCAD -> Sau đó chọn thư mục
lưu bản vẽ, khai báo tên tệp tin bản vẽ, bấm nút Save để kết thúc việc xuất bản vẽ.
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


18

PHẦN 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VẼ CẤU KIỆN CỘT
1. Bắt đầu tạo cấu kiện cột

- Để bắt đầu với cấu kiện cột, người dùng
có thể thực hiện theo 2 cách.
Cách 1: Mở RDCAD -> Chọn Tạo cấu kiện
mới -> Chọn Cột -> Nhấn nút
Đồng ý.
Cách 2: Vào thực đơn Tệp tin -> Chọn
Tạo mới -> Chọn Cột -> Nhấn nút
Đồng ý.
- Khi đó, thực đơn Cột được kích hoạt.
Toàn bộ những chức năng liên quan đến
vẽ cột sẽ nằm trong thực đơn này.
RDCAD đã tổ chức giao diện theo cách
khá thuận tiện và dễ sử dụng. Nếu bạn là
người mới sử dụng RDCAD thì chúng
tôi khuyên bạn nên sử dụng thực đơn
này theo đúng trình tự từ trên xuống

dưới (giống như trình tự mà ta sẽ thực
hiện ở phần dầm hoặc các ví dụ dưới
đây).
2. Giới thiệu về các menu trong phần cột

Số liệu tầng: Khai báo các tầng điển hình, kiểu
nối thép cột, cao độ chân cột. Các số liệu này
tác động đến toàn bộ các cột sẽ vẽ sau này.
Số liệu cột: Quản lý một cách tổng thể về tên
cột, số lượng cột, các trục kiến trúc định vị cột.
Nhập/chỉnh sửa mặt cắt cột: Dùng để khái
báo, chỉnh sửa kích thước tiết diện, bố trí thép
trên các mặt cắt cột.
Khai báo diện tích thép cột: Dùng để khai báo diện tích thép yêu cầu đối với từng
cột. Chương trình sẽ tự bố trí thép theo diện tích thép yêu cầu này.
Sao chép dữ liệu mặt cắt cột: Dùng để sao chép các tiết diện đã nhập trước đó sang
các vị trí tiết diện mới.
Tự động bố trí thép cột: Dựa trên diện tích thép đã nhập ở trên (hoặc do diện tích
thép do các chương trình kết cấu kết xuất ra).
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


19

Chỉnh sửa thông số vẽ cột: Tiến hành đánh lại số hiệu thép theo thứ tự, chỉnh sửa
lại các thông số về chiều cao chữ, cách thức thể hiện bản vẽ…
Thống kê thép cột: Chèn bảng thống kê cột (bao gồm khối lượng bêtông, thép )
3. Ví dụ áp dụng

Bước 1: Khai báo số liệu tầng, kiểu nối thép.
- Theo đúng như trình tự từ trên xuống dưới, người dùng vào thực đơn Cột -> chọn Số
liệu tầng hoặc vào biểu tượng trên thanh công cụ, nhập các số liệu chung cho cột:


Khai báo tầng điển hình: Người
dùng nhập các thông tin về chiều
cao tầng, số lượng cột, tên tầng.
-> Nhấn nút Thêm tầng ĐH để
thêm tầng vào bảng, Xóa tầng ĐH
để xóa tầng lựa chọn trọng bảng.
Thép chịu lực cột: Người dùng lựa
chọn vị trí nối thép, nối thép chân
cột hoặc nối thép giữa cột.
Cao độ chân cột (mm) và cao độ
đáy móng (mm): Người dùng nhập
cao độ chân cột và đáy móng, các
thông số này có liên quan đến việc
thống kê thép trọng cột, thép chờ
cột trong đài.
-> Sau khi nhập xong các thông số
chung cột nhấn nút Đồng ý.
Bước 2: Khai báo các cột
- Người dùng vào thực đơn Cột -> chọn Số liệu cột hoặc vào biểu tượng trên thanh
công cụ, nhập các số liệu cột:

RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039



20

Tên cột: Người dùng đặt tên cột hoặc để mặc định của chương trình là C-1, C-2…
Số lượng cột: Nhập số lượng từng loại cột ( các cột giống nhau).
Trục KT phương 1, phương 2: Nhập trục kiến trúc để định vị vị trí cột.
Giống cột: Với các cột nhập sau có thể lấy theo các cột đã nhập trước.
-> Sau khi đã nhập xong thông số một cột người dùng nhấn nút Thêm và tiếp tục nhập
tương tự với các cột tiếp theo. Bấm nút Sửa để sủa thông số các cột đã nhập và Xóa để
xóa cột. Như ở ví dụ trên trong bảng đã được thêm 3 cột lần lượt là C-1, C-2 và C-3.
-> Để hoàn thành việc khai báo danh sách cột, người dùng bấm nút Đồng ý:

Bước 3: Khai báo các tiết diện cột
- Trong phần này, người dùng sử dụng một cách linh hoạt ba thực đơn là Nhập/chỉnh
sửa mặt cắt cột, Khai báo diện tích thép cột, Sao chép dữ liệu mặt cắt cột. Khai báo
tiết diện và nhập thép cho cột theo 2 cách:
Cách 1: Người dùng khai báo từng thanh thép.
- Trước tiên vào thực đơn Cột -> chọn Nhập/chỉnh sửa mặt cắt cột sau đó di chuyển
chuột lên màn hình đồ hoạ -> Khi vị trí con chuột nằm trong các ô tương ứng với cột
và tầng thì con trỏ chuột sẽ thay đổi hình dạng như hình , khi đó bạn bấm chuột
trái lên vị trí ô tiết diện cần khai báo -> Chương trình sẽ hiện ra cửa sổ Khai báo tiết
diện cột [Tên cột] (Tên tầng). Nhập thép cho cột C-1:
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


21

Tiết diện: Tiết diện chữ nhật, tiết diện tròn. Ví dụ: Kích thước B=500, b1=110,

H=500, h1=110.
Bố trí thép: Bố trí thép theo một phương 1 hoặc chu vi.
+ Kiểu bố trí thép chịu lực: Bố trí một phương hoặc theo chu vi.
+ Chiều dày lớp bảo vệ.
+ Khoảng cách các lớp thép.
+ Số lớp theo phương B.
+ Số lớp theo phương H.
+ Lựa chọn tự sinh thép.
Ví dụ: Với cột C-1, kiểu bố trí thép chịu lực chu vi, chiều dày lớp bảo vệ 20, số lớp thép
theo phương H=5, số lớp thép theo phương B=5, chọn Tự sinh thép.
Nhập thép dọc: Chọn Số hiệu và Đường kính thép dọc -> bấm nút Nhập mới,
di chuyển chuột lên màn hình đồ hoạ biểu diễn mặt cắt cột, bấm chuột trái vào
vị trí góc cột để khai báo 4 thanh thép ở 4 góc cột -> Lặp lại cho đến khi khai báo
đủ số lượng thép như hình dưới.
Nhập thép đai: Chọn Số hiệu và Đường kính thép đai, lựa chọn kiểu cốt đai
(tứ giác hoặc đai đơn). Lựa chọn khoảng cách đai -> bấm nút Nhập mới, di
chuyển chuột lên màn hình đồ hoạ biểu diễn mặt cắt cột, bấm chọn 4 góc của
đai với đai tứ giác, bấm chọn 2 điểm đầu với đai đơn.
Chú ý: Mối lần người dùng nhập thép vào mặt cắt cần nhấn nút Nhập mới. Có thể xóa
thép đã nhập bằng cách lựa chọn thép đó trong bảng bố trí thép dưới góc trái -> nhấn
nút Xóa. Xóa hết các thép đã nhập nhấn nút Xóa tất cả.
Thư viên: Người dùng nhấn vào nút Thư viện để sử dụng các thiết kế cột đặc
trưng hiện nay, như cột trong nhà văn phòng, chung cư, cột trong nhà xây chen.
Nếu người dùng muốn sử dụng thiết kế từ thư viện thì tích vào nút
, ngược lại, người dùng có thể bỏ tạo cột từ thư viện và tự nhập
tiết diện chân cột, nhập thép chủ, thép gia cường và thép đai cho cột.
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039



22


-> Sau khi nhập xong diện tích và bố trí thép nhấn nút Đồng ý để hoàn thành
việc bố trí thép.

Sao chép mặt cắt: Người dùng vào thực đơn Cột -> chọn Sao chép dữ liệu mặt
cắt cột -> Trên màn hình đồ hoạ bấm chuột trái vào vị trí ô mặt cắt nguồn -> kéo
sang vị trí ô mặt cắt đích rồi bấm chuột trái để thực hiện việc sao chép tiết diện.
Thực hiện lặp lại bước này để sao chép toàn bộ dữ liệu cho các tầng của cột C-1.
Cách 2: Khai báo kích thước tiết diện và diện tích thép yêu cầu để chương trình tự
bố trí thép.
- Trước tiên vào thực đơn Cột -> chọn Nhập/chỉnh sửa mặt cắt cột sau đó di chuyển
chuột lên màn hình đồ hoạ -> Khi vị trí con chuột nằm trong các ô tương ứng với cột
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


23

và tầng thì con trỏ chuột sẽ thay đổi hình dạng như hình , khi đó bạn bấm chuột
trái lên vị trí ô tiết diện cần khai báo -> Chương trình sẽ hiện ra cửa sổ Khai báo tiết
diện cột [Tên cột] (Tên tầng)
-> Trên cửa sổ Khai báo tiết diện cột, người dùng chỉ cần thực hiện khai báo loại tiết
diện và kích thước tiết diện như sau: tiết diện (chữ nhật, tròn), kích thước (B, b1, H,
h1), kiểu bố trí thép (chu vi, một phương) và không bố trí thép cho các tiết diện này.
Sau đó bấm nút Đồng ý để kết thúc việc khai báo kích thước tiết diện.
-> Chọn thực đơn Cột -> chọn Khai báo diện tích thép cột, -> Trên màn hình đồ hoạ

bấm chuột trái chọn vị trí ô muốn nhập thép cho mặt cắt cột. Khi đó chương trình sẽ
mở lên cửa sổ Khai báo diện tích thép cột [Tên cột]. Trên cửa sổ này, bấm chuột
vào các vị trí con số thể hiện diện tích thép yêu cầu ở từng tiết diện để khai báo diện
tích thép yêu cầu. Hãy nhập diện tích thép yêu cầu theo như hình dưới đây:

-> Bấm nút Đồng ý để kết thúc việc khai báo diện tích thép yêu cầu. Khi đó, chương
trình sẽ tự bố trí thép cho toàn bộ cột như hình vẽ dưới đây:
RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039


24


Bước 4: Chỉnh sửa thông số thể hiện bản vẽ cột
- Chọn thực đơn Cột -> Chỉnh sửa thông số vẽ cột -> chương trình sẽ xuất hiện cửa sổ
Thông số chỉnh sửa cột cho phép người dùng thay đổi các thông số chiều cao chữ,
khoảng cách DIM.

-> Người dùng chọn để Đánh lại số hiệu thép. Trong
trường hợp không chọn Đánh lại số hiệu thép cho từng cột, chương trình sẽ lần lượt
đánh các số hiệu tăng dần cho đến hết các loại thép trên bản vẽ.
-> Sau khi thiết lập các thông số thể hiện bản vẽ người dùng bấm nút Đồng ý để vẽ
lại bản vẽ với các thông số đã nhập.

RDCAD–HỖ TRỢ VẼ KỸ THUẬT VÀ TIÊN LƯỢNG Ths Trần Việt Tâm

0913373039



25

Bước 5: Thống kê cốt thép cột
- Chọn thực đơn Cột -> Thống kê cốt thép cột -> Người dùng có thể lựa chọn Thống kê
thép toàn bộ cột, Thống kê thép cột tầng điển hình hoặc Thống kê thép chờ chân cột
-> Sau đó bấm chuột trái chọn một điểm trên màn hình đồ hoạ để chương trình chèn
bản thống kê cốt thép (Chú ý nên chọn điểm chống, không để bảng thống kê chèn lên bản vẽ
cột):

Bước 6: Kết xuất bản vẽ ra tệp tin *.DWG
- Chọn thực đơn Tệp tin -> Xuất kết quả ra tệp tin AutoCAD -> Sau đó chọn thư mục
lưu bản vẽ, khai báo tên bản vẽ, bấm nút Save để kết thúc việc xuất bản vẽ.

×