Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ung Thư Thanh Quản potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.69 KB, 4 trang )


Ung Thư Thanh Quản




Bệnh nhân 69 tuổi (khi khám bệnh năm 2003) than phiền bị khan
tiếng vài tháng. Bệnh nhân uống trụ sinh (vì nghĩ bệnh nhân bị viêm nhiễm
trùng cổ họng) nhưng không hết. Chuyển bệnh nhân sang bác sĩ chuyên
khoa tai mũi họng.
Bác sĩ tai mũi họng khám bệnh cho thấy tai bệnh nhân bình thường,
không bị lủng màng nhĩ. Màng nhày mũi bình thường. Không bị chảy nước
mũi hay có máu mũi. Không thương tích mũi. Khám mồm miệng và lưỡi
bình thường. Khám thanh quản bệnh trái bị sưng, và dây thanh âm bị liệt bên
trái.
Bệnh nhân từ chối không làm sinh thiết và sau đó bị vấn đề bảo hiểm
sức khỏe đã phải gián đoạn theo dõi.
Sau đó bệnh nhân trở lại, được chuyển gặp bác sĩ tai mũi họng khác
tại một trung tâm y khoa đại học. Thử nghiêm sinh thiết cho biết bệnh nhân
bị ung thư có vẩy nơi thanh quản. Bệnh nhân được điều trị bằng xạ trị và hóa
học. Bệnh nhân không muốn giải phẫu. Từ đó bệnh nhân hết than phiền bị
khan cổ họng, không nóng lạnh, ói mửa, tiêu chảy, khó nuốt hay đau tai mũi
họng. Bệnh nhân hiện đang theo dõi bởi một bác sĩ tai mũi họng và một bác
sĩ chuyên khoa ung thư.
Kết quả thử nghiêm bệnh lý học sinh thiết năm 2003, cho biết bệnh
nhân bị ung thư thanh quản bên trái (invasive moderately differentiated non-
keratinizing squamous cell carcinoma). Chụp hình cắt lớp CT theo dõi tháng
giêng năm 2007 cho thấy vùng dưới thanh môn (subglotting) không đối
xứng, nhưng không thấy u bướu hay hạch bạch huyết. Bệnh nhân được chụp
hình PET để truy tầm di căn. Không thấy gì.
Bệnh nhân có tiểu sử hút thuốc lá nặng, nhiều năm, nhưng bây giờ đã


bỏ hút thuốc lá, sau khi biết bị ung thư thanh quản.
Theo tài liệu của Viện Ung Thư Hoa Kỳ thì phần lớn ung thư thanh
quản thuộc loại tế bào có vẩy (squamous). Uống rượu hay hút thuốc là 2
nguyên nhân chính gây ung thư thanh quản. Bệnh nhân khám bệnh bác sĩ
thường than phiền đau cổ họng hay ho mà không dứt bệnh, đau khi nuốt hay
khó nuốt, đau tai, có cục bướu ở cổ, giọng nói thay đổi hay khan tiếng. Bác
sĩ khám bệnh và nôi soi cổ họng. Chụp hình cắt lớp CAT hay MRI để muốn
thấy rõ ràng, muốn biết chi tiết bướu ung thư hơn. Thử nghiêm sinh thiết để
xác định bệnh lý học ung thư thanh quản. Chụp hình nuốt chất phản quang
(barium swallow) để coi thực quản có sao không.
Cần định bệnh và phân loại giai đoạn ung thư thanh quản. Giai đoạn
0, giai đoạn 1. giai đoạn 2, giai đoạn 3 hay giai đoạn 4.
Điều trị ung thư thanh quản tùy thuộc từng giai đoạn, giải phẫu hay
không giải phẫu, phối hợp với xạ trị, hoá học trị liệu. Bác sĩ chuyên khoa
ung thư sẽ giải quyết trị liệu từng trường hợp với mỗi bệnh nhân.
Bs Trần Mạnh Ngô

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×