Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bạch Cầu và Tử Vong Khi Điều Trị Ung Thư docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.26 KB, 4 trang )


Bạch Cầu và Tử Vong Khi
Điều Trị Ung Thư



Bs Nicole Kuderer cùng các đồng nghiệp thuộc nhóm thuộc Đại
HọcY Khoa Duke nghiên cứu một tổng hợp bao gồm hơn 3000 bệnh nhân
ung thư đang được chữa bệnh bằng hóa học trị liệu.
Kết quả cho thấy bệnh nhân ung thư được truyền bạch huyết cầu trễ bị
nóng sốt, bạch cầu xuống thấp, bị chứng bệnh tên là febrile neuropenia, tăng
cao nguy cơ tử vong là 44%. Trong khi bệnh nhân ung thư vừa dùng hóa học
trị liệu, vừa dùng thuốc Neulasta hay Neupogen, giảm nguy cơ tử vong
xuống thấp hơn, 22%.
Neupogen hay Neurasta tăng cao bạch cầu trong máu. Bởi vậy, nhiều
tác giả khuyến cáo nên dùng Neupogen hay Neurasta trước khi làm hóa học
trị liệu cho bệnh nhân vì sẽ giảm nguy cơ tử vong cho bệnh nhân hơn là để
quá trễ (chờ khi nào có biến chứng mới cho bệnh nhân thêm Neurasta hay
Neupogen).
Bác sĩ cần cho bệnh nhân biết những công phạt của thuốc Neurasta
như nổi da ngứa và nổi đỏ chỗ chích thuốc, đau xương, bệnh nhân có thể
cảm thấy người yếu đi, tiêu chảy, nhức đầu, nóng lạnh, v…v…trước khi
bệnh nhân đồng ý với bác sĩ dùng thuốc tăng cao bạch cầu.
Bạch cầu trong hệ thống miễn dịch có thể giúp chống nhiễm trùng.
Khi lượng bạch cầu xuống thấp trong máu sẽ giảm khả năng chống nhiễm
trùng. Mỗi lần dùng hóa học trị liệu ung thư, thì bạch huyết cầu lại hạ thấp
nhất khoảng giữa thơì gian khi trị ung thư. Thí dụ cứ 3 tuần lễ trị liệu hóa
chất thì khoảng 10 ngày sau bạch huyết cầu hạ thấp nhất. Khi bạch cầu
xuống thấp nhất là lúc bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi nhiều nhất. Hiện tượng
này y khoa gọi là “nadir”. Bệnh nhân cũng bị bệnh tâm thần ưu trầm nặng
nhất trong giai đoạn này. Khi qua khỏi “nadir” thì bạch cầu dần dần trở lại


bình thường. Sau đó, bệnh nhân có thể được phép làm hóa học trị liệu giai
đoạn 2. Có trường hợp bác sĩ trị ung thư truyền trụ sinh (kháng sinh) cho
bệnh nhân để giúp chống nhiễm trùng. Triệu chứng báo hiệu nhiễm trùng
như: bị đau cổ họng, nóng sốt, đi tiểu đau buốt, bị ho hay khó thở. Chỗ da để
ống truyền thuốc (central venous catheter) bị sưng đỏ.
Tóm lại, ngày nay các bác sĩ chuyên khoa ung thư thường dùng những
thuốc để nâng cao bạch cầu trong máu gọi là G-CSF (Granulocyte Colony
Stimulating Factor), tức là Neupogen (Filgrastim), Granocyte (Lenograstim
hay Neulasta (Pegylated Filgrastim, như vừa bàn luận ở trên.

Bs Trần Mạnh Ngô

×