Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

TET TRUNG THU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.17 KB, 12 trang )

TẾT TRUNG THU
Tết Trung Thu theo âm lịch là ngày rằm tháng 8 hằng năm. Đây là
ngày tết của trẻ em, còn được gọi là "Tết trông Trăng". Trẻ em rất mong đợi được đón tết
này vì được người lớn tặng đồ chơi, thường là đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng
phun nước rồi bánh nướng, bánh dẻo. Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông
trăng. Thời điểm trăng lên cao, trẻ em sẽ vừa múa hát vừa ngắm trăng phá cỗ. Ở một số
nơi người ta còn tổ chức múa lân, múa sư tử để các em vui chơi thoả thích.
Sự tích Tết Trung Thu
Thực ra, tục vui Tết Trung-Thu đã có từ thời Đường Minh Hoàng bên Trung-Hoa, vào
đầu thế kỷ thứ tám (713-755).
Sách xưa chép rằng, nhân một đêm rằm tháng tám, khi cùng các quan ngắm trăng, vua
Đường ao-ước được lên thăm cung trăng một lần cho biết. Pháp-sư Diệu Pháp Thiên tâu
xin làm phép đưa vua lên cung trăng. Lên tới cung trăng, Minh Hoàng được chúa tiên tiếp
rước, bày tiệc đãi đằng và cho hàng trăm tiên nữ xinh tươi mặc áo lụa mỏng nhiều màu
sắc rực rỡ, tay cầm tấm lụa trắng tung múa trên sân, vừa múa vừa hát, gọi là khúc Nghê-
Thường vũ y. Vua Đường thích quá; nhờ có khiếu thẩm âm nên vừa trầm trồ khen ngợi
vừa lẩm nhẩm học thuộc lòng bài hát và điệu múa mong đem về hoàng cung bày cho các
cung nữ trình diễn. Cuối năm đó, quan Tiết Độ Sứ cai trị xứ Tây Lương mang về triều
tiến dâng một đoàn vũ nữ với điệu múa Bà-la-môn. Vua thấy điệu múa có nhiều chỗ
giống Nghê-Thường vũ y, liền chỉnh đốn hai bài hát và hai điệu làm thành Nghê-Thường
vũ y khúc. Về sau các quan cũng bắt chước vua mang điệu múa hát về các phiên trấn xa
xôi nơi họ cai trị rồi dần dần phổ biến khắp dân gian. Tục ngắm trăng, xem ca múa sau
biến thành thú vui chơi đêm rằm Trung Thu .
Cũng có người cho rằng tục treo đèn bày cỗ trong ngày rằm tháng tám âm lịch là do ở
điển tích ngày sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng. Vì ngày rằm tháng tám là ngày
sinh nhật của vua Đường Minh Hoàng nên triều đình nhà Đường đã ra lệnh cho dân
chúng khắp nơi trong nước treo đèn và bày tiệc ăn mừng. Từ đó, việc treo đèn bày cỗ
trong ngày rằm tháng tám trở thành tục lệ.
Lại có chuyện kể rằng một vị tướng tên là Lưu Tú ở đời nhà Tây Hán, từ năm 206 trước
Tây lịch tới năm 23 Tây lịch, trong lúc quân tình khốn quẫn đã cầu Thượng Đế giúp cho
quân lính có đồ ăn để chờ quân tiếp viện. Sau khi cầu Thượng Đế, quân lính tìm được


khoai môn và bưởi để ăn. Nhờ đó sau này Lưu Tú mới bình định được toàn quốc và lên
làm vua tức là vua Quang Võ nhà Hậu Hán. Ngày mà Lưu Tú cầu được linh ứng là ngày
rằm tháng tám. Từ đó nhà vua truyền lệnh cứ đến rằm tháng tám là làm lễ tạ trời đất và
thưởng trăng bằng khoai môn và bưởi. Ngày lễ trọng thể vui tươi này được gọi là Tết
Trung Thu.
Về sau tết Trung Thu lan rộng sang các nước láng giềng và thuộc địa của Trung Hoa.
Sách sử Việt không nói rõ dân ta bắt đầu chơi Tết Trung Thu từ bao giờ, chỉ biết hàng
mấy trăm năm trước, tổ tiên ta đã theo tục này. Ngay từ đầu tháng tám âm lịch, chợ búa
bắt đầu có màu sắc Trung Thu. Lồng đèn, bánh nướng, bánh dẻo đã được bày bán la liệt
trong các cửa hiệu rực rỡ ánh đèn. Người mua lẫn người đi xem đông chen như hội.
Ngoài các loại đèn giấy, bánh kẹo còn có các con giống đầu lân, mặt ông địa bày bán đầy
các chợ. Những nhà giàu còn bày cỗ Trung Thu để khoe tài nấu nướng của các cô con gái
tới tuổi lấy chồng. Đúng vào ngày rằm, các thành phố lớn như Hà Nội, Huế, Sài Gòn đều
có múa sư tử, múa lân rất náo nhiệt.
Ý mghĩa và phong tục của Tết Trung Thu
Ở Việt Nam, ngày tết Trung Thu được ông Phan Kế Bính diễn tả trong VN Phong tục:
"Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng Nguyệt. Ðầu cỗ là bánh mặt trăng,
và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu các sắc, sặc sỡ xanh, đỏ, trắng,
vàng. Con gái hàng phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa nọ hoa kia, nặn bột
làm con tôm con cá coi cũng đẹp".
Tết Trung Thu của người Việt có nhiều điểm đặc biệt khác với Tết Trung Thu của người
Trung Hoa. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu,
mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Cỗ mừng trung thu gồm bánh trung thu, kẹo, mía, bưởi, và các thứ hoa quả khác nữa.
Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quí mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ
thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà,
cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác. Thật là dịp tốt để con cháu tỏ lòng
biết ơn ông bà cha mẹ và để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau.
Người Hoa hay tổ chức múa lân trong dịp Tết Nguyên Đán. Người Việt lại đặc biệt tổ

chức múa Sư Tử hay Múa Lân trong dịp Tết Trung Thu. Con Lân tượng trưng cho điềm
lành. Người Trung Hoa không có những phong tục này.
Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu hát trống
quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình". Ngày xưa trai gái dùng điệu hát trống quân để hát
trong những đêm trăng rằm, nhất là vào rằm tháng tám. Trai gái hát đối đáp với nhau vừa
để vui chơi vừa để kén chọn bạn trăm năm. Người ta dùng những bài thơ làm theo thể thơ
lục bát hay lục bát biến thể để hát.
Tục hát trống quân, theo truyền thuyết, có từ thời vua Lạc Long Quân đời Hồng Bàng.
Sau này, điệu hát trống quân đã được Vua Quang Trung (Nguyễn Huệ) áp dụng khi ngài
đem quân ra Bắc đại phá quân nhà Thanh vào năm 1788. Trong lúc quân sĩ rất nhớ nhà,
ngài cho một số binh lính giả làm gái để trai gái đôi bên hát đối đáp với nhau trong khi
người ta đánh trống theo nhịp ba để phụ họa. Do đó, quân lính vui mà bớt nhớ nhà. Điệu
hát trống quân được thịnh hành từ thời Nguyễn Huệ trở đi. Người Trung Hoa không có
phong tục này.
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn
bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Dần dần Tết Trung Thu trở thành Tết
Trẻ Em hay Tết Nhi Đồng, nhưng người lớn cũng dự phần trong đó. Trẻ em được người
lớn chú ý săn sóc như các hội đoàn người Việt hải ngoại đã và đang làm. Các em có dịp
vui chơi rước đèn, ca hát, phá cỗ do cha mẹ anh chị bày cho và nhất là có dịp ăn bánh kẹo
thả cửa mà không sợ bị quở mắng là "ăn kẹo hư răng".
Trong dịp Tết Trung Thu, các em có dịp được hát bài hát "Rước Đèn Tháng Tám" một
cách thích thú:
"Tết Trung Thu rước đèn đi chơi, em rước đèn đi khắp phố phường. Lòng vui sướng với
đèn trong tay. Em múa ca trong ánh trăng rằm. Đèn kéo quân với đèn cá trắm, đèn thiên
nga với đèn bươm bướm. Em rước đèn này đến cung trăng. Đèn xanh lơ với đèn tím tím,
đèn xanh lam với đèn trắng trắng. Trông ánh đèn rực rỡ muôn màu "
Lời và nhạc thật là vui tươi, dễ hiểu, và dễ hát. Đa số các em nhi đồng đều thuộc bài này
để hát vào dịp Tết Trung Thu. Người Trung Hoa không có sinh hoạt này.
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta
ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm

đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu
trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị Người Trung Hoa không có
phong tục này.
Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con để mừng
trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con
rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi và các thứ hoa quả
khác nữa. Đây là dịp để cha mẹ tùy theo khả năng kinh tế gia đình thể hiện tình thương
yêu con cái một cách cụ thể. Vì thế, tình yêu gia đình lại càng khắng khít thêm.
Cũng trong dịp này người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà,
cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân khác.
Người Trung Hoa thường tổ chức múa rồng vào dịp Trung Thu, còn người Việt múa sư tử
hay múa lân. Con Lân tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng và là điềm lành cho mọi
nhà Thời xưa, người Việt còn tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết Trung Thu. Điệu
hát trống quân theo nhịp ba "thình, thùng, thình".
Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung Thu còn là dịp để người ta
ngắm trăng tiên đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia. Nếu trăng thu màu vàng thì năm
đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu
trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.
Muốn ăn lúa tháng Năm, trông trăng rằm tháng Tám.
Tỏ trăng Mười Bốn được tằm, đục trăng hôm Rằm thì được lúa chiêm.
Bánh Trung thu
Tết Trung thu, phải nói đến bánh nướng, bánh dẻo, cũng giống như chiếc bánh chưng
trong ngày Tết Nguyên đán.
Bánh dẻo có hai phần: Phần áo và phần nhân. Áo bánh phải chọn gạo nếp vàng, vùng
Trôi hoặc vùng Bắc Ninh, Bắc Giang. Gạo được rang rồi xay, hoặc giã nhỏ mịn, nhào với
nước đường thắng ngan ngát một mùi hương bưởi. Tất cả những công đoạn kể trên đều
phải do một bàn tay thợ có "nghệ" đảm nhiệm. Người thợ không được sai sót một khâu
nào. Sai một ly đi một dặm. Lúc ra khuôn, cái bánh hiện rõ những hoa văn chìm nổi của
một bông hoa nở 8 cánh hoặc 10 cánh. Khuôn mặt áo bánh dẻo mịn, bánh ngọt đậm,
thơm dịu. Phần nhân bánh nhất thiết do thợ cả quán xuyến với những khâu quan trọng

đầy bí quyết nhà nghề như: rang vừng, ủ vừng, xử lý mứt bí khẩu, mứt sen, hạt dưa, hạnh
nhân, ướp nhân, tạo hương cho nhân
Nhân của bánh dẻo chay tịnh, thoảng hương đồng gió nội. Mãi về sau này, người ta mới
phá cách cho thêm lạp sường vào. Nhân bánh nướng được cải tiến với nhiều sáng kiến.
Mỗi hiệu bánh đều muốn có phần độc đáo của mình. Vả lại bánh nướng là "em" của bánh
dẻo. Nó sinh sau đẻ muộn, mới xuất hiện từ năm 1930 nên lắm trò hơn. Ngoài mứt bí, hạt
dưa, nhân bánh nướng còn có thêm lòng đỏ trứng ở giữa hoặc thịt lợn quay, gà quay, lạp
sường gọi là nhân thập cẩm Bánh nướng cũng có loại nhân chay bằng đậu xanh mịn,
dừa sợi, hạt sen
Bánh dẻo trắng trong, bánh nướng có màu vàng sẫm và vàng nhạt do chỗ nướng già,
nướng non tạo ra, thường có đường kính chừng 7-8 cm, chiều dày 2,5-3 cm. Cứ 4 cái
bánh được xếp chồng lên nhau là một cân. Ngoài giấy bọc, có in nhãn hiệu với số nhà,
tên phố. Càng hiệu lớn, càng in nhãn hiệu đẹp và nhiều màu sắc. Nhiều nhà còn đặt làm
những chiếc bánh dẻo đặc biệt to bằng chiếc đĩa tây hoặc gần bằng cái mâm, trên có hình
mặt trăng tròn, lưỡng long tranh châu, song phượng
Nghĩa là người thợ làm cả cái việc tạo hình trên chiếc bánh.
Tết Trung thu, nhà nào cũng phải có bánh dẻo. Người nghèo cũng cố mua cho con cái
một vài cái bánh dẻo. Không có bánh dẻo tức là không có Tết. Người ta làm quà cho ân
nhân, khách quý, bạn thân bằng bánh Trung thu. Chiếc bánh dẻo tròn, gợi hình mặt
trăng, sự tròn đầy.
Làm đồ chơi Trung Thu
Đèn ông sao, một đồ chơi trẻ em phổ thông trong lễ rước đèn Tết Trung ThuTrước đây ở
miền Bắc, khi còn trong thời kỳ bao cấp, các đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết trung thu rất
hiếm, phần lớn các gia đình thường tự làm lấy đồ chơi như trống bỏi, đèn ông sư, đèn ông
sao, đèn kéo quân, mặt nạ, tò he, chong chóng, v.v cho trẻ em trong gia đình. Các loại
mặt nạ thường được làm bằng bìa hoặc bằng giấy bồi, với các hình phổ biến về các nhân
vật trẻ em yêu thích bấy giờ như : đầu sư tử, ông Địa, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới,
Bạch Cốt Tinh Ngày nay, phần lớn đồ chơi ở Việt Nam có xuất xứ từ Trung Quốc, các
loại mặt nạ được làm bằng nhựa mỏng, không đẹp bằng mặt nạ thời trước.
Rước đèn, múa sư tử

Đêm Trung thu, thường có tục rước đèn, múa sư tử.
Ở một vài địa phương, có tục các em rước đèn kéo quân trong dịp Tết Trung thu. Đèn kéo
quân hình vuông, cao khoảng 80cm, rộng mỗi bề khoảng 50cm. Bốn mặt đều phết giấy
Tàu bạch như giấy bóng mờ hiện nay. Phía trên và phía dưới có đường viền sặc sỡ. Bên
trong có một tán giấy hình tròn. Khi đốt đèn, hơi lửa bốc lên, tán giấy xoay quanh. Đèn
kéo quân còn gọi là đèn chạy quân vì hình đoàn quân cứ liên tục kéo đi, chạy đi không
ngừng hết vòng nọ đến vòng kia. Chỉ khi nào đèn hết dầu (nến), đèn tắt thì các tán không
quay nữa. Đèn có bốn mặt, hình ảnh xem ở mặt nào cũng được.
Ngoài Bắc gọi là múa sư tử, trong Nam gọi là múa lân. Lân còn gọi là kỳ lân. Kỳ là tên
con đực, lân là tên con cái. Lân là con vật đứng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui
(rùa), phụng (phượng hoàng). Lân là con vật thần thoại, thân hươu, móng ngựa, đuôi bò,
miệng rộng, mũi to, có một sừng ở ngay giữa trán, lông trên lưng ngũ sắc, lông dưới bụng
màu vàng. Tục truyền, lân là con vật hiền lành, chỉ có người tốt mới nhìn thấy nó được.
Thoạt nhìn, đầu lân giống đầu sư tử. Do vậy, người ta gọi múa lân thành múa sư tử.
Vào lúc xẩm tối Rằm tháng tám, tiếng trống múa sư tử (múa lân) náo động các phố
phường, làng xóm.
Mỗi đám rước sư tử có khoảng mươi - mười lăm người. Quần áo chẽn, khăn võ sinh,
chân đi hài sảo. Một màu đen tuyền. Thắt bao lưng xanh đỏ, bỏ múi lòe xòe. Ba anh đảm
nhận việc đội đầu, cầm đuôi sư tử và đánh côn. Tung côn là người giỏi nhất đám, chỉ huy
chung. Một đầu côn gắn quả mây, to hơn trái cam. Quả mây đan mắt cáo, bên trong là
một quả cầu gọt bằng gỗ xốp nhẹ cỡ bằng quả chanh. Mấy người này ít nhiều phải nắm
được vũ thuật. Hai người khiêng trống cái, một người cầm chũm chọe. Những người còn
lại đi song hàng hai bên giữ trật tự, bảo vệ an toàn cho đoàn.
Sau khi tuần hành qua các đường chính, vào lúc trăng sắp lên giữa đỉnh đầu, các phường
sư tử chia nhau rẽ vào các phố buôn bán giàu có, tìm đến nơi nhà cao cửa rộng. Chọn
được gia chủ có của nổi của chìm, đám rước dừng lại trước cửa để biểu diễn.
Bắt đầu là điệu chào của sư tử, tiến thoái đúng lễ nghi kính cẩn. Chiếc côn được nâng cả
bằng hai tay lễ phép. Tiếng trống, tiếng chũm chọe thôi thúc mạnh mẽ hơn. Đám rước sư
tử trổ hết ngón nghề của mình.
Trước tấm ''thịnh tình'' của sư tử, gia chủ đành mở rộng cửa nghênh tiếp. Vợ chồng, con

cái, thân thuộc bắc ghế thưởng ngoạn.
Cuối cùng là phần lĩnh tiền thưởng, chấm dứt trò múa chúc tụng đêm rằm. Tiền thưởng
nhiều khi khá lớn, nhưng gia chủ không phát tận tay. Họ dùng một vuông vải đỏ hoặc
một tờ giấy hồng điều gói tiền lại rồi treo lên xà nhà. Phường sư tử phải công kênh nhau
hai ba người mới lấy nổi.
Múa sư tử đòi hỏi nhiều sức lực, biết sử dụng vũ thuật khéo léo. Thêm vào đó là đức tính
kiên trì, dũng cảm, nhanh nhẹn, tháo vát. Phải chăng, ở một góc độ nào đó, múa sư tử đã
thể hiện tinih thần thượng võ của dân tộc ta lúc hội hè, khi tết nhất.
Bày cỗ
Mâm cỗ Trung Thu thông thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi, được
gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng,
bánh dẻo thập cẩm hoặc là loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con bép múp míp,
hoặc hình cá chép là những hình phổ biến. Hạt bưởi thường được bóc vỏ và được xiên
vào những dây thép, phơi khô từ 2-3 tuần trước khi đến hôm rằm, và đến đêm Trung Thu,
những sợi dây bằng hạt bưởi được đem ra đốt sáng. Những loại quả, thức ăn đặc trưng
của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và hồng ngâm màu xanh, vài quả na
dai và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới đỉnh đầu chính là giây
phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu. Phong tục
trông trăng cũng liên quan đến sự tích Chú Cuội trên cung trăng, do một hôm Cuội đi
vắng, cây đa quý bị bật gốc bay lên trời, chú Cuội bèn bám vào rễ cây níu kéo lại nhưng
không được và đã bị bay lên cung trăng với cả cây của mình. Nhìn lên mặt trăng, có thể
thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, và trẻ em tin rằng, đó là
hình chú Cuội ngồi gốc cây đa.
Hát trống quân
Tết Trung Thu ở miền Bắc còn có tục hát trống quân. Đôi bên nam nữ vừa hát đối đáp với
nhau, vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép căng trên một chiếc thùng rỗng,
bật ra những tiếng "thình thùng thình" làm nhịp cho câu hát. Những câu hát vận tức là hát
theo vần, theo ý hoặc hát đố có khi có sẵn, có khi lúc hát mới ứng khẩu đặt ra. Cuộc đối
đáp trong những buổi hát trống quân rất vui và nhiều khi gay go vì những câu đố hiểm
hóc.

Trò chơi dân gian
Trò chơi dân gian cho trẻ em ở nước ta có những đặc điểm nổi bật: dễ chơi, em nào cũng
tham gia được chơi ở địa điểm nào cũng được, lại có cả hát kèm theo, giàu tính trí tuệ và
không tốn tiền.
Trò chơi dân gian cho trẻ em có thể chia ra làm nhiều loại. Có loại lợi dụng sức gió như
chơi chong chóng, chơi trò đánh gậy, thả diều Chỉ cần hai mảnh lá dứa bện chéo vào
nhau, cắm một cái gai nối với một khúc cành tre bằng cái đũa, có lỗ, là trẻ em đã có cái
chong chóng quay tít. Cầm chong chóng chạy ngược gió thì thích biết bao. Còn thằng
đánh gậy ư ? Chỉ là cành dâu, tiễn khúc, có cả chân tay, đầu mình, hai tay nối với cái
"gậy". Cái gậy lại buộc với hình tròn bằng lòng bàn tay. Tất cả nối liền nhau, treo lên
trước gió. Gió thổi vào hình tròn làm cái gậy quay tít. Thằng đánh gậy trở nên sinh động
như võ sĩ đang múa. Thả diều thì khỏi phải nói. Chiều hè lộng gió, cánh diều bay bổng
trời cao. Tiếng sáo ngân trong trẻo. Lũ trẻ nằm trên bờ đê cỏ xanh, ngẩng mặt lên dõi
nhìn, sung sướng.
Những trò chơi dùng lửa hoặc ánh sáng như rước đèn ông sao, đèn lồng, đèn hình cá
vào đêm Trung thu hẳn không gì lộng lẫy và huyền ảo hơn. Đặc biệt nhất là đèn kéo quân
(còn gọi là đèn cù). Khi ngọn nến được đốt lên, chong chóng quay, đèn cũng quay. Thế là
các con vật tự nhiên chạy. Có lẽ từ cái trò chơi này, bài dân ca "Đèn cù" đã ra đời. Ông
cha ta đã biết tận dụng luật đối lưu của không khí để tạo nên trò chơi thông minh và sinh
động.
Những trò chơi dùng nước cũng không ít. Trẻ em có thể gấp con thuyền giấy, hoặc một
cái lá khô hay cái bẹ hoa chuối đã có thể thành thuyền được gió đưa đi bong bong trên
mặt nước. Thời sau này, các em cho dính một tí xà phòng bánh vào đuôi mảnh giấy rồi
thả ngay trong thau nước. Xà phòng tan, tạo ra lực đẩy mảnh giấy lao đi, dễ làm mà cũng
không kém phần thích thú. Trò chơi dân gian Việt Nam góp phần rèn luyện trí tuệ cho trẻ
em. Các em có thể ngồi quanh bàn cờ hàng giờ và tính toán nước đi sao cho thắng. Chỉ
với hình vẽ bằng than, gạch non hay phấn trên sân và một ít sỏi hoặc đá dằm, các em đã
có thể "chơi ô ăn quan" được rồi. Người chơi muốn thắng phải tính rải quân như thế nào
để cuối cùng thu được nhiều quân của đối phương về mình.
Phần lớn các trò chơi cho trẻ đều có tác dụng rèn năng lực khéo tay, nhanh mắt. Từ hòn

đất sét dẻo và mềm, các em có thể nặn ra đủ thứ quả hoặc con vật cực kỳ sinh động. Trẻ
con theo mẹ đi chợ, đố cháu nào bỏ qua được mẹt tò he của bác thợ nặn bằng bột trắng,
vàng, xanh, đỏ những Thánh Gióng cưỡi ngựa, Quan Công, chú Tễu hồn nhiên và hấp
dẫn. Riêng các bé gái rất mê đánh chuyền. Chỉ với 10 que chuyền và một quả chuyền
bằng quả ổi xanh, quả cà, quả bưởi con bị rụng hoặc véo hòn đất dẻo vo tròn lại là xong.
Các em vào trò: tay tung quả lên, lại phải nhặt que chuyền rồi bắt quả cho đúng, miệng
phải nói từng câu cho hợp, cho nhịp nhàng với từng động tác. Vì thế mắt phải tinh, tay
phải nhanh, khéo và chính xác. Từ nhặt một que mỗi lần đến hai que, ba que và cuối
cùng là 10 que. Các que ấy được rải ra nên rất khó vơ, làm sao trong một giây phải vơ
gọn, vơ hết, không rơi que nào và lại bắt gọn quả chuyền cũng bằng bàn tay ấy. Thế mới
khó. Làm được mới giỏi.
Trò chơi dân gian còn mang tính thể thao, rèn luyện sức mạnh và sự dẻo dai cho trẻ. Chỉ
với cái mo cau rụng, đứa ngồi, đứa kéo chạy vòng quanh sân đã trở thành chiếc xe bong
bong. Rồi nhảy dây, đá cầu, đu, nhào lộn, đều cần đến cơ bắp vừa mạnh vừa chính xác.
Cái trò "trồng nụ trồng hoa" chẳng cần dụng cụ gì mà hấp dẫn hết chỗ nói. Đây chính là
môn thể thao nhảy cao không cần xà. Mới đầu nhảy qua một hai bàn chân dựng đứng thì
dễ, đến khi cả bốn bàn chân và bốn nắm tay của cả hai trẻ chồng lên cao thì có lẽ đã đến
sáu bảy mươi phân, nhảy qua không chạm quả là không phải đùa.
Tính tập thể kết hợp với ca hát cũng là nét độc đáo của trò chơi dân gian cho trẻ em. Điệu
múa kỳ lân đêm Rằm tháng Tám, trò chơi "thả đỉa ba ba", vừa chơi vừa hát những câu
đồng dao bao nhiêu trẻ tham dự cũng được.
Do cuộc sống lao động gắn liền với thiên nhiên hoang sơ nên trẻ em sớm biết chơi với
các con vật. Ngoài chim muông, trẻ em còn biết đưa chuồn chuồn, châu chấu, cào cào
vào trò chơi.
Sự tích Hằng Nga
Tương truyền, vào thời xa xưa, trên trời xuất hiện mười ông mặt trời, cùng chiếu xuống
mặt đất nóng đến bốc khói, biển hồ khô cạn, người dân gần như không thể sống nổi.
Chuyện này đã làm kinh động đến một anh hùng tên là Hậu Nghệ. Anh đã trèo lên đỉnh
núi Côn Lôn, dùng thần lực giương nỏ thần bắn rụng chín ông mặt trời. Hậu Nghệ đã lập
nên thần công cái thế, nhận được sự tôn kính và yêu mến của mọi người, rất nhiều chí sĩ

mộ danh đã tìm đến tầm sư học đạo, trong đó có Bồng Mông là một kẻ tâm thuật bất
chính.
Không lâu sau, Hậu Nghệ lấy một người vợ xinh đẹp, tốt bụng, tên là Hằng Nga. Ngoài
dạy học săn bắn, cả ngày Hậu Nghệ luôn ở bên cạnh vợ, mọi người đều ngưỡng mộ đôi
vợ chồng trai tài gái sắc này.
Một hôm, Hậu Nghệ đến núi Côn Lôn thăm bạn, trên đường tình cờ gặp được Vương
mẫu nương nương đi ngang qua, bèn xin Vương mẫu thuốc trường sinh bất tử. Nghe nói,
uống thuốc này vào, sẽ lập tức được bay lên trời thành tiên. Nhưng Hậu Nghệ không nỡ
rời xa vợ hiền, đành tạm thời đưa thuốc bất tử cho Hằng Nga cất giữ. Hằng Nga cất thuốc
vào hộp đựng gương lược của mình, không ngờ đã bị Bồng Mông nhìn thấy.
Ba ngày sau, Hậu Nghệ dẫn học trò ra ngoài săn bắn, Bồng Mông với tâm địa xấu xa đã
giả vờ lâm bệnh, xin ở lại. Đợi Hậu Nghệ dẫn các học trò đi không lâu, Bồng Mông tay
cầm bảo kiếm, đột nhập vào hậu viện, ép Hằng Nga phải đưa ra thuốc bất tử. Hằng Nga
biết mình không phải là đối thủ của Bồng Mông, trong lúc nguy cấp đã vội vàng mở hộp
gương lược, lấy thuốc bất tử ra và uống hết. Hằng Nga uống thuốc xong, thấy người bỗng
nhẹ rời khỏi mặt đất, hướng về cửa sổ và bay lên trời. Nhưng do Hằng Nga còn nhớ
chồng, nên chỉ bay đến mặt trăng là nơi gần với nhân gian nhất rồi trở thành tiên.
Tối hôm đó, khi Hậu Nghệ về đến nhà, các thị nữ vừa khóc vừa kể lại câu chuyện xảy ra
lúc sáng. Hậu Nghệ vừa lo vừa giận, đã rút kiếm tìm giết nghịch đồ, nhưng Bồng Mông
đã trốn đi từ lâu. Hậu Nghệ nổi giận nhưng chỉ biết vỗ ngực giậm chân kêu khóc. Trong
lúc đau khổ, Hậu Nghệ đã ngửa cổ lên trời đêm gọi tên vợ hiền. Khi đó, anh kinh ngạc
phát hiện ra, trăng hôm nay đặc biệt sáng ngời, mà còn có thêm một bóng người cử động
trông giống Hằng Nga. Hậu Nghệ vội sai người đến hậu hoa viên nơi Hằng Nga yêu
thích, lập bàn hương án, đặt lên đó những món ăn và trái cây mà bình thường Hằng Nga
thích ăn nhất, để tế Hằng Nga nơi cung trăng đang nhớ đến mình.
Sau khi mọi người nghe tin Hằng Nga lên cung trăng thành tiên nữ, đều đã lần lượt bày
hương án dưới ánh trăng, cầu xin Hằng Nga tốt bụng ban cho may mắn và bình an. Từ
đó, phong tục "bái nguyệt" vào Tết Trung Thu được truyền đi trong dân gian.
Chú Cuội cung trăng
Nhìn lên mặt trăng, người ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới

gốc, người ta gọi cái hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa
Ngày xa ở một miền nọ có một người tiều phu tên là Cuội. Một hôm, như lệ thường, Cuội
vác rìu vào rừng sâu tìm cây mà chặt. Khi đến gần một con suối nhỏ, Cuội bỗng giật
mình trông thấy một cái hang cọp. Nhìn trước nhìn sau anh chỉ thấy có bốn con cọp con
đang vờn nhau. Cuội liền xông đến vung rìu bổ cho mỗi con một nhát lăn quay trên mặt
đất. Nhưng vừa lúc đó, cọp mẹ cũng về tới nơi. Nghe tiếng gầm kinh hồn ở sau lưng,
Cuội chỉ kịp quẳng rìu leo thoắt lên ngọn một cây cao. Từ trên nhìn xuống, Cuội thấy cọp
mẹ lồng lộn trước đàn con đã chết. Nhưng chỉ một lát, cọp mẹ lẳng lặng đi đến một gốc
cây gần chỗ Cuội ẩn, đớp lấy một ít lá rồi trở về nhai và mớm cho con. Chưa đầy ăn giập
miếng trầu, bốn con cọp con đã vẫy đuôi xông lại, khiến cho Cuội vô cùng sửng sốt. Chờ
cho cọp mẹ tha con đi nơi khác, Cuội mới lần xuống tìm đến cây lạ kia đào gốc vác về.
Dọc đường gặp một ông lão ăn mày nằm chết vật trên bãi cỏ, Cuội liền đặt gánh xuống,
không ngần ngại, bứt ngay mấy lá nhai và mớm cho ông già! Mầu nhiệm làm sao, mớm
vừa xong, ông lão đã mở mắt ngồi dậy. Thấy có cây lạ, ông lão liền hỏi chuyện. Cuội
thực tình kể lại đầu đuôi. Nghe xong ông lão kêu lên:
- Trời ơi! Cây này chính là cây có phép "cải tử hoàn sinh" đây. Thật là trời cho con để
cứu giúp thiên hạ. Con hãy chăm sóc cho cây nhưng nhớ đừng tưới bằng nước bẩn mà
cây bay lên trời đó!
Nói rồi ông lão chống gậy đi. Còn Cuội thì gánh cây về nhà trồng ở góc vườn phía đông,
luôn luôn nhớ lời ông lão dặn, ngày nào cũng tới bằng nước giếng trong.
Từ ngày có cây thuốc quý, Cuội cứu sống được rất nhiều người. Hễ nghe nói có ai nhắm
mắt tắt hơi là Cuội vui lòng mang lá cây đến tận nơi cứu chữa. Tiếng đồn Cuội có phép lạ
lan đi khắp nơi.
Một hôm, Cuội lội qua sông gặp xác một con chó chết trôi. Cuội vớt lên rồi giở lá trong
mình ra cứu chữa cho chó sống lại. Con chó quấn quít theo Cuội, tỏ lòng biết ơn. Từ đấy,
Cuội có thêm một con vật tinh khôn làm bạn.
Một lần khác, có lão nhà giàu ở làng bên hớt hải chạy đến tìm Cuội, vật nài xin Cuội cứu
cho con gái mình vừa sẩy chân chết đuối. Cuội vui lòng theo về nhà, lấy lá chữa cho. Chỉ
một lát sau, mặt cô gái đang tái nhợt bỗng hồng hào hẳn lên, rồi sống lại. Thấy Cuội là
người cứu sống mình, cô gái xin làm vợ chàng. Lão nhà giàu cũng vui lòng gả con cho

Cuội.
Vợ chồng Cuội sống với nhau thuận hòa, êm ấm thì thốt nhiên một hôm, trong khi Cuội
đi vắng, có bọn giặc đi qua nhà Cuội. Biết Cuội có phép cải tử hoàn sinh, chúng quyết
tâm chơi ác. Chúng bèn giết vợ Cuội, cố ý moi ruột người đàn bà vứt xuống sông, rồi mới
kéo nhau đi. Khi Cuội trở về thì vợ đã chết từ bao giờ, mớm bao nhiêu lá vẫn không công
hiệu, vì không có ruột thì làm sao mà sống được.
Thấy chủ khóc thảm thiết, con chó lại gần xin hiến ruột mình thay vào ruột vợ chủ. Cuội
cha từng làm thế bao giờ, nhưng cũng liều mợn ruột chó thay ruột người xem sao. Quả
nhiên người vợ sống lại và vẫn trẻ đẹp như xa. Thương con chó có nghĩa, Cuội bèn nặn
thử một bộ ruột bằng đất, rồi đặt vào bụng chó, chó cũng sống lại. Vợ với chồng, người
với vật lại càng quấn quít với nhau hơn xa.
Nhưng cũng từ đấy, tính nết vợ Cuội tự nhiên thay đổi hẳn. Hễ nói đâu là quên đó, làm
cho Cuội lắm lúc bực mình. Đã không biết mấy lần, chồng dặn vợ: "Có đái thì đái bên
Tây, chớ đái bên Đông, cây dông lên trời!". Nhưng vợ Cuội hình như lú ruột, lú gan, vừa
nghe dặn xong đã quên biến ngay.
Một buổi chiều, chồng còn đi rừng kiếm củi chưa về, vợ ra vườn sau, không còn nhớ lời
chồng dặn, cứ nhằm vào gốc cây quý mà đái. Không ngờ chị ta vừa đái xong thì mặt đất
chuyển động, cây đảo mạnh, gió thổi ào ào. Cây đa tự nhiên bật gốc, lững thững bay lên
trời.
Vừa lúc đó thì Cuội về đến nhà. Thấy thế, Cuội hốt hoảng vứt gánh củi, nhảy bổ đến,
toan níu cây lại. Nhưng cây lúc ấy đã rời khỏi mặt đất lên quá đầu người. Cuội chỉ kịp
móc rìu vào rễ cây, định lôi cây xuống, nhưng cây vẫn cứ bốc lên, không một sức nào cản
nổi. Cuội cũng nhất định không chịu buông, thành thử cây kéo cả Cuội bay vút lên đến
cung trăng.
Từ đấy Cuội ở luôn cung trăng với cả cái cây quý của mình. Mỗi năm cây chỉ rụng xuống
biển có một lá. Bọn cá heo đã chực sẵn, khi lá xuống đến mặt nước là chúng tranh nhau
đớp lấy, coi như món thuốc quý để cứu chữa cho tộc loại chúng. Nhìn lên mặt trăng, ng-
ười ta thấy một vết đen rõ hình một cây cổ thụ có người ngồi dưới gốc, người ta gọi cái
hình ấy là hình chú Cuội ngồi gốc cây đa
Tặng quà Trung thu

Trước Tết Trung Thu người ta hay tặng quà cho nhau. Quà thường là các hộp bánh, lồng
đèn, áo quần, tiền. Các cơ quan, doanh nghiệp cũng tặng quà cho khách hàng, cán bộ
công nhân viên có khi mua cả xe tải bánh trung thu. Nhiều công ty có hàng ngàn công
nhân, đặt hàng ngàn hộp bánh với số tiền hoa hồng hậu hĩnh.
Tính trên tổng lượng bánh trung thu tiêu thụ năm 2006 (thống kê từ các nhà sản xuất) ước
khoảng 6.500- 6.800 tấn, lấy mức giá bình quân của 1 hộp bánh loại 220 - 250gr khoảng
100.000 - 130.000đ, người tiêu dùng đã tiêu pha hết hơn 800 tỉ đồng cho khoảng 7 triệu
hộp bánh. Và các hộp bánh đắt như vàng, người nghèo không sao mua nổi cứ chạy lòng
vòng từ người nọ sang người kia.
Đối tượng tặng quà của người lớn thường là các bề trên như cha mẹ, cấp trên, những
người cần nhờ vả, thầy cô giáo hoặc cũng có thể hàng xóm, bạn bè hoặc con cháu trong
nhà. Thường đối tượng nhận quà càng quan trọng thì giá trị món quà phải càng cao. Việc
tặng quà Trung thu là một thói quen phổ biến khi đời sống khá lên sau đổi mới, nó có thể
là một hình thức tiêu cực khi giá trị món quà quá lớn.
Đối với các doanh nghiệp hoặc cá nhân việc không có quà Tết biếu có thể bị đánh giá là
lơ đễnh hoặc coi thường vì vậy đây là chi phí không nhỏ khi đến dịp trung thu. Chi phí
tặng quà thường được chi từ chi phí tiếp khách bằng tiền. Do mức hoa hồng hoặc chiết
khấu của các hiệu bánh cao (có thể lên đến 35%) nên nhiều người thích dùng tiền cơ quan
biếu xén để hưởng lợi.
Việc tặng quà trung thu đắt tiền là dịp "ơn nghĩa" của người lớn hơn là tết của con trẻ.
Không ít người thường lợi dụng dịp này để biếu xen quà cáp nhằm mua quan bán chức.
Những hộp bánh Trung thu đặc mà bên trong nhân bánh "là vàng", "là đô la" đã làm mờ
mắt nhiều quan tham và biếu xén trong dịp Tết Trung thu là một lệ của những thành phần
này.
Sản xuất đồ chơi Trung thu
Nói đến đồ chơi tết Trung thu là phải nói đến lồng đèn, thứ không thể thiếu để các em đi
rước trăng.
Từ xưa đến nay, hai thành phố Hội An và Sài Gòn nổi tiếng khắp nước về thủ công nghệ
làm lồng đèn trang trí và các loại đèn giấy dùng trong ngày tết Trung Thu.
Theo Văn công Lý hiện sống tại Hội An, thì ông tổ ngành làm đèn lồng ở đây tên gọi là

Xã Đường. Đèn Hội An độc đáo ít nơi có, đèn lồng Hội An đẹp nhờ có đủ hình thù, kiểu
dáng, to nhỏ. Vải bọc đèn thay giấy là loại lụa Hà Đông nổi tiếng, làm cho ánh sáng thêm
huyền ảo lung linh.
Tại Sài Gòn, từ trước năm 1975 tới bây giờ, Phú Bình thuộc quận 11 Đô Thành, cũng vẫn
là một trung tâm sản xuất lồng đèn trung thu lớn nhất miền nam VN, cung cấp cho cả
vùng. Đây là một làng di cư năm 1954, nguyên gốc từ Làng Báo Đáp thuộc tỉnh Nam
Định. Làng này ở Bắc Phần vốn nổi tiếng với nghề thợ nhuộm. Khi vào nam, dân chúng
vẫn sống quây quần với nhau bằng nghề nhuộm, dệt vải và làm giầy dép. Phú Bình sau
năm 1975 nằm trên điạ bàn của Phường 19, quận Tân Bình và phường 5, quận 11, cách
khu du lịch Đầm Sen chừng nửa cây số. Lúc đầu khi vào nam, Phú Bình chỉ chuyên sản
xuất những loại đèn Trung Thu đơn giản như đèn ống sáo, con cá, ngôi sao cố ý để cho
học sinh vui chơi trong đêm lễ mà thôi. Từ năm 1960-1975, Phú Bình mỗi năm sản xuất
hơn nửa triệu đèn lồng trung thu, cung cấp khắp các tỉnh thành từ Bến Hải vào tới Cà
Mau. Sau này dân chúng ở dây vẫn tiếp tục nghề cũ. Năm 1994, lồng đèn Trung quốc ồ ạt
xâm nhập thị trường Việt Nam khắp nước, chèn ép đèn Phú Bình, làm cho dân chúng ở
đây lâm cảnh điêu đứng đói khổ, vì hàng bị ế ẩm do lồng đèn Trung quốc đẹp, kiểu cách
mới lạ, lại rất tiện lợi khi ra gió không sợ cháy vì dùng pin, giá thành lại rẻ, nên ai cũng
muốn mua.
Ở thị trường Việt Nam ngành công nghệ sản xuất đồ chơi cho trẻ em dịp trung thu giúp
tạo việc làm và lợi nhuận cho rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ, do nguyên liệu thông
dụng và công nghệ đơn giản, vốn ít, sau một thời gian để đồ chơi của Trung quốc thống
lĩnh thị trường đến năm 2006 ngành hàng sản xuất lồng đèn Việt Nam hồi phục và chiếm
lĩnh lại thị trường nội địa.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×