Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

SẢN PHỤ KHOA - U XƠ TỬ CUNG ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.47 KB, 7 trang )

SẢN PHỤ KHOA -
U XƠ TỬ CUNG
U xơ tử cung là một khối u lành tính có nguồn gốc từ tổ chức cơ trơn TC.


I - Đại cương:

1 - Định nghĩa:

U xơ tử cung là một khối u lành tính có nguồn gốc từ tổ chức cơ trơn TC. Tuổi
thường gặp từ 35 - 50 tuổi. Đây là loại u chịu ảnh hưởng của nội tiết tố buồng trứng
khi Estrogen trong cơ thể tăng cao. U xơ tử cung thường to ra điển hình là trong
thai kì, thường TC bị u xơ có nhiều nhân kích thước to nhỏ khác nhau.

2 – Cơ chế bệnh sinh: chưa rõ ràng

+ Do cường Estrogen

+ Vô sinh và đẻ ít là yếu tố thuận lợi.

+ Hormon GH cao hơn bình thường.

+ Có sự liên quan tới virus HPV

3 – Giải phẫu bệnh:

3.1 - Đại thể:

U xơ tử cung là khối u hình tròn hoặc bầu dục, mặt cắt màu trắcng, tuần hoàn ở
phía ngoài


Kích thước có thể to nhỏ khác nhau.

3.2 – Vi thể: u được cấu tạo bởi các bó cơ trơn đan xen nhau hình xoắn ốc, nhân
tế bào tròn hoặc bầu dục, xen kẻ với tổ choc liên kết, xung quanh vỏ có mạch máu
trong số đó có số nhánh chui vào khối u.

- Hình ảnh niêm mạch TC quá sản nang tuyến
- Thường có quá phát ở buồng trứng

- Một sô hiện tượng thoái hóa khác: thoái hoá kính, thoái hóa nhiễm khuẩn. Do
khối u bị chèn ép, tắc mạch.

- ThoáI hoá mỡ ( tổ choc cơ trơn được thay bằng tổ choc mỡ màu vàng nhạt, )

- Hiện tượng hoại tử khối u

- Sarcoma

4 – Phân loại:

+ Phân loại theo vị trí:

- U xơ thân tử cung

- U xơ cổ tử cung.

- U xơ eo tử cung.

+ Phân loại theo vị trí so với thành TC:


- U xơ kẻ ( u phát triển trong thàn TC)

- U xơ ưới niêm mạc

- U ưới thanh mạc cơ ( phúc mạc)




II – Triệu chứng:

1. Lâm sàng:

Tuz theo sự phát triển và vị trí của khối u mà có triệu chứng lâm sàng khác nhau:

a. Triệu chứng cơ năng:

* Ra máu âm đạo: Là triệu chứng chính thường thể hiện ưới dạng cường kinh
(huyết ra nhiều trong mỗi ngày và ra nhiều ngày trong kz kinh ( rong kinh, rong
huyết)) đặc biệt là u xơ ưới niêm mạc và u xơ kẻ.
+ Cơ chế chảy máu: o tăng iện tích bề mặt niêm mạc TC, do rối loạn co bóp cơ
TC, do quá sản niêm mạc TC, o tăng áp lựkc ở đầu TM

* Ra khí hư: Khí hư loãng như nước có khi ra từng đợt rất nhiều, triệu chứng này
thường gặp u ưới niêm mạc hoặc u có cuống, nếu khí hư lẫn mủ thì thường có
nhiễm khuẩn cơ tử cung hay vòi trứng.

+ Cơ chế ra khí hư là o niêm mạc TC qua sản tăng tiết.

* Đau: Nếu u phát triển to nhanh gây chèn p cơ quan lân cận thì gây đau, u ưới

phúc mạc lớn chậm và không đau.

b. Triệu chứng thực thể:

* U kẽ: Khám thấy toàn bộ TC to, mật độ chắc hoặc TC biến dạng, khối đó i động
cùng với cơ TC.

* U ưới phúc mạc: TC to chắc, sờ thấy nhân i động theo TC, nếu thấy một nhân
có cuống dễ nhầm với u nang buồng trứng

* U ưới niêm mạc: TC thường không to, chôp buồng TC thấy hình khuyết, nếu là u
có cuống mọc ra ngoài âm đạo khi đặt mỏ vịt sẽ thấy khối u thò ra giữa lỗ Cổ tử
cung.

2. Cận Lâm sàng:

a. Siêu âm: Xác định được vị trí, kích thước của khối u trên TC với hình ảnh điển
hình của U xơ tử cung là các khối tăng âm thuần nhất.

b. Nội soi buồng TC: Có thể phát hiện được những U xơ tử cung ưới niêm mạc.

c. Chôp buồng TC: Có bơm thuốc cản quang thấy buồng TC biến dạng có hình
khuyết trong TC, đo buồng TC thấy chiều cao buồng TC tăng, nạo buồng TC sinh
thiết thấy hiện tượng quá sản niêm mạc TC.

d. Làm phiến đồ Cổ tử cung: Để chẩn đoán phân biệt với ung thư Cổ tử cung hoặc
thân tử cung.

e. Thử Test HCG: Loại trừ hình ảnh có thai:
f. Chôp phim CT Scanner: Để chẩn đoán xác định và tìm hiểu xem khối u có dính vào

các tạng hay không.

g. Xét nghiệm máu: Để đánh gía mức độ thiếu máu




III – chẩn đoán:

1 – Tóm tắt bệnh án:

BN nữ x tuổi có tiền sử sản phô khoa:…vào viện với ly o ra máu âm đạo… Qua
thăm khám thấy các hội chứng và triệu chứng sau:
- H/C RLKN ( rong kinh, rong huyết): Là triệu chứng chính thường thể hiện ưới
dạng cường kinh (huyết ra nhiều trong mỗi ngày và ra nhiều ngày trong kz kinh)

- H/C U:

+ BN sờ thấy u

+ Khám thấy u kích thước?, mật độ?, i động?

+ SA: hình ảnh u: vị trí, kích thước, độ cản âm thường tăng âm…

- H/C chè ép:

+ Đau: đau vùng hạ vị, đau âm ỉ, đau lan xuống am hộ…

+ RL tiểu tiện, đại tiện…


- H/C thiếu máu:

+ Hoa mắt, chóng mặt

+ Da xang, niêm mạc nhợt.

+ XN: HC giảm, HST giảm ( thiếu máu nhược sắc)

- Sinh thiết niêm mạc TC thấy hình ảnh quá sản niêm mạc TC hoặc Polip niêm mạc
TC.
2 – Chẩn đoán phân biệt:

+ Thai trong buồng TC

+ U nang buồng trứng.

+ K niêm mạc TC.

+ Chữa ngoài TC thể huyế tụ.

+ Viêm phần phô mạn tạo thành các khối, thường có tiền sử đau, sốt, vô sinh. IV –
Tiến triển và biến chứng:
+ Chảy máu -> thiếu máu cấp, mạn


+ Biến chứng về cơ giới: đái ắt, đáI khó, ứ thận, ứ nước, chèn ép trực trang, chèn
p TMC ưới.

+ Xoắn cuống u trong trường hợp u xơ ưới phúc mạc


+ Nhiễm khuẩn: ra máu màu nâu sẫm, khi hư có mủ.

+ K hoá: toàn thân suy sjup, ra máu, mủ, chẩn đoán bằng giảI phẫu bệnh.

+ Biến chứng về sản khoa:

- Vô sinh khi u phát triển chèn ép cổ TC, kẻ vòi trứng, đề ép làm hẹp vòi trứng.

- Sẩy thai, thai lưu.

- Ngôi bất thường.

- Chuyển dạ gây rối loạn co bóp TC, khối u tiền đạo sau chuyển dạ -> chảy máu sau
đẻ, viêm niêm mạc TC sau đẻ. V - Điều trị:
Có 2 phương pháp chính

1. Phương pháp điều trị nội khoa:
*) Chỉ định:

- U nhỏ hoặc u chưa biến chứng

- Hoặc điều trị nội khoa chuẩn bị cho phẫu thuật

- Bệnh nhân tuổi mãn kinh hoặc toàn thân không cho phép mổ

*)Phương pháp như sau:

Dùng thuốc nội tiết để kìm hãm sự phát triển của khối u và ức chế sự phát triển của
niêm mạc TC. Thông thường dùng loại đối kháng Progesteron (Orgametrin
5mg x 02viên /ngày) uống theo vòng kinh từ ngày thứ 16 - 25 của vòng kinh. Uống

trong 03 - 06 tháng, sau đó kiểm tra nếu không có kết quả chuyển sang điều trị
ngoại khoa.

Ca không có chỉ định mổ vì các nguyên nhân khác điều trị rong kinh = Andriol
40mg x 02 viên / ngày trong 5-7 ngày.

Ngoài ra cần kết hợp với các thuốc gây co bóp TC và cầm máu như: Oxy tocin,
Transamin.

2. Điều trị ngoại khoa: Là phương pháp điều trị triệt để nhất.

*) Chỉ định: Điều trị nội khoa có hệ thống nhưng không có kết quả.

- U xơ tử cung có biến chứng ( Rong kinh, rong huyết, chèn ép)

- Với các khối u có kích thước lớn

- Khi được chẩn đoán u xơ ưới niêm mạc tử cung

- Nghi ngờ có ung thư hoá

*) Các phương pháp ngoại khoa như sau:

+ Phương pháp 1: Bóc nhân xơ chỉ định với các u có kích thước nhỏ, dạng u kẽ, U
xơ tử cung ưới thanh mạc trên bệnh nhân trẻ còn nguyện vọng sinh đẻ.
+ Phương pháp 2: Cắt TC bán phần chỉ định cho tất cả các ca U xơ tử cung không
có tổn thương ở Cổ tử cung ( viêm cổ TC), khối u xơ chỉ khu trú ở thân TC và nên
để lại 02 buồng trứng nếu bệnh nhân còn trẻ.

- KT: Cắt TC bán phần là: cắt trên chỗ bám âm đạo để lại phần cổ TC ( cụ thể là

cắt trên eo TC)

- Sau khi cắt thì tiến hành khâu mỏm TC, khâu phủ FM lên mỏm.

+ Phương pháp 3: Cắt TC toàn phần khi có Polip ở buồng hoặc Cổ tử cung là
những khối u phát triển xuống ưới âm đạo, U xơ tử cung ở những người đã mãn
kinh, U xơ tử cung kết hợp với các tổn thương ở Cổ tử cung, những U xơ tử cung
thoái hoá có thể tiễn triển thành ác tính

- Cắt TC toàn bộ là cắt hoàn toàn TC kể cả cổ TC.

- Sauk hi cắt thì khâu mỏm âm đạo, khâu phủ FM lên mỏm

+ U xơ tử cung + có thai: Cố gắng điều trị bảo tồn đến khi thai có khả năng sống
được, tiến hành mổ lấy thai kết hợp với bóc u xơ TC hoặc cắt TC bán phần.

+ Cắt buồng trứng: đối với người già > 50 tuổi, buồng trứng có u nang, co tổn
thương kết hợp.

Hiện nay một số cơ sở y tế điều trị bằng phương pháp mới là phương pháp gây
tắc mạch ( Chỉ định khối u nhỏ)

Tóm lại: U xơ tử cung là một bệnh phô khoa thường gặp ảnh hưởng tới lao động
và hạnh phúc. Vì vậy việc chẩn đoán sớm U xơ tử cung là rất cần thiết. Muốn vậy
tại tuyến cơ sở phải quản lý tốt phô nữ ở độ tuổi sinh đẻ và tổ chức khám định kì
để phát hiện sớm và có hướng xử trí kịp thời. ( Hình ảnh Giải phẫu bệnh là đại thể
và vi thể đó là tiêu chuẩn vàng)

×