Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Các thảo dược lợi mậtx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.89 KB, 4 trang )

Các thảo dược lợi mật, trị viêm gan
Nghệ làm tăng tiết mật.
Tinh dầu nghệ làm tăng tiết mật. Nghệ còn có tác dụng chống viêm và tiêu diệt nhiều loài vi
khuẩn. Nó cũng được sử dụng trong điều trị viêm gan do virus.
Các dược thảo lợi gan mật khác:
Nhân trần: Đã được áp dụng điều trị cho các bệnh nhân viêm gan virus cấp tính. Kết quả là giảm
rõ rệt các triệu chứng mệt mỏi, hết đau vùng gan, ăn ngon, chóng hồi phục. Nhân trần còn được
dùng chữa vàng da, sốt nóng, tiểu tiện không thông. Ngày dùng 8-20 g dưới dạng thuốc sắc, sirô
hoặc thuốc viên.
Cây ác-ti-sô: Làm tăng mạnh lượng mật bài tiết, tăng lượng nước tiểu và nồng độ urê trong nước
tiểu, giảm nồng độ urê và cholesterol trong máu. Ngoài việc dùng đế hoa và lá bắc để ăn, ác ti sô
còn được dùng làm thuốc thông mật để điều trị hỗ trợ trong các bệnh viêm gan, suy gan.
Dành dành: Cao chiết bằng cồn từ quả dành dành và các hoạt chất khác đều làm tăng sự tiết mật,
ức chế sự gia tăng bilirubin trong máu. Dành dành còn có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm.
Loại cây này là một vị thuốc được dùng từ lâu đời chữa bệnh vàng da. Ngày dùng 6-12 g quả dành
dành dưới dạng nước sắc hoặc hoàn tán.
Đại hoàng: Làm tăng tiết mật, kháng khuẩn, lợi niệu. Với liều vừa phải (0,5-2 g), đại hoàng chữa
các chứng vàng da, kém ăn, ăn không tiêu. Ở liều cao, nó là thuốc tẩy nhẹ, dùng cho người bị vàng
da nặng, đầy bụng, đại tiện bí. Ngày dùng 3-10 g sắc uống. Chú ý: phụ nữ có thai, đang cho con bú
hoặc người bị sỏi niệu canxi oxalat không dùng đại hoàng.
Hoàng cầm: Có tác dụng ức chế kháng nguyên bề mặt của virus gây bệnh viêm gan B. Nó cũng
được dùng điều trị bệnh vàng da. Ngày uống 6-15 g dạng thuốc sắc hoặc bột.
Các bài thuốc cụ thể
Chữa vàng da, vàng mắt, sốt: Dành dành 5 g, hoàng bá 5 g, cam thảo 2 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc: Nhân trần 20 g, dành dành 12 g, đại hoàng 4 g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan, vàng da, vàng mắt: Nhân trần 30 g, dành dành 12 g, vỏ đại 10 g, hoặc chút chít 8
g. Sắc uống ngày 1 thang.
Chữa viêm gan, tắc mật: Đại hoàng tẩm rượu sao, tán bột. Ngày uống 2-4 lần, mỗi lần 2 g.
Chữa viêm gan do virus cấp tính: Hoàng cầm, hoàng bá, hoàng liên, dành dành mỗi vị 12 g; nhân
sâm, thạch xương bồ, đại hoàng sống mỗi vị 8 g. Sắc uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm gan do virus mạn tính: Nhân trần 20 g, kim ngân 16 g; hoàng cầm, đại phúc bì, mộc


thông mỗi vị 12 g; phục linh, trư linh, bạch đậu khấu mỗi vị 8 g; cam thảo 4 g. Sắc uống ngày 1
thang.
- Chữa viêm gan, suy gan, vàng da: Bồ bồ 10 g; nghệ, dành dành, râu ngô mỗi vị 5 g. Mỗi ngày
uống 1 thang dưới dạng thuốc sắc, sirô hoặc cốm.
GS. Đoàn Thị Nhu, Sức Khỏe & Đời Sống
Các thảo dược cải lão hoàn đồng
Trái nhàu.
Việc lựa chọn thực phẩm tác động rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ con người. Từ xưa, các
thầy thuốc đã chú tâm tìm kiếm những loại cây cỏ giúp đẩy lùi tuổi tác, khiến con người trẻ
lâu hơn. Khoa học ngày nay chứng minh, một số loại thảo dược có khả năng đó.
Lão hóa là một hiện tượng tự nhiên, không tránh được. Nhưng quá trình này rất khác nhau về thời
gian và cách biểu hiện ở mỗi người. Có những người chưa nhiều tuổi nhưng cơ thể đã lão suy, lại
có người sống đã lâu nhưng ,thân thể vẫn tráng kiện, tóc vẫn xanh. Bằng một lối sống tích cực và
sử dụng thức ăn, dược phẩm hợp lý, con người có thể can thiệp vào quá trình lão hoá để nó đến
chậm hơn.
Trong kho tàng Đông dược có rất nhiều cây cỏ được xem là thuốc trường sinh, cải lão hoàn đồng,
bao gồm:
1. Sâm: Có 5 loại là nhân sâm, sa sâm, huyền sâm, đan sâm và tử sâm; mỗi loại bổ cho một số
tạng phủ. Danh y Đào Hoằng Cảnh (452-536) cho rằng nhân sâm có tác dụng an thần, giảm xúc
động và hồi hộp, làm sáng mắt, thanh thần, gia tăng trí năng, dùng lâu sẽ giúp tăng tuổi thọ. Lương
y Tôn Tư Mạo (thế kỷ thứ 7) dùng nhân sâm để chữa chứng lãnh cảm hoặc hỗ trợ cho cô dâu bị
thẹn thùng trong đêm tân hôn. Một cuốn kinh cổ Ấn Độ viết: "Nhân sâm làm nẩy mầm hạt giống
mà người đàn ông gieo vào người đàn bà, để sinh ra đứa con trai có sức khỏe như bò mộng. Dược
vật này đem đến cho con người sinh lực".
2. Hoa: Cánh hoa đào của mùa xuân sau khi rụng được dùng làm phấn dưỡng da. Hoa cúc giúp
mát gan tiêu độc, tiêu những mầm mụn trên da. Hoa sen giúp an định thần kinh. Hoa hòe làm bền
chắc thành mạch, tránh những mảng xơ vữa...
3. Trái cây: Tương truyền, Dương Quý Phi nhờ ăn quả lệ chi (vải)mà giữ được làn da đẹp và nhan
sắc làm say lòng người. Nhiều loại trái cây là những vị thuốc không thể thiếu trong việc bồi bổ,
tăng cường sức khỏe như táo, sơn tra, bí đao, thanh trà, nhãn, mè...

Từ những huyền thoại và kinh nghiệm lưu truyền trong dân gian, các nhà khoa học đã nghiên
cứu và khẳng định tác dụng chữa bệnh của nhiều loại thảo dược:
1. Trà: Trà xanh hay trà đen (trà ướp, trà tẩm) đều có tác dụng tốt cho sức khỏe khi dùng đều đặn
mỗi ngày. Trà chứa các Polyphenol có tác dụng chống oxy hóa, loại trừ các gốc tự do là mầm
mống gây hại đến các axit nhân của tế bào. Chính các gốc tự do này là nguyên nhân dẫn đến nhiều
loại bệnh tật mạn tính và sự lão hóa nhanh.
2. Nhân sâm: Có khả năng kích thích miễn dịch tế bào. Nó giúp cải thiện khả năng đáp ứng miễn
dịch của các đại thực bào ở bệnh nhân viêm phế quản mạn tính, có vai trò trong việc ngăn ngừa và
điều trị các rối loạn đường hô hấp. Dịch chiết nhân sâm có tác dụng hạ đường huyết trong bệnh
tiểu đường. Loại thảo dược này cũng có tác dụng cải thiện tuần hoàn não và tác động tốt ở nhóm
người lão hóa sớm.
3. Trái nhàu: Cung cấp nhiều dưỡng chất và giúp các thuốc khác tăng thêm tính hiệu quả. Trong
trái nhàu có serotonin, rất cần thiết cho hoạt động tế bào; nếu thiếu chất này, tế bào sẽ thoái hóa
dần.
4. Các loại hạt: Lạc, đậu nành, rau xanh, hạt hướng dương, hạt bí, hạt mè... có nhiều vitamin E.
Đây là chất giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể an toàn trước dịch cúm, giảm bớt
tác hại của khói thuốc lá...
5. Các loại rau củ quả: Chứa những thành phần hợp chất hữu cơ như Flavon, vitamin C, vitamin
E..., có tác dụng chống lão hóa tế bào, giúp tăng cường tuổi thọ và phòng chống các bệnh nội khoa
mạn tính, ung thư... Tốt nhất là các loại rau quả có màu đậm như nho đỏ, nho đen, rau xanh, bí đỏ,
củ dền, cà rốt, cà chua, hạt hướng dương...
TS Nguyễn Thị Bay, Sức Khoẻ & Đời Sống
Đông y chữa viêm nhiễm ngoài da
Cây kim ngân hoa - 1 vị thuốc tiêu độc.
Đông y dùng từ "sang dương" để chỉ các chứng bệnh thấp nhiệt, thấp nhiệt độc (nhiễm
khuẩn) gây sưng đau, mưng mủ ở da và cơ như ung nhọt, đinh nhọt, lở loét... Có 2 loại sang
dương: cấp tính và mạn tính.
Nguyên nhân gây bệnh là độc tà (các loại tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn, trực khuẩn lao...); ăn uống
không điều độ, phóng dục, lao động quá sức, bệnh tật lâu ngày, chấn thương, trùng thú cắn, nhiễm
độc, bỏng...

Bệnh nhân có phản ứng ngoài da như sưng, nóng, đỏ, đau (thấp nhiệt thịnh) hoặc sưng đau (hàn
thấp) do khí huyết ngưng trệ, kinh lạc bế tắc. Trường hợp nhẹ có các triệu chứng sốt, khát nước,
táo bón, tiểu tiện ít, vàng; nặng hơn thì người bứt rứt, buồn nôn, nôn, nói sảng, hôn mê. Đó là
chứng thực nhiệt, thường gặp trong các bệnh: ung, đinh, nhọt.
Còn các chứng hư thường có biểu hiện: người mệt mỏi, sút cân, chán ăn, sốt nhẹ kéo dài, ra mồ
hôi trộm, tổn thương chảy mủ khó liền miệng. Bệnh kéo dài dẫn tới tinh khí tạng phủ bị tổn
thương, âm hư lâu ngày làm chính khí hư suy...
Sau đây là một số bài thuốc thường dùng tùy theo từng thể bệnh:
Nhiệt độc thịnh: Là bệnh đang ở sơ kỳ và trung kỳ. Nhọt sưng đau to dần, đau nóng nhiều, bệnh
nhân sốt cao khát nước, bứt rứt, ăn kém, tiểu tiện vàng sẻn, táo bón. Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng.
Phục linh, ngưu tất mỗi thứ 16 g, kim ngân hoa, xa tiền tử, tử hoa địa linh, hoàng cầm, hoàng bá,
chi tử mỗi thứ 12 g, hoàng liên 8 g; sắc với 2 lít nước lấy 200 ml. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm
3 lần.
Chính khí hư: Thường gặp vào thời kỳ vỡ mủ hoặc bệnh tái phát nhiều lần, nhọt hết, sưng đau
giảm nhưng nước mủ chảy rỉ rả, miệng nhọt đỏ nhạt (tổ chức hạt). Bệnh nhân vẫn còn sốt nhẹ,
chán ăn, tinh thần mệt mỏi, lưỡi nhợt ít rêu.
Hoàng kỳ, kim ngân hoa, đương quy, hoàng cầm, tử hoa địa linh mỗi thứ 12 g, sinh địa 16 g, thái
tử sâm 10 g, cam thảo 8 g. Các vị trên sắc với 2 lít nước lấy 200 ml. Sắc uống ngày 1 thang, chia
làm 3 lần.
(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×