Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Pháp - Đất nước của Lễ Hội pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (229.44 KB, 5 trang )

Pháp - Đất nước của Lễ Hội

Hàng năm mỗi gia đình Pháp thường tổ chức mừng lễ sinh nhật, lễ kỉ niệm
ngày cưới, lễ mừng bố, lễ mừng mẹ, khi dọn đến nhà mới, họ mời bạn bè,
người thân đến ăn tiệc “pendre la crémaillère” dạng như tiệc “ tân gia” ở như
nước ta vậy. Ở công sở, họ chỉ chờ dịp đồng nghiệp thăng quan tiến chức là
tổ chức tiệc mừng ngay lập tức. Bên quân đội, cảnh sát, hải quan… ai lên
lon cũng có bữa tiệc “rửa lon” gọi là “arrosergallon”. Nói tóm lại là người
Pháp rất thích tiệc tùng, liên hoan, dạ hội, hóa trang, diễu hành, nhảy múa,
đóng kịch. Và mỗi lần như thế, món ngon Champagne cùng với rượu bia thi
nhau tuôn chảy.

MỘT DÒNG CHẢY LIÊN TỤC TRONG LỊCH SỬ:
Năm 1950, khi Paris chưa là kinh đô Ánh sáng, vua Lothaire bị một con heo
rừng tấn công. Để lòng tri ân các thi sĩ dòng Saint-Antoine đã tận tình cứu
chữa, vua cho phép các tu sĩ mở hội dân gian. Đây là cơ hội cho các tu sĩ
nghèo khó gom góp ít tiền của phòng những ngày khó khăn. Theo truyền
thuyết này, lễ hội dân gian Pain d’epica (bánh ngọt làm với các gia vị, ngũ
cốc, mộc dược) đã ra đời. Sau đó có vô số các lễ khiêu vũ dân gian (bals
populaires) diễn ra trên quãng trường, đường phố. Mùa xuân 2008 lễ hội
pain d’epice lần thứ 1.000 đã diễn ra trong Bois de Vincennes, gần Paris, thu
hút 3,5 triệu khách!
Theo dòng thời gian, người Pháp bày ra thêm đủ các lễ hội. Mừng Ba Vua
(tức các chiêm tinh đi tìm chúa Jesus hài đồng), mừng vang hồng mùa thu
hoạch, mừng lúa mì và bánh mì, mừng vì những người yêu nhau (lễ
Valentine), tưởng nhớ người quá cố (Fête des Morts), mừng di sản quốc gia
(Fête de la Patrimoine)… Và tất nhiên họ không bao giờ tổ chức tiệc lớn
trong đêm vọng Giáng Sinh (Réveillon) và đêm giao thừa tiễn biệt năm cũ
mừng đón năm mới. Cũng như không thể không tưng bừng mừng vui ngày
quốc khánh 14 tháng 10 hàng năm (còn gọi là ngày phá ngục Bastille).
Chương trình khiêu vũ tập thể dân gian trong khu vườn rộng lớn của pháo


đài cổ xưa từng là một trong những tiết mục nổi tiếng nhất của Pháp.
Từ 1937 đến nay, nhiệm vụ tổ chức các lễ hội linh đình gồm đủ các tiết mục
bắn pháo hoa, khiêu vũ, hội chợ, trang trí đường phố ở Paris và rất nhiều
thành phố khác được giao cho lực lượng lính cứu hỏa. Đây cũng là cơ hội
cho các đơn vị chữa cháy bổ sung nguồn kinh phí hoạt động trong năm.
Không có thành phố, thị trấn, làng nào ở Pháp, từ Nice đến Pitre, không có
một lễ hội riêng biệt. nào là hội chợ tháng năm ở Metz, hội chợ Thánh
Romaim ở Rouen, lễ Loges ở gần Paris, lễ Ánh sáng (Fête des Lumières) ở
Lyon, hội chợ mừng những lạc thú (Fête des Plaisirs), lễ hoa (Fête des
Fleurs) ở Bordeaux… và hai hội chợ khổng lồ ở Champagne và ở
Bourgogne luôn thu hút các nhà buôn rượu vang khắp thế giới. Nhưng đừng
lầm rằng chỉ có người dân địa phương ăn mừng vào những dịp ấy. Chương
trình hội chợ bán hàng thủ công kiêm ẩm thực ở Lille vào kì nghỉ cuối tuần
thứ nhất của tháng 9 bao giời cũng thu hút 2 triệu người.

Mỗi tháng 8, thành phố Lorient trở thành trung tâm điểm liên hoan Celte
quốc tế (mừng văn hóa, lịch sử, nguồn gốc Celte) với không dưới 1 triệu
khách tham dự. Từ năm 1981 đến nay, cứ vào ngày lễ quốc khánh 14/7 ngôi
làng Mahalon với 800 cư dân lại chào đón hơn 1.000 khách đến dự liên hoan
L’Insolite để được vui đùa thỏa chí khi theo dõi các cuộc đua tranh kì quặc
nhất thế giới: thi chạy nhanh trên giường có gắn bánh xe, khi ném bánh xe
crêpe, thi bẻ cong nắp chai bia….
VÀ MỘT NÉT VĂN HOÁ ĐẶC THÙ…
Thích ca nhạc, phim nhạc, kịch nghệ nên người Pháp đã bày ra nhiều sự kiện
ăn mừng, lập ra nhiều giải thưởng để có thêm dịp ăn uống linh đình. Ngày
nay liên hoan phim quốc tế Cannes là một trong những sự kiện điện ảnh
hàng đầu thế giới. Nhưng Pháp nào chỉ có một liên hoan quốc tế này. Còn
có liên hoan phim Châu Á diễn ra hàng năm tại Deauville ở miền Tây Bắc
nước Pháp, liên hoan phim hình sự Cognac, liên hoan phim kinh dị
Gérardmer, liên hoan phim hài, liên hoan phim hoạt hình… mỗi tháng 9,

thành phố Avignon trở thành sân khấu kịch của toàn Châu Âu. Năm 1982,
Bộ trưởng văn hóa và nghệ thuật Jack Lang, nổi tiếng là một” chuyên gia tổ
chức tiệc tùng và sự kiện” do tổng thống François Mitterrand đã lập ra Fête
de la Musique vào tháng 6 hàng năm. Ngày nay lễ này đã thu nhập 120 nước
trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam (các chương Trình của trung tâm trao
đổi văn hóa Pháp- Idécaf tại TP.HCM). Rồi còn có chiến dịch Đêm trắng
(thắp sáng các di tích, tái diễn sự kiện lịch sử cho đám đông tự do tham gia
suốt đêm) nay đã được sao chép ở 14 thành phố lớn trên thế giới, từ Toronto,
Montréal đến Mianmi và sắp tới đây là Tokyo. Sự kiện Paris Plage (bãi biển
Paris) diễn ra trong 1 tháng từ cuối tháng 7 đến cuối tháng 8 hàng năm, gồm
việc trải lên hai bờ sông Seine chảy ngang qua thủ đô Pháp hàng trăm ngàn
tấn cát để làm bãi biển, bây giờ cũng đã được nhiều thành phố lớn trên thế
giới bắt chước.

Nhưng có lễ hội, liên hoan Pháp mà không ai có thể bắt chước được, chẳng
hạn như vòng đua xe đạp vòng quanh nước Pháp Tour de France; lễ hội
mừng 1.300 năm ngày thành lập tu viện trên Mont- Saint-Michel (ngọn núi
nằm giữa biển mà từ đất liền người ta có thể đi bộ sang khi thuỷ triều hạ) bắt
đầu từ mùa xuân 2008 và kéo dài đến …18 tháng với một chuỗi dài những
sự kiện. Hoặc như lễ hội Grande Armada lần thứ 5 diễn ra tại Rouen hồi
mùa hè qua. Đây là sự kiện độc nhất vô nhị trên toàn thế giới, quy tụ 2.000
thuyền buồm của 12 quốc gia với 15.000 thủy thủ về một khúc biển thi đua
diễu hành. Lễ hội Grande Armada năm 2003 giữ kỉ lục về số người tham dự
lên đến 9 triệu! Và chắc có rất nhiều lễ hội kiểu Pháp mà không có nơi nào
muốn bắt chước. Đó là lễ hội mừng những người nói dối, lễ hội giành cho
những người đi tìm người tình lý tưởng, lễ hội sống thời tiền sử, lễ hội sống
thời Phục hưng, lễ hội sản xuất và thưởng thức vang như thời đế quốc La
Mã, lễ hội thi thố sức mạnh thiên nhiên.
Theo Doanhnhansg.com


×