Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.17 KB, 4 trang )
Dung môi sinh học
Thị trường dung môi thế giới hiện nay đang có xu hướng phát triển rất
mạnh. Riêng ở Châu Âu, mỗi năm sử dụng đến hơn 4 triệu tấn. Ở Việt
Nam, mức tiêu thụ dung môi tương đối cao và đang phải nhập ngoại
hoàn toàn. Hiện nay, các chuyên gia trong lĩnh vực này chưa dự đoán
được các xu hướng ưu tiên phát triển của thị trường dung môi, nhưng
những sự thay đổi có ý nghĩa đang được mong đợi là phát triển dung
môi sinh học và điều này sẽ mở ra triển vọng ứng dụng các sản phẩm
có nguồn gốc nông nghiệp trong lĩnh vực này.
Việc thay thế dung môi công nghiệp có nguồn gốc hóa thạch bằng các
dung môi có nguồn gốc thực vật (dung môi sinh học) xuất phát từ
nhiều lý do, trong đó những lý do chính là nguồn năng lượng hóa thạch
đang dần cạn kiệt, giá dầu thô liên tục tăng. Thêm vào đó, việc sử dụng
dung môi hóa thạch còn gây hại trực tiếp cho con người và môi trường.
Dung môi sinh học có nhiều ưu điểm như khả năng hòa tan rất tốt đối
với một số chất tan có định hướng và hoàn toàn có thể điều chỉnh được
các tính chất hóa lý của chúng theo chiều dài của mạch cacbon. Các
dung môi này ít bay hơi, không bắt cháy, không ảnh hưởng đến sức
khỏe, có khả năng phân hủy sinh học, có thể sử dụng trong ngành thực
phẩm và không tham gia vào quá trình tạo ra ozon quang hóa.
Ứng dụng của dung môi sinh học
Dung môi sinh học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: vệ sinh bề
mặt công nghiệp (tẩy sàn nhà máy bị ngấm dầu biến thế, dầu mỡ nhờn,
sơn), vệ sinh thiết bị, máy móc và các phụ tùng, ứng dụng trong ngành
in, sơn và sản xuất nhựa đường biến tính.
So sánh dung môi truyền thống và dung môi sinh học