Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Sử dụng mô hình đánh pan màu tivi TK part1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.77 KB, 11 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ







ĐỀ TÀI:












SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRẦN VĂN NGHĨA
LÊ KHẮC SINH
LỚP : 95KĐĐ
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN : LÊ VIẾT PHÚ
NGUYỄN DUY THẢO




Tháng 03 năm 2000

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT ĐỘC LẬP _ TỰ DO _ HẠNH PHÚC
KHOA ĐIỆN
BỘ MÔN ĐIỆN TỬ

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Sinh viên thực hiện: TRẦN VĂN NGHĨA
LÊ KHẮC SINH
Lớp: 95KĐĐ
Khóa: 1995 – 2000

1. TÊN LUẬN VĂN: THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÔ HÌNH ĐÁNH PAN TI VI
MÀU
2. CÁC SỐ LIỆU BAN ĐẦU:







3. NỘI DUNG CÁC PHẦN LÝ THUYẾT & TÍNH TOÁN:













4. CÁC BẢN VẼ & ĐỒ THỊ:







5. GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: LÊ VIẾT PHÚ
NGUYỄN DUY THẢO
6. NGÀY NHẬN NHIỆM VỤ:
NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THÔNG QUA BỘ MÔN
Ngày tháng năm 2000
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN





















NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN DUYỆT





















LỜI CẢM ƠN

Có được thành quả học tập như ngày hôm nay chính là nhờ sự
tận tình dạy bảo của q Thầy Cô, Gia Đình và Bạn Bè vì vậy
Chúng Em xin chân thành biết ơn:
Quý Thầy Cô Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật
Thầy Lê Viết Phú, Thầy Nguyễn Duy Thảo
Gia đình và Bạn Bè

Nhóm Sinh Viên Thực Hiện
Trần Văn Nghóa
Lê Khắc Sinh

MỤC LỤC

Lời nói đầu
A. Mục đích và yêu cầu: Trang
1
1. Mục đích 1
2. Yêu cầu 1
B. Ý tưởng thiết kế và phương pháp thực hiện 2
C. Các bước thực hiện 3
I. Thiết kế các board khối của board A 5

1. Thiết kế board nguồn ổn áp ngắt dẫn 5
2. Thiết kế board công suất quét ngang và FBT 12
3. Thiết kế board H.osc, V.osc 16
4. Thiết kế board công suất dọc 20
5. Thiết kế board Khuếch đại sắc và mạch ghép CRT 23
6. Thiết kế board khuếch đại tín hiệu chói 26
7. Thiết kế board giải mã màu Pal và NTSC 29
II. Thiết kế các board khối của board B 34
1. Thiết kế board chuyển mạch TV/AV 34
2. Thiết kế board Tuner 38
3. Thiết kế board SIF và công suất âm thanh 44
5. Thiết kế board vi xử lý 50
III.Kết nối board A với board B 55
IV.Thiết kế các board trung gian 57
1. Ý tưởng thiết kế và nguyên tắc làm việc 57
2. Một số ví dụ cụ thể việc thực hiện các pan trên một
số board cơ bản
Kết luận
LỜI NÓI ĐẦU

Kỹ thuật truyền hình là một lónh vực có liên quan và hỗ trợ với nhiều
ngành khác như: Tin học, y học, viễn thông, quân sự
Kỹ thuật truyền hình bao gồm quá trình thu, xử lý và phát tín hiệu hình
ảnh và âm thanh. Quá trình này biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu
điện và cuối cùng là tái tạo lại thành tín hiệu quang được thể hiện trên
màn hình.
Như vậy quá trình hoạt động của một Ti Vi là một quáù trình biến đổi
ngược với quá trình hoạt động máy phát về nguyên tắc chung.
Do đó nếu hiểu sâu nguyên lý hoạt động của Ti Vi thì Sinh Viên có thể
hiểu biết về nguyên tắc ở phía phát một cách cơ bản nhất.

Để hiểu sâu về Ti Vi thì ngoài việc học lý thuyết kỹ thuật truyền hình,
Sinh Viên cần phải thao tác vững vàng về thực tế.
Trên cơ sở đó “Mô hình đánh pan TiVi màu” được chọn làm đề tài
phục vụ cho việc giảng dạy thực tập kỹ thuật truyền hình sau khi đã học
lý thuyết hoặc có thể dùng để minh họa, giới thiệu cho Sinh Viên đang
học lý thuyết kỹ thuật truyền hình.
Thiết Kế Mô Hình Đánh Pan Ti Vi Màu


A. Mục Đích và Yêu cầu:
1.Mục Đích:

Nhằm hỗ trợ cho việc giảng dạy lý thuyết và thực tập kỹ thuật truyền
hình, "Mô Hình Đánh Pan Ti Vi Màu" có thể dùng để minh hoạ các mạch
cơ bản tương ứng với từng khối theo sơ đồ khối của Ti Vi màu hoặc tạo ra
các pan thông dụng giúp cho sinh viên lý luận và biết cách vận dụng lý
thuyết vào các mạch thực tế.
(Trong thực tế có vô số Pan, từ một hiện tượng hỏng hóc có thể do nhiều
nguyên nhân gây ra do đó sinh viên phải nắm vững lý thuyết kỹ thuật
truyền hình cơ bản và suy luận để phân tích mới sửa các pan một cách
khoa học được)
Ngoài ra mô hình có thể dùng giảng dạy thực tập truyền hình giúp sinh
viên củng cố và hiểu rõ hơn lý thuyết đã học, luyện tập kỹ năng phân
tích, lý luận từ các pan do Giáo Viên tạo ra trên mô hình.
2. Yêu cầu:
Vì mô hình dùng cho việc giảng dạy nên việc thiết kế mạch cần theo các
yêu cầu sau:
- Các board mạch phải phù hợp với các khối cơ bản như lý thuyết đã
học.
- Hạn chế tối đa việc dùng các IC tích hợp nhiều khối lại với nhau.

- Mạch đơn giản, rõ ràng, dễ khảo sát và đo đạc.
- Board mạch và mô hình có thể tách ra hoặc ghép lại dễ dàng và có
kích thước gọn nhẹ.
- Vật tư linh kiện dễ tìm trên thò trường.
- Giá thành tương đối có thể chấp nhận được.

B. Ý tưởng thiết kế và phương pháp thực hiện:
Để có thể phù hợp với mục đích và yêu cầu như trên, mô hình thiết kế
gồm 2 phần chính:
1. Thiết kế mô hình Ti Vi màu.
2. Đồng thời với việc thiết kế các board mạch hình thành ý tưởng tạo ra
các pan.
Ý tưởng tổng quát về "Mô Hình Đánh Pan Tivi Màu" như sau :
Để giải quyết các pan việc đầu tiên cần nhận đònh và phân tích hiện
tượng dựa vào sơ đồ khối, như vậy cần phải thiết kế mỗi khối tương ứng
với một board mạch riêng (board khối ).
Sau đó để mô hình hoạt động cần phải có một board chính để kết nối các
khối lại với nhau.
1. Muốn mô hình hoạt động thì việc thiết kế các board khối phải được
thiết kế và cân chỉnh trước.
Việc cân chỉnh cần có các thiết bò sau:
ª VOM
ª Oscilloscope 25 MHz, 2 tia.
ª Máy phát tín hiệu hình chuẩn.
ª Máy phát sóng âm tần.
ª Bộ nguồn ổn áp thay đổi được : 1,25V
DC
÷ 30 V
DC
/ 2A.

Các board khi thiết kế cần có các điểm thử để đo điện áp một chiều và
các dạng sóng tín hiệu chuẩn.
Sau khi hoàn thành việc thiết kế và cân chỉnh các board khối, giai đoạn
tiếp theo là thiết kế board chính.
Board chính gồm 2 phần: (A & B)
Board A: Gồm các board khối kết nối lại với nhau thông qua các đế cắm
như máy Vi Tính.
Nhiệm vụ board này là kết nối với CRT để tạo ra khung sáng và hình
ảnh trên CRT.
Board B: Gồm các board khối kết nối lại với nhau thông qua các đế cắm
như một máy vi tính.
Nhiệm vụ board này có thể thu sóng từ đài phát hoặc VCR và đồng thời
để điều khiển.
2. Ý tưởng tạo ra các pan đã được hình thành từ các board khối nên công
việc của phần này là thiết kế các board trung gian có các công tắc
chuyển mạch bằng tay tương ứng với các pan có thể xảy ra trong một
board khối.
C. Các bước thực hiện:
Các board khối được thiết kế dựa vào sơ đồ nguyên lý của các hiệu TiVi
khác nhau.
Việc thiết kế các board khối không nhất thiết phải theo trình tự nhất
đònh, tuy nhiên theo lý thuyết kỹ thuật truyền hình đã học và để dễ dàng
thực hiện mô hình thì nên theo các bưôc sau:

I. Bước 1: Thiết kế các board khối của board A.
Để tạo ra khung sáng trên màn hình cần phải có đèn hình và các board
mạch tương ứng.
- Mô hình có thể kết nối được với các loại đèn hình 14 inch cổ nhỏ nên
cần thiết kế board nguồn ổn áp và mạch công suất quét ngang, FBT sao
cho phù hợp.

- Thiết kế board H.OSC, V. OSC.
- Thiết kế board công suất quét dọc.
- Thiết kế board khuếch đại tín hiệu sắc và mạch ghép nối CRT.
- Thiết kế board khuếch đại tín hiệu chói.
- Thiết kế board giải mã màu.
Kết nối các board khối trên với nhau để board A hoạt động tốt.

×