Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Báo cáo tốt nghiệp: Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối của Công ty Thiên Minh Việt Nam ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (575.98 KB, 52 trang )

Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
TRƯỜNG …………………
Khoa……………………

BÁO CÁO TỐT NGHIỆP
Đề tài:

Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân
phối của Công ty THIÊN MINH VN
SVTH:Phan Vũ Bảo 1 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
MỤC LỤC
1. Lý do ch n đ tài:ọ ề 2
CH NG 1 :ƯƠ 3
LÝ LU N C B N V H TH NG PHÂN PH I S N PH MẬ Ơ Ả Ề Ệ Ố Ố Ả Ẩ 3
1.1. Khái ni m và vai trò c a h th ng phân ph i :ệ ủ ệ ố ố 3
1.1.1. Khái ni m :ệ 3
CH NG 2:ƯƠ 13
TÌNH HÌNH TH C T V H TH NG PHÂN PH I T I CÔNG TY THIÊN Ự Ế Ề Ệ Ố Ố Ạ
MINH VN 13
2.1. Gi i thi u khái quát v Công ty :ớ ệ ề 13
2.1.1. L ch s hình thành và phát tri n :ị ử ể 13
LỜI M UỞ ĐẦ
1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, muốn thành công trong kinh doanh, doanh
nghiệp phải có các hoạt động Marketing hiệu quả. Hiện nay quá trình cạnh tranh
diễn ra rất khốc thiệt, việc đạt được lợi thế cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn,
thậm chí đạt được cũng không tồn tại lâu dài, các chiến lược quảng cáo, khuyến
mãi, giảm giá bán chỉ có lợi thế ngắn hạn, bởi các doanh nghiệp khác cũng nhanh
chóng bắt chước làm theo. Từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp mong muốn tìm
đến lợi thế cạnh tranh dài hạn. Hệ thống phân phối nổi nên như một công cụ


marketing quan trọng giúp doanh nghiệp tạo lập và duy trì được lợi thế cạnh tranh
dài hạn trên thị trường.
Công ty THIÊN MINH VN có thị trường tiêu thụ khắp cả miền Nam và Tây
Nguyên với mạng lưới phân phối bao phủ khá rộng, vì vậy hệ thống phân phối đóng
vai trò rất quan trọng giúp Công ty đưa sản phẩm đến tay người mua kịp thời và
mang lại lợi nhuận cho Công ty qua quá trình này. Một hệ thống phân phối đúng
SVTH:Phan Vũ Bảo 2 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
đắn và hiệu quả không chỉ mang lại lợi nhuận cao cho Công ty mà còn giúp Công ty
giữ vững lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường lâu dài. Vì vậy em đã chọn đề
tài “Một số giải pháp hoàn thiện hệ thống phân phối của Công ty THIÊN MINH
VN”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài:
Mục đích nghiên cứu của đề tài : Là tập trung phân tích thực trạng của hệ
thống phân phối, từ những nhận xét đánh giá về thực trạng để tìm ra những điểm
còn hạn chế, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục để hoàn thiện hệ thống phân
phối cho hiệu quả hơn.
3. Phương pháp nghiên cứu:
+ Thống kê các số liệu, thu thập thông tin rồi xử lý và phân tích.
+ Phân tích thực trạng hệ thống phân phối rồi rút ra ưu và nhược điểm.
+ Phân tích các đối thủ cạnh tranh để so sánh với Công ty.
+ Từ các đánh giá đưa ra những biện pháp để hoàn thiện hệ thống phân phối.
CHƯƠNG 1 :
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm và vai trò của hệ thống phân phối :
1.1.1. Khái niệm :
Hệ thống phân phối là hệ thống các quyết định nhằm chuyển đưa sản phẩm
về mặt vật chất cũng như về quyền sở hữu hay quyền sử dụng sản phẩm từ nhà sản
xuất đến người tiêu dùng nhằm đạt hiệu quả cao.
1.1.2. Vai trò :

Hệ thống phân phối đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình tiêu thụ
hàng hóa, đưa hàng hóa đúng kênh, đúng lúc, đúng nhu cầu của người tiêu dùng
SVTH:Phan Vũ Bảo 3 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
bằng những loại hình phân phối hợp lý với mục đích mang lại lợi nhuận cho doanh
nghiệp.
Hệ thống phân phối đóng vai trò quyết định trong giai đoạn phát triển và
chín muồi của sản phẩm, vì lúc đó doanh nghiệp phải tận dụng hết khả năng mở
rộng kinh doanh, tiêu thụ, tăng nhanh doanh số, tiết kiệm chi phí lưu thông để đạt
được tỷ suất lợi nhuận tối ưu.
1.2. Chức năng của phân phối :
Các nhà sản xuất, các trung gian cũng như các thành viên khác trong kênh
tồn tại theo một cấu trúc nào đó nhằm thực hiện một hay một số chức năng chủ yếu
sau đây của kênh phân phối.
• Giới thiệu thông tin về sản phẩm :
Quá trình phân phối thực hiện các chức năng thông tin, thu thập thông tin về
khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện có, thông tin về đối thủ cạnh tranh.
Truyền đạt thông tin từ nhà sản xuất với các trung gian bán sỉ, bán lẻ và người tiêu
dùng để tạo sự thuận lợi trong quá trình trao đổi hàng hóa.
• Kích thích tiêu dùng :
Quá trình phân phối thực hiện hoạt động truyền bá các thông tin về hàng hóa
và các chương trình khuyến khích tiêu thụ khác đến với khách hàng và trung gian.
• Tiếp xúc thiết lập mối quan hệ :
Các Công ty phải thực hiện các quan hệ tiếp xúc để xác định ai là người mua
hàng ở các giai đoạn khác nhau trong kênh. Thông báo cho khách hàng biết các
thông tin, thiết lập mối quan hệ thương mại và nhận các đơn đặt hàng.
• Thích ứng, hoàn thiện sản phẩm :
Các thành viên của kênh thực hiện các hoạt động nhằm gia tăng hiệu quả các
quá trình trao đổi, tăng tính thích ứng và hoàn thiện sản phẩm thông qua các hoạt
động như : Phân loại hàng hóa, đóng gói, cung cấp các dịch vụ bảo hành, sửa chữa,

lắp ráp, tư vấn.
• Thương lượng :
SVTH:Phan Vũ Bảo 4 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
Thông qua việc thực hiện các thỏa thuận, đàm phán liên quan đến giá cả và
các điều kiện bán hàng, thực hiện việc chuyển giao sở hữu hàng hóa và dịch vụ.
• Lưu thông hàng hóa :
Thông qua hoạt động vận động, bảo quản và lưu kho hàng hóa làm cầu nối
giữa sản xuất và tiêu dùng. Điều hòa cung cầu giữa các khu vực thị trường và giữa
các thời điểm tiêu dùng khác nhau.
• Tài chính, trang trải chi phí :
Thông qua hoạt động bán hàng thu tiền, tìm kiếm các nguồn tài chính trang
trải cho các hoạt động sản xuất và hoạt động của kênh.
Đó là các chức năng chính của phân phối. Vấn đề đặt ra là không phải các
chức năng trên cần phải được thực hiện mà là ai sẽ thực hiện chức năng đó. Nhà sản
xuất có thể thực hiện hết các chức năng trên, tuy nhiên nó sẽ phân tán khả năng và
nguồn lực của họ đồng thời chi phí thực hiện sẽ tăng lên. Việc chuyển giao các chức
năng này cho các trung gian sẽ giảm thiểu chi phí và thực hiện chuyên môn hóa cao
hơn, có hiệu quả hơn. Tùy theo tình hình thị trường mà Công ty sẽ quyết định mức
độ chuyển giao các chức năng cho các nhóm người khác.
1.3. Loại hình kênh phân phối :
1.3.1. Mô hình kênh phân phối :
Nhà sản xuất có thể đưa sản phẩm của mình ra thị trường bằng nhiều cách
khác nhau thông qua các loại hình kênh phân phối. Có thể phân loại các kênh phân
phối theo số cấp cấu thành chúng. Cấp của kênh phân phối – đó là một người trung
gian bất kỳ thực hiện một công việc nào đó nhằm đưa sản phẩm và quyền sở hữu
hàng hóa đến gần người mua cuối cùng.
SVTH:Phan Vũ Bảo 5 Lớp: CDQT8C
Kênh
cấp 0

nhà sản
xuất
Người
tiêu
dùng
Kênh
1 cấp
Nhà sản
xuất
Người
tiêu
dùng
Nhà bán
lẻ
Kênh
2 cấp
Nhà sản
xuất
Người
tiêu
dùng
Kênh
3 cấp
Nhà sản
xuất
Người
tiêu
dùng
Nhà bán
lẻ

Nhà bán
lẻ
Nhà bán
buôn
Nhà bán
buôn
Đại

Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
Hình 1.1: Mô hình kênh phân phối với số cấp khác nhau
+ Kênh cấp 0 (kênh trực tiếp) : Nhà sản xuất không sử dụng trung gian mà
bán hàng trực tiếp đến người tiêu dùng. Ba phương thức bán hàng trực tiếp cơ bản
là : bán hàng lưu động, bán qua bưu điện, bán qua những cửa hàng của nhà sản
xuất.
+ Kênh 1 cấp : Bao gồm một người trung gian. Trên thị trường hàng tiêu
dùng, người trung gian này thường là nhà bán lẻ, còn trên thị trường hàng tư liệu
sản xuất thì người trung gian này là đại lý hay người môi giới.
+ Kênh 2 cấp : Bao gồm 2 cấp trung gian. Trên thị trường hàng tiêu dùng đó
là nhà bán sĩ và bán lẻ, còn trên thị trường tư liệu sản xuất đó là các nhà bán buôn
và người phân phối.
+ Kênh 3 cấp : Có đầy đủ 3 cấp trung gian tham gia : đại lý, nhà bán buôn,
nhà bán lẻ.
1.3.2. Các trung gian trong kênh phân phối :
Nhà bán lẻ :
Là người bán hàng hóa cho người tiêu dùng cuối cùng là cá nhân, hộ gia
đình.
Chức năng chủ yếu của các nhà bán lẻ :
+ Tập hợp và phân loại sản phẩm từ những nhà cung cấp khác nhau, sắp xếp
sản phẩm để phục vụ nhu cầu phong phú và đa dạng của khách hàng.
SVTH:Phan Vũ Bảo 6 Lớp: CDQT8C

Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
+ Cung cấp thông tin cho người tiêu thụ thông qua quảng cáo, trưng bày,
nhân viên bán hàng. Cung cấp thông tin phản hồi lại cho những thành viên phân
phối khác trong kênh.
+ Dự trữ sản phẩm, ghi giá, chất xếp và những công việc chăm sóc sản phẩm
khác.
+ Tạo thuận tiện và hoàn tất những giao dịch bằng cách cung cấp vị trí, giờ
giấc bán hàng, các chính sách tín dụng và các dịch vụ khác cho khách hàng.
• Nhà bán buôn :
Là những người mua sản phẩm với số lượng lớn để bán lại cho các nhà sử
dụng công nghiệp, nhà bán lẻ và những nhà bán buôn khác.
Chức năng chủ yếu cả các nhà bán buôn :
+ Giúp nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ phân phối sản phẩm đến những
địa phương mà họ chưa tạo được quan hệ với khách hàng.
+ Huấn luyện nhân viên bán hàng.
+ Cung cấp những hỗ trợ về nghiên cứu Marketing cho các nhà sản xuất,
cung cấp dịch vụ, các tổ chức của người tiêu thụ …
+ Tập hợp, phân loại các đơn hàng lẻ tẻ thành một số giao dịch.
+ Tạo thuận lợi cho dự trữ và giao hàng.
+ Hỗ trợ tài chính cho nhà sản xuất và nhà cung cấp dịch vụ bằng cách trả
tiền ngay, đồng thời cũng hỗ trợ cả nhà bán lẻ bằng cách trợ cấp tín dụng.
• Đại lý :
Là trung gian thực hiện việc phân phối nhưng không sở hữu hàng hóa mà họ
phân phối. Đại lý sẽ nhận hoa hồng trên giá bán.
Đại lý thường là cá nhân hoặc doanh nghiệp có vị trí kinh doanh thuận lợi, có
năng lực bán hàng. Đại lý có thể đại diện cho một hoặc nhiều Công ty khác nhau
nhưng không là cạnh tranh của nhau.
• Người môi giới :
Là trung gian giữ vai trò giới thiệu cho người mua và người bán gặp nhau, hỗ
trợ cho việc thương lượng giữa đôi bên và được hưởng thù lao cho sự phục vụ đó.

SVTH:Phan Vũ Bảo 7 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
1.3.3. Tầm quan trọng của trung gian trong phân phối :
Việc ra đời các trung gian thực hiện chức năng phân phối sản phẩm đã giúp
cho các doanh nghiệp chuyên môn hóa hoạt động sản xuất của mình, mặc dù họ mất
đi quyền kiểm soát và sở hữu hàng hóa nhưng việc sử dụng các trung gian có ưu
điểm sau :
+ Phân phối hàng hóa rộng khắp, đưa hàng hóa đến thị trường mục tiêu nhờ
mạng lưới các trung gian thay vì nhà sản xuất phải phân phối trực tiếp.
+ Giảm bớt lượng tồn kho, chuyển giao hàng hóa qua kho các trung gian.
Tiết kiệm chi phí lưu kho.
+ Trung gian giúp các doanh nghiệp điều hòa cung cầu hàng hóa, giảm
khoảng cách về địa lý giữa sản xuất với tiêu dùng.
+ Hỗ trợ nghiên cứu Marketing cho nhà sản xuất. Nhờ sự gần gũi với thị
trường, họ có khả năng thấu hiểu rất tốt những đặc trưng và nhu cầu của khách
hàng.
+ Hỗ trợ nhà sản xuất đáp ứng nhu cầu đa dạng, đơn lẻ của khách hàng. Nhà
sản xuất thường muốn bán một số lượng lớn sản phẩm hơn là giải quyết những đơn
hàng lẻ tẻ của khách hàng. Người tiêu dùng lại thích có nhiều nhãn hiệu, màu sắc,
kích cỡ … để lựa chọn. Để giải quyết sự khác biệt này cần sử dụng trung gian trong
tiến trình phân phối bao gồm các công việc như tập hợp các nguồn hàng, phân chia,
phân loại, sắp xếp đồng bộ …
+ Giảm thiểu số lượng tiếp xúc trực tiếp với khách hàng :
1.4. Lựa chọn kênh phân phối :
Lựa chọn kênh phân phối là một quá trình phân tích đánh giá nhân tố ảnh
hưởng để lựa chọn kênh và trung gian thích hợp để tiêu thụ sản phẩm.
1.4.1. Những căn cứ cơ bản để lựa chọn kênh phân phối :
• Mục tiêu cần đạt :
+ Chiếm lĩnh thị trường : Để sản phẩm có mặt trên phạm vi thị trường lớn,
bao quát thị trường mục tiêu, các doanh nghiệp có thể chọn nhiều kênh, nhiều trung

gian.
SVTH:Phan Vũ Bảo 8 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
+ Xây dựng hình ảnh sản phẩm : Với mục tiêu này sản phẩm không chỉ cần
hiện diện trên nhiều thị trường, nhiều điểm bán mà còn cần chú ý lựa chọn vị trí cửa
hàng, cách trưng bày .
+ Kiểm soát : Những kênh ngắn có khả năng dễ kiểm soát hơn những kênh
dài, nên chọn những kênh có ít trung gian phân phối.
+ Giảm chi phí, tăng lợi nhuận : lựa chọn những kênh và trung gian có khả
năng phân phối mạnh, chi phí thấp.
• Đặc điểm của thị trường :
+ Loại thị trường : Hành vi mua hàng của những nhà sử dụng công nghiệp
khác với người tiêu dùng là cá nhân, gia đình, do đó cần những kênh và trung gian
phân phối khác nhau.
+ Số lượng khách hàng tiềm năng : Nếu số khách hàng giới hạn nên sử dụng
lực lượng bán hàng qua những kênh trực tiếp hoặc kênh ngắn. Khi số lượng khách
hàng lớn thì cần sử dụng nhiều nhà trung gian.
+ Mức độ tập trung về mặt địa lý của thị trường : Những thị trường có nhu
cầu lớn và tập trung nên dùng kênh trực tiếp, kênh ngắn. Khi thị trường phân tán,
kênh dài thường được sử dụng.
+ Qui mô đơn hàng : Đối với khách hàng có sức mua lớn có thể bán hàng
trực tiếp, nhưng nếu lượng mua của khách hàng nhỏ nên sử dụng các nhà bán buôn
để phân phối.
• Sản phẩm :
+ Đặc điểm của sản phẩm : Sản phẩm có giá trị thấp, sử dụng thường xuyên
cần phân phối rộng rãi qua nhiều kênh và nhiều trung gian. Những sản phẩm dể hư
hỏng, có tính thời trang thường được phân phối qua các kênh ngắn. Đối với những
sản phẩm có tính kỹ thuật cao, cần dịch vụ chuyên môn hỗ trợ thì khi lựa chọn trung
gian phải chọn lọc cẩn thận.
+ Các giai đoạn của chu kỳ sống sản phẩm : Tùy theo mục tiêu trong từng

gian đoạn phát triển khác nhau, những yêu cầu khi lựa chọn kênh và trung gian
phân phối cũng khác nhau.
SVTH:Phan Vũ Bảo 9 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
• Đặc điểm của trung gian :
+ Năng lực của các nhà trung gian : Thể hiện qua khả năng tiêu thụ sản
phẩm, uy tín trên thị trường, hệ thống cửa hàng, vốn, khả năng thanh toán, vị trí
kinh doanh Doanh nghiệp tùy theo năng lực của trung gian để giao các chức năng
phân phối khác nhau.
+ Chính sách kinh doanh : Quan điểm kinh doanh và chiến lược của doanh
nghiệp và nhà trung gian có thể không thống nhất. Do đó khi lựa chọn trung gian
cần phải xem chính sách kinh doanh của họ có phù hợp hoặc mâu thuẫn với chiến
lược và hình ảnh sản phẩm của Công ty hay không.
• Năng lực của Công ty :
+ Năng lực, kinh nghiệm quản lý : Nếu có đủ năng lực và kinh nghiệm quản
lý, doanh nghiệp có thể điều hành hệ thống phân phối sử dụng nhiều kênh trung
gian.
+ Khả năng tài chính : Công ty có nguồn tài chính mạnh có thể sử dụng phân
phối trực tiếp qua các cửa hàng của Công ty và có thể mở rộng phân phối qua
những kênh khác.
• Đối thủ cạnh tranh :
Những quyết định phân phối của doanh nghiệp cũng chịu tác động bởi chiến
lược, qui mô và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Công ty có thể đối phó với đối
thủ cạnh tranh bằng cách mở rộng phân phối, nhất là tại những thị trường trọng yếu
của họ.
• Những quy định ràng buộc của pháp luật :
Những quy định về thiết kế kênh, hình thức bán hàng, quản lý trung gian
phải theo những quy định pháp luật hiện hành.
1.4.2. Các kiểu phân phối :
Từ những căn cứ trên, doanh nghiệp sẽ xây dựng một hệ thống phân phối

thích hợp thể hiện qua các kiểu kênh và các loại trung gian. Bên cạnh đó doanh
nghiệp cũng cần quyết định về số lượng trung gian tham gia trong các giai đoạn
SVTH:Phan Vũ Bảo 10 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
phân phối. Những quyết định này có thể thay đổi do thị trường biến động và do cần
đạt được những mục tiêu khác nhau trong từng thời kỳ.
• Phân phối độc quyền :
- Doanh nghiệp sử dụng một số trung gian rất hạn chế ở một khu vực
thị trường để tiêu thụ sản phẩm.
- Nhà sản xuất đòi hỏi các đại lý bán hàng của mình không được kinh
doanh những mặt hàng của các đối thủ cạnh tranh.
- Khi sử dụng hình thức này, nhà sản xuất hy vọng rằng sẽ tổ chức
tiêu thụ mạnh mẽ và thành công hơn, cũng như có thể kiểm soát đầy đủ
hơn hoạt động của người trung gian trong chính sách giá cả, kích thích
tiêu thụ, bán trả góp và cung ứng dịch vụ các loại.
- Cách phân phối này giúp cho doanh nghiệp đề cao hình ảnh của sản
phẩm và cho phép tính giá ở mức cao hơn do đó mang lại cho doanh
nghiệp nhiều thành công hơn.
• Phân phối có chọn lọc :
- Doanh nghiệp chỉ lựa chọn một số trung gian ở một số nơi nhất định
để tiêu thụ sản phẩm mà không cần phân tán lực lượng ra nhiều điểm
bán.
- Phân phối có chọn lọc tạo ra cho người sản xuất khả năng giành
được thị phần với sự kiểm soát chặt chẽ và tiết kiệm chi phí hơn so với
trường hợp phân phối rộng rãi.
• Phân phối rộng rãi :
Doanh nghiệp sử dụng nhiều điểm tiêu thụ sản phẩm ở nhiều nơi thuận tiện
cho khách hàng mua hàng của mình.
Những người sản xuất hàng tiêu dùng và nguyên liệu thông thường đều cố
gắng thực hiện phân phối ồ ạt, tức là đảm bảo cho các xí nghiệp thương mại luôn có

một lượng hàng dự trữ nhiều nhất có thể có.
1.5. Quản lý kênh phân phối :
SVTH:Phan Vũ Bảo 11 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
1.5.1. Tuyển chọn các thành viên của kênh :
Những căn cứ mà nhà sản xuất sử dụng để tuyển chọn các trung gian là :
+ Thâm niên trong nghề
+ Năng lực tài chính
+ Khả năng tài chính
+ Khả năng thanh toán
+ Tính hợp tác và uy tín
+ Hệ thống cửa hàng
+ Vị trí kinh doanh.
1.5.2. Khuyến khích các thành viên hoạt động :
Các trung gian phải được thường xuyên khuyến khích hoạt động để hoàn
thành tốt nhất công việc của họ. Nhà sản xuất phải tạo được mối quan hệ chặt chẽ
với các thành viên, kịp thời khen thưởng động viên họ, và tiến hành các hoạt động
xúc tiến với thành viên như là những bạn hàng, khách hàng của nhà sản xuất.
1.5.3. Đánh giá các thành viên :
Định kỳ hoặc có thể đột xuất các nhà Marketing cần phải đánh giá hoạt động
của các thành viên kênh theo những tiêu chuẩn như : mức tiêu thụ đã đạt được, mức
dự trữ bình quân, thời gian giao hàng cho khách, cách xử lý hàng bị hư và mất, sự
hợp tác với các chương trình khuyến mãi và huấn luyện, cùng các dịch vụ của người
trung gian dành cho khách hàng.
1.6. Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình phân phối :
1.6.1. Xử lý đơn đặt hàng :
Đây là công việc đầu tiên. Bộ phận xử lý đơn đặt hàng phải nhanh chóng
kiểm tra lại khách hàng, đặc biệt là khả năng thanh toán của họ. Sau đó lập các hóa
đơn và chứng từ cần thiết để giao cho các bộ phận khác thực hiện các khâu tiếp
theo.

1.6.2. Lưu kho :
Mọi Công ty đều phải bảo quản hàng hóa cho đến lúc bán. Tổ chức bảo quản
là cần thiết vì chu trình sản xuất và tiêu dùng ít khi trùng khớp với nhau. Công ty
SVTH:Phan Vũ Bảo 12 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
cần quyết định số lượng những địa điểm kho bãi vì nó sẽ giúp đưa hàng hóa đến
người mua một cách nhanh chóng. Số lượng địa điểm kho bãi phải được tính toán
để đạt tới sự cân bằng giữa dịch vụ cho khách và chi phí phân phối.
1.6.3. Xác định lượng hàng tồn :
Xác định lượng hàng tồn kho cũng là một quyết định ảnh hưởng đến việc
thỏa mãn khách hàng vì khi đó các đơn hàng được xử lý ngay lập tức. Nhưng đối
với Công ty việc duy trì một khối lượng hàng dự trữ lớn như vậy là điều không có
lợi. Do đó các doanh nghiệp phải tính toán hết sức tỉ mỉ cho vấn đề này vì nó ảnh
hưởng đến doanh số và lợi nhuận của họ.
1.6.4. Chọn phương tiện vận chuyển :
Đây là quá trình lựa chọn phương tiện vận tải thích hợp trên cơ sở tính toán
số lượng hàng hóa, khoảng cách giữa điểm nhận, điểm giao, thời gian giao nhận …
để đưa hàng hóa đến nơi mua hàng một cách đầy đủ, kịp thời với chi phí hợp lý
nhất.Doanh nghiệp có thể lựa chọn một hay nhiều các phương tiện vận chuyển sau:
+ Vận chuyển đường sắt. + Vận chuyển đường hàng không.
+ Vận chuyển đường thủy. + Vận chuyển đường ống
+ Vận chuyển đường bộ
CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ HỆ THỐNG PHÂN PHỐI TẠI
CÔNG TY THIÊN MINH VN
2.1. Giới thiệu khái quát về Công ty :
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển :
Công ty TNHH THIÊN MINH VN ra đời trong bối cảnh kinh tế thành phố
đang trên đà phát triển vượt bậc, tốc độ đô thị hóa khá cao. Bên cạnh đó ngành nông
nghiệp nước ta hiện nay luôn cần và đòi hỏi sự áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ

SVTH:Phan Vũ Bảo 13 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
thuật để tăng tỷ trọng ngành nông nghiệp. Chính vì nắm bắt được nhu cầu đó công
ty TNHH THIÊN MINH VN đã được thành lập vào ngày 20/02/2001 theo quyết
dịnh số 1177-X/QĐ/CĐKT của bộ tài chính với số vốn điều lệ là 2.400.000.000
VND.
Giấy phép đăng ký kinh doanh số 4102020287 do sở kế hoạch và đầu tư
thành phố Hồ Chí Minh cấp.
Công ty trực thuộc sự quản lý của sở nông nghiệp thành phố Hồ Chí Minh.
Số tài khoản tại ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thông Sài
Gòn: 1606201008209.
Mã số ngân hàng: 1056.
Công ty có tên đầy đủ là: Công ty TNHH Sản xuất-Thương mại-Dịch vụ
THIÊN MINH VN.
Tên giao dịch: THIÊN MINH VN Manufacturing Trading Service Company
Limited.
Tên viết tắt: T.M.V.N.CO.LTD.
Công ty thuộc địa bàn quận Tân Bình, trụ sở chính tại: 91/16 Nhất Chi Mai,
Phường 13, Quận Tân Bình, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (08) 38 122344 hoặc (08) 38 124170.
2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh :
Công ty THIÊN MINH VN được cấp phép hoạt động trong các lĩnh vực sau :
+ Sản xuất kinh doanh các loại phân bón vô cơ, hữu cơ, vi sinh, vi lượng, các
chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng vật nuôi.
+ Kinh doanh xuất nhập khẩu các sản phẩm phân bón, các thiết bị và công
nghệ sản xuất phân bón, công cụ máy nông nghiệp, giống cây trồng và các loại
nông sản.
+ Nghiên cứu sản xuất các sản phẩm phân bón. Thiết kế các thiết bị, công
nghệ sản xuất phân bón. Thực hiện các dịch vụ có liên quan.
+ Liên kết, liên doanh sản xuất phân bón với các đối tác trong và ngoài nước.

+ Sản xuất kinh doanh và dịch vụ những ngành nghề khác theo quy định của
pháp luật.
+Cung cấp dịch vụ vật tư nông nghiệp.
2.1.3. Năng lực sản xuất :
SVTH:Phan Vũ Bảo 14 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
Từ một xí nghiệp nhỏ bé với mức sản xuất không lớn nhưng trải qua thời
gian dài nhờ sự nổ lực cố gắng của mọi thành viên hiện nay Công ty THIÊN MINH
VN đã trở thành một trong những Công ty sản xuất phân bón lớn của Việt Nam hiện
nay, và trong tương lai Công ty sẽ còn phát triển mạnh. Để đáp ứng nhu cầu phân
bón ngày càng tăng trên thị trường, Công ty đang mở rộng thêm quy mô của mình
với một nhà máy đang xây dựng ở Long An và liên doanh với Công ty khác.
Hiện tại, Công ty có 3 cơ sở sản xuất : 2 nhà máy hiện có, 1 đang xây dựng.
Với sản lượng như sau: :
+ Xí nghiệp 1 (6B40 An Hạ, Phạm Văn Hai, Bình Chánh, Hồ Hí Minh) sản
xuất phân bón lá : trên 150.000 lít/năm.
+ Xí nghiệp 2 (E1/9 Nguyễn Hữu Trí, Tân Túc, Hồ Chí Minh) sản xuất phân
hữu cơ : trên 15.000 tấn/năm.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức :
2.1.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức :
Hiện nay cơ cấu quản lý và tổ chức nhân sự của Công ty THIÊN MINH VN
được thể hiện qua sơ đồ sau :
SVTH:Phan Vũ Bảo 15 Lớp: CDQT8C
GIÁM
ĐỐC
P.Kỹ
Thuật
P.Kinh
Doanh
P. Hành Chính

Kế Toán
P. R&D
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức.
2.1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban :
• Ban giám đốc :
- Là người đại diện cho Nhà nước và tập thể cán bộ công nhân viên để
quản lý và điều hành các hoạt động của công ty theo đúng chế độ chính sách
Nhà nước.
SVTH:Phan Vũ Bảo 16 Lớp: CDQT8C
Bộ Phận
Kỹ Thuật
Cây Trồng
Bộ Phận
Kỹ Thuật
Sản Phẩm
Kế Toán
Trưởng
Nhân Viên
R&D
Thủ
Quỹ
Kế
Toán
Viên
Trưởng
Vùng
Miền
Trung Tây
Nguyên

TRưởng
Vùng
Miền
Đông Nam
Bộ
Trưởng
Vùng
Đồng
Bằng Sông
Cửu Long
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
- Lập ra những mục tiêu, phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh lâu
dài của toàn Công ty.
- Chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty và chịu trách nhiệm trước cơ quan
chủ quản về tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.
- Là người có quyền hạn cao nhất về hoạt động và quá trình sản xuất kinh
doanh của Công ty.
+ Trực tiếp chỉ đạo công tác kế toán tài vụ, quản lý vốn và nộp ngân sách.
+ Chỉ đạo công tác tổ chức cán bộ, bao gồm: bổ nhiệm, đào tạo và tiếp
nhận.
+ Chỉ đạo kết quả các hoạt động với các đơn vị kinh tế khác.
+ Ký kết hợp đồng kinh tế, hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản.
• Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm :
Có nhiệm vụ nghiên cứu đặc điểm từng vùng đất và đặc tính của cây trồng
để từ đó cho ra những sản phẩm phân bón cho phù hợp và không ngừng nâng cao,
cải tiến chất lượng các loại phân bón.
• Phòng kỹ thuật:
- Hỗ trợ cho giám đốc về công tác kế toán sản xuất kinh doanh, công tác kỹ
thuật cho độ thi công.
- Quản lý máy móc thiết bị.

- Theo dõi hỗ trợ cho quy trình công nghệ sản xuất.
- Điều hành công việc cho các kỹ sư.
- Lo thủ tục nghiệm thu và quyết toán.
• Phòng kinh doanh :
- Giúp giám đốc trong lĩnh vực xây dựng chiến lược phát triển kế hoạch
sản xuất hàng năm, dài hạn, kế hoạch giá thành, xây dựng chiến lược thị
trường.
SVTH:Phan Vũ Bảo 17 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
- Tiêu thụ sản phẩm, theo dõi các thông tin thị trường, bán hàng, hợp đồng
bán hàng.
• Phòng hành chính kế toán :
- Tổ chức hạch toán, thống kê hạch toán kế toán theo đúng chế độ pháp
lệnh thống kê kế toán nhà nước.
- Hỗ trợ giám đốc về tài chính của công ty, thu chi tài chính theo đúng quy
định của Bộ Tài Chính và các văn bản pháp quyền của Nhà nước có liên
quan.
- Hạch toán phân tích tình hình tài chính của Công ty.
- Thực hiện công tác chế độ báo cáo theo quy định yêu cầu công tác của
ban lãnh đạo.
- Bảo quản, lưu trữ chứng từ, hồ sơ ấn chỉ của Công ty theo quy định.
- Theo dõi thực hiện thanh toán hợp đồng kinh tế.
- Có nhiệm vụ thu hồi công nợ.
Ngoài ra:
- Tham mưu cho giám đốc về công tác tổ chức bộ máy cho Công ty, sử
dụng hợp đồng lao động hiện có, tham mưu đề xuất tuyển chọn, ký hợp đồng
lao động theo nhu cầu công việc,giải quyết các chế độ chính sách cho người
lao động.
- Thực hiện các công tác hành chính và quản lý phương tiện làm việc, tài
sản của Công ty.

- Đề xuất với ban gaims đốc thực hiện và giải quyết chính sách đối với cán
bộ công nhân viên như: tuyển dụng, đề bạt, đào tạo bồi dưỡng, sa thải lao
động theo quy định.
2.1.4.3. Phân bổ số lượng cán bộ, công nhân viên trong các phòng ban và xí
nghiệp :
PHÒNG BAN SỐ LƯỢNG
SVTH:Phan Vũ Bảo 18 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
Ban giám đốc 3
Phòng hành chính kế toán 7
Phòng kỹ thuật 6
Phòng R&D 5
Phòng kinh doanh 42
Xưởng phân bao 95
Xưởng phân lá 38
Tổng 196
Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Công ty.
(Nguồn : phòng Tổ chức hành chính)
2.1.4.4. Đào tạo nguồn nhân lực :
Ban lãnh đạo Công ty xem nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự tồn tại và
phát triển của mình vì vậy qua nhiều cách thức như : Tự đào tạo, cử cán bộ đi học
và tuyển mới, từ chỗ chỉ có 3 cán bộ đạt trình độ đại học năm 2001 đến nay với 196
cán bộ công nhân viên, Công ty đã có được nguồn nhân lực với trình độ cao hơn rất
nhiều như : tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư, cử nhân, trung cấp cùng đội ngũ công nhân kỹ
thuật lành nghề. Các cán bộ công nhân viên của Công ty luôn được đào tạo để cập
nhật các kiến thức và kỹ năng mới trong mỗi lĩnh vực chuyên môn. Đội ngũ công
nhân sản xuất của Công ty đều là những công nhân lành nghề nhưng vẫn thường
xuyên được bồi dưỡng văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ để có thể sản xuất ra các
sản phẩm ngày càng tốt hơn, đáp ứng đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường.
2.2. Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian qua :

2.2.1. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu :
Nguồn cung ứng nguyên vật liệu là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty. Nếu nguồn nguyên liệu không đảm bảo chất
lượng và không ổn định sẽ dẫn đến chất lượng sản phẩm không đảm bảo, tiến trình
sản xuất không đều và không đạt đúng mức sản lượng mà kế hoạch của Công ty đề
ra.
SVTH:Phan Vũ Bảo 19 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
Phân bón là mặt hàng phục vụ cho nông nghiệp do đó chất lượng của sản
phẩm được đặt lên hàng đầu. Vấn đề này được Công ty THIÊN MINH VN rất quan
tâm, do đó nguyên vật liệu đầu vào được lấy từ những nhà cung cấp uy tín.
Hiện tại, nguồn nguyên vật liệu đầu vào được cung cấp từ 2 nguồn : trong
nước và nước ngoài. Những nguyên vật liệu nào mà trong nước có sản xuất và có
thể đảm bảo được chất lượng thì Công ty mua trong nước, còn đối với những
nguyên liệu mà trong nước không sản xuất được hoặc chất lượng không đảm bảo thì
Công ty sẽ tiến hành nhập từ nước ngoài.
Những nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ bên ngoài là : Trung Quốc,
Canada, Liên Xô, Trung Đông … Và những nguyên vật liệu được nhập khẩu là:
Ure, DAP, Kali, SA …
Tỉ lệ nguyên vật liệu được mua trong nước là 20% - 30%, còn tỉ lệ nguyên
vật liệu được mua từ nước ngoài chiếm 70% - 80%. Qua số liệu trên ta thấy nguyên
liệu dùng cho phân bón chủ yếu là nhập từ nước ngoài do trong nước chưa sản xuất
được, từ đó cho thấy ta phụ thuộc vào nước ngoài là khá lớn. Điều tất yếu xảy ra là
thị trường phân bón trong nước sẽ bị ảnh hưởng lớn từ phía tình hình thế giới.
Những yếu tố bị ảnh hưởng là : lượng nguyên vật liệu, giá cả nguyên vật liệu, chi
phí vận tải. Điển hình một số ví dụ về tình hình thế giới gần đây gây ảnh hưởng đến
nguồn cung nguyên vật liệu và giá cả của nó như : Năm 2003 Vênêzuêla, nước có
sản lượng dầu mỏ lớn thứ 4 thế giới, rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị, đình công
trên diện rộng (nhiều loại phân bón được sản xuất từ dầu mỏ, nên sự biến động của
dầu mỏ có ảnh hưởng tức thì lên giá phân bón). Tình hình căng thẳng ở Irắc và việc

một số nhà máy sản xuất phân bón đóng cửa cũng đã góp phần làm giá phân bón
tăng vọt. Nửa cuối năm 2003, Hiệp hội vận tải thế giới cấm các tàu hàng quá 30
năm tuổi tiếp tục hoạt động. Sự kiện này đã làm cước phí vận tải tăng rất mạnh.
Sang năm 2004, trong lúc các nhà máy sản xuất phân bón thiếu hụt nguyên liệu, thì
các thị trường Châu Mỹ, Á, Phi đồng loạt bước vào vụ sản xuất nông nghiệp làm
nhu cầu phân bón tăng nhanh. Mặt khác, vận tải đường biển vẫn ở tình trạng mất
cân đối cung cầu : trong lúc chưa kịp đóng mới các tàu chở hàng, thì nhu cầu vận
SVTH:Phan Vũ Bảo 20 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
chuyển lại tăng lên … Ngoài ra khi nhập khẩu các nguyên vật liệu này sẽ còn phải
nộp thuế nhập khẩu. Do đó ngay từ khâu mua nguyên vật liệu đã khiến cho giá
thành sản phẩm tăng cao. Nhưng cái khó của Công ty là không thể tăng giá sản
phẩm bằng với mới giá nguyên nguyên vật liệu tăng bởi vì người thiệt hại sẽ là bà
con nông dân, họ sẽ không có đủ tiền để mua với mức giá cao như vậy. Và cuối
cùng Công ty đã chia sẽ thiệt hại sang mình bằng nhiều cách như : tăng giá bán
phân thấp hơn mức tăng nguyên liệu, ký hợp đồng nhập nguyên liệu từ với giá rẻ từ
các nhà sản xuất lớn của thế giới …
2.2.2. Quy trình sản xuất :
Quy trình sản xuất phân khoáng hữu cơ :
Phân khoáng hữu cơ là loại phân bón có cả thành phần khoáng và hữu cơ,
phân khoáng hữu cơ rất thích hợp cho các vùng đất nghèo hữu cơ như : Miền Đông
Nam Bộ, Miền Trung và Tây Nguyên, thích hợp cho các cây trồng cạn như cây
công nghiệp, rau màu và cây ăn trái.
Phân khoáng hữu cơ được sản xuất từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập (Urea,
DAP, KCL …) và trong nước (than bùn, supe lân ). than bùn sau khi khai thác
được xử lý bằng cách trung hòa độ chua, lọc tách các tạp chất, tăng độ phân giải.
Than bùn sau khi xử lý được đưa qua máy trộn cùng với phân khoáng theo những tỷ
lệ nhất định. Sau đó hỗn hợp này được đưa qua máy tạo hạt (máy ép đùn hoặc hạt
đĩa quay). Tại đây cùng với lực ép vật lý, nhiệt độ, ẩm độ và áp suất thích hợp, các
chất khoáng và chất hữu cơ có phản ứng phụ với nhau và được phối trộn thành một

hợp chất đồng nhất. Sau khi tạo hạt, bán thành phẩm được đưa qua máy sấy, máy
làm nguội, máy đóng bao để thành sản phẩm.
• Quy trình sản xuất phân bón lá :
Phân bón lá là loại phân bón dùng để hòa ra nước, phun lên lá cây trồng.
Phân bón lá được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cả ngoại nhập và nội địa. Có
2 dạng phân bón lá là : dạng bột và dạng lỏng. Công nghệ sản xuất phân bón lá theo
sơ đồ dưới đây :
+ Phân bón lá dạng bột :
SVTH:Phan Vũ Bảo 21 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
Nguyên liệu → Nghiền → Định lượng → Xử lý → Phối trộn → Đóng gói →
Sản phẩm
+ Phân bón lá dạng lỏng :
Nguyên liệu → Nghiền → Định lượng → Hòa nước → Đóng chai → Sản
phẩm.
2.2.3. Cơ cấu mặt hàng :
Kể từ ngày thành lập đến nay, công ty THIÊN MINH VN đã không ngừng
phấn đấu phát triển để đưa ra nhiều mặt hàng về vật tư nông nghiệp có giá trị sử
dụng và có sức cạnh tranh trên thị trường. Sự phong phú về sản phẩm được thể hiện
trên từng loại giống cây trồng và đặc biệt là theo từng thời vụ. Công ty luôn quan
niệm rằng mỗi loại cây ngoài việc sử dụng phân bón thích hợp thì cần phải có một
quy trình chăm sóc đúng đắn, do đó khi một sản phẩm được công ty tung ra thị
trường thì đi kèm với nó là một quy trình chăm sóc. Chính vì điều này mà sản phẩm
của công ty đang dần lấy được sự tin dùng của bà con nông dân.
Hiện nay, ngoài việc tiếp tục sản xuất và duy trì chất lượng cho những bộ sản
phẩm cũ đang áp dụng cho điều, ổi, lúa, quýt…; công ty còn đang nghiên cứu để
cho ra những sản phẩm mới có chất lượng hơn, áp dụng cho nhiều loại cây khác mà
đặc biệt là cây thanh long.
Sau đây là một số sản phẩm của công ty:
Stt Tên sản phẩm

Qui
cách
Số
chai/thùng
NPK-HUMAT 15g 1000
TRÂU VÀNG SỐ 7 (Tưới gốc hoặc phun lá) 5 lít 4
1
VIÊN TRÂU VÀNG - TH 1kg 20
VIÊN TRÂU VÀNG - TH 5kg 6
SVTH:Phan Vũ Bảo 22 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hồng
2 5-60-10 (phấn hoa, mầm hoa - TH) "dạng gói"
500g 40
1000g 20
3 10-30-30 (lớn trái, lớn hạt - TH) "dạng gói”
500g 40
1000g 20
4 TM-FITONIK (Kích thích ra hoa - TH)
10ml 1000
250ml 60
500ml 30
5 TM-SIÊU BO (Chống rụng hoa và trái non-TH)
10ml 1000
500ml 30
1000ml 15
6 TM-CANXI (Siêu Canxi - TH) 10ml 1000
500ml 30
1000ml 15
7
SIÊU LÂN ĐỎ (hạ phèn, ra rể, giải

độc - TH)
10ml 1000
500ml 30
1000ml 15
2.2. sản phẩm của cơng ty THIÊN MINH VN.
2.2.4. Cơ cấu thị trường :
Những năm đầu mới thành lập thì thị trường hoạt động chủ yếu của Cơng ty
là Miền Tây, nhưng sau đó mở rộng ra ở Tây Ngun, miền Đơng Nam Bộ. Năm
2008, Cơng ty đã tiến hành xâm nhập thêm 1 thị trường mới đó là : thị trường Miền
Trung. Có thể nói đây là bước tiến rất quan trọng của Cơng ty để mở đường cho
những lần xâm nhập tiếp theo. Và đến đây thì có thể thấy Cơng ty đang muốn phủ
SVTH:Phan Vũ Bảo 23 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
khắp các miền trên toàn quốc và còn muốn hướng ra thị trường nước ngoài trong
tương lai.
Bảng 2.3: Thống kê số lượng hàng hóa bán ra theo từng vùng
Đơn vị tính: tấn/năm
Vùng Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2008
An Giang 550 1664 1114
Bạc Liêu 1285 469 -816
Bình Phước 1913 2900 987
Bà Rịa-Vũng Tàu 368 360 -8
Bình Thuận 714 1013 299
Cần Thơ 609 1495 886
Đăk Lăk 1071 1597 526
Đồng Nai 2131 2324 193
Đồng Tháp 1129 1411 282
Hậu Giang 10 350 340
Kiên Giang 13 468 455
Kon Tum 12 237 225

Long An 552 710 158
Lâm Đồng 1900 755 -1145
Sóc Trăng 14 583 569
Tiền Giang 1753 1895 142
Tây Ninh 1282 2386 1104
Trà Vinh 16 180 164
Tp Hồ Chí Minh 15 379 364
Vĩnh Long 379 1231 852
Tổng 15716 22407 6691
(Nguồn : Phòng kinh doanh)
Qua bảng trên ta thấy đa số các thị trường của Công ty đều có số lượng sản
phẩm tiêu thụ tăng lên trong năm 2008 (thể hiện số dương), chỉ có ba thị trường là
giám số lượng tiêu thụ so với năm 2007. Trong đó, Lâm Đồng là thị trường có số
lượng sản phâm tiêu thụ giảm nhiều nhất chỉ với 755 tấn sản phẩm bán ra trong năm
SVTH:Phan Vũ Bảo 24 Lớp: CDQT8C
Báo Cáo Thực Tập GVHD: Th.S. Trần Phi Hoàng
2008, thị trường này đã giảm đi 1145 tấn so với năm 2007. Tiếp theo là Bạc Liêu (-
816 tấn), Bà Rịa-Vũng Tàu (-8 tấn).
Ngoại trừ ba thị trường nói trên thì tất cả các thị trường còn lại đều tăng về
số lượng tiêu thụ. Tiêu biểu là An Giang, đây là một thị trường mà sản phẩm của
THIÊN MINH VN đã định vị được trong tâm trí của khách hàng, với 1664 tấn sản
phẩm bán ra trong năm 2008, bỏ xa con số 550 tấn trong năm 2007. Ngoài ra còn có
Tây Ninh, Binh Phước, Cần Thơ, Vĩnh Long… Có thể thấy hai vùng miền Tây và
miền Đông luôn là thị trường chiến lược của Công ty.
2.2.5. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh :
2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Từ này 01/01/2008 đến ngày 31/12/2008
Đơn vị tính: VND
STT CHỈ TIÊU MÃ
SỐ

KỲ NÀY KỲ TRƯỚC
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ
01 29.105.379.437 8.548.241.892
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 02 44.600.000
3 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ (10=01-02)
10 29.060.779.437 8.548.241.892
4 Giá vốn hàng bán 11 24.761.757.266 6.482.028.458
5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ (20=10-11)
20 4.299.022.171 2.066.213.434
6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 910.016 3.305
7 Chi phí tài chính 22 268.389.129 86.889.834
Trong đó: -Chi phí lãi tiền vay dùng
cho sản xuất, kinh doanh
23 104.035.366 56.447.000
8 Chi phí bán hàng 24 1.161.099.777 502.151.882
9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 2.554.414.715 1.352.371.403
10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh (30=20+(21-22)-(24+25))
30 316.028.566 124.803.620
11 Thu nhập khác 31
12 Chi phí khác 32
13 Lợi nhuận khác (40=31-32) 40
14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế
TNDN (50=30+40)
50 316.028.566 124.803.620
SVTH:Phan Vũ Bảo 25 Lớp: CDQT8C

×