Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Lịch sử ra đời của các ngày lễ lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.14 KB, 10 trang )

Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị
LỊCH SỬ RA ĐỜI CỦA NGÀY
HỌC SINH – SINH VIÊN VIỆT NAM
(09/01/1950)
Từ giữa năm 1949 đến đầu năm 1950 phong trào đấu tranh của thanh niên
học sinh, sinh viên trong chống chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược và can thiệp
Mỹ, chống “độc lập” giả hiệu, chống khủng bố, đàn áp, đòi đảm bảo an ninh cho
học sinh, đòi được học bằng tiếng mẹ đẻ … đã diễn ra rầm rộ, liên tục và rộng rãi
khắp từ Nam ra Bắc.
Ngày 09 tháng 01 năm 1950, Đoàn Thanh niên cứu quốc và Đoàn học sinh
Sài Gòn - Chợ Lớn đã vận động tổ chức cho hơn 2000 học sinh, sinh viên các
trường: Pe – tơ – ruyt - kí, Gia Long, Nguyễn Văn Khuê, Huỳnh Khương Ninh,
Trường Đại học Y dược, Pháp lý, các trường chuyên nghiệp vô tuyến điện, công
chính, kỉ thuật, khoa học … cùng nhiều giáo viên và 7000 nhân dân Sài Gòn -
Chợ Lớn biểu tình đòi đảm bảo an ninh cho học sinh, sinh viên học tập và trả tự
do cho những học sinh, sinh viên bị bắt. Đoàn biểu tình kéo đến nhà học chính và
dinh thự hiến bù nhìn đưa yêu sách. Bọn cảnh sát và lính lê dương xông ra đàn áp
dã man đoàn biểu tình. Trần Văn Ơn người thanh niên tiêu biểu cho lòng yêu
nước và ý chí đấu tranh bất khuất của học sinh, sinh viên đã bị chúng giết hại.
Tại Sài Gòn ngày 12 tháng 01 năm 1950 đám tang anh Trần Văn Ơn đã biến
thành cuộc biểu tình thị uy của trên 5 vạn người đi đưa đám tang và 10 vạn người
đứng trên các hè phố tiễn đưa anh.Thanh niên, học sinh, sinh viên cả nước đã
tham gia dự lễ truy điệu anh Trần Văn Ơn.
Phong trào đấu tranh của thanh niên học sinh, sinh viên đã gây tiếng vang
trong cả nước và được sự ủng hộ, hưởng ứng của các tổ chức thanh niên tiến bộ
trên thế giới.
Đại hội Liên đoàn Thanh niên Việt Nam tháng 2 năm 1950 tại căn cứ địa
Việt Bắc đã lấy ngày 09 tháng 01 hàng năm là ngày truyền thống của học sinh,
sinh viên Việt Nam.
Violet.vn/luonghienan
Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị


  

NGÀY THÀNH LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
(03/02/1930)
Ngày 01 tháng 5 năm 1929 Đại hội toàn quốc Việt Nam Thanh niên Cách
mạng Đồng chí hội họp ở Hương Cảng, Đoàn đại biểu Bắc Kì với người đại biểu
xuất sắc nhất là đồng chí Ngô Gia Tự đưa ra đề nghị giải tán Việt Nam Thanh
niên cách mạng đồng chí hội, thành lập Đông Dương Cộng sản Đảng. Đề nghị đó
không được Đại hội chấp nhận nên đoàn đại biểu Bắc Kì bỏ hội nghị ra về. Đến
ngày 17 tháng 6 năm 1929 Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập.
Tháng 10 năm 1929 Kì bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội
đại hội tuyên bố giải tán Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội và thành
lập An Nam Cộng sản Đảng.
Tháng 01 năm 1930 thành lập Đông Dương Cộng sản Liên Đoàn.
Trong vòng nữa năm ba tổ chức cộng sản đã liên tiếp ra đời, nhận được tin
có ba tổ chức công sản ở Việt Nam, Quốc tế cộng sản đã gữi thư kêu gọi các
nhóm cộng sản này thống nhất lại. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc, Uỷ viên Bộ
Phương Đông, Phụ trách Cục Phương Nam đã thay mặt quốc tế cộng sản triệu tập
cuộc họp để hợp nhất các tổ chức cộng sản Việt Nam.
Ngày 03 tháng 02 năm 1930 Hội nghị hợp nhất họp tại Cửu Long (cạnh
Hương Cảng) do đồng chí Nguyễn Ái Quốc chủ trì, có hai đại biểu của Đông
Dương Cộng Sản Đảng, 02 đại biểu của An Nam Cộng Sản Đảng tham dự. Đông
Dương cộng sản Đảng Liên Đoàn không kịp cử đại biểu đến họp, tổng số đảng
viên lúc này có 211 người.
Sau 5 ngày (từ 3 đến 7 tháng 2) Hội nghị đã nhất trí tán thành thống nhất
các tổ chức cộng sản thành lập Đảng cộng sản duy nhất ở Việt Nam lấy tên là
Đảng cộng sản Việt Nam thông qua chính cương, sách lược, điều lệ tóm tắt của
Đảng và điều lệ tóm tắt của các quần chúng.
Hội nghị hợp nhất có giá trị lịch sử như Đại hội thành lập Đảng, chấm dứt
tình trạng phân tán của Phong trào cộng sản làm cho sức mạnh của hạt nhân lãnh

Violet.vn/luonghienan
Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị
đạo phong trào cách mạng tăng lên gấp bội và từ ngày 3 tháng2 năm 1930 Đảng
cộng sản Việt Nam đã thực sự là người lãnh đạo và tổ chức mọi thắng lợi của
cách mạng Việt Nam.
  
NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH(26/3/1931)
Mùa xuân năm 1931 ở giữa thời điểm từ ngày 20 đến 26/3/1931 khi tiến
hành hội nghị BCH Trung ương Đảng lần thứ 2, trong đó Trung ương Đảng đã
dành một phần quan trọng chương trình làm việc để bàn về công tác thanh niên
đã đi đến những quyết định có ý nghĩa đặc biệt như các cấp Đảng từ Trung ương
đến địa phương phải cử ngay các cấp uỷ viên của Đảng phụ trách công tác Đoàn.
Trước sự phát triển và lớn mạnh của phong trào thanh niên cũng như sự phát triển
và lớn mạnh của Đoàn trên cả ba miền Bắc – Trung – Nam. Ở nước ta đã xuất
hiện nhiều tổ chức đoàn cơ sở và hơn 1500 đoàn viên và một số địa phương đã
hình thành hệ thống tổ chức Đoàn từ xã, huyện lên tỉnh.
Sự ra đời của Đoàn TNCS Đông Dương, đáp ứng kịp thời đồi hỏi cấp bách
của phong trào thanh niên nước ta bấy giờ.Được Bộ chính trị Trung ương Đảng
và Bác Hồ cho phép. Theo đề nghị của Ban thường vụ Trung ương đoàn thanh
niên lao động Việt Nam. Đại hội đoàn toàn quốc lần thứ III họp từ ngày 22 đến
ngày 25 tháng 3 năm 1961 đã quyết định lấy ngày 26 tháng 3 năm 1931 (một
ngày trong thời gian cuối của Hội nghị Trung ương đảng lần thứ 2 đã dành để bàn
bạc và quyết định những vấn đề quan trọng đối với công tác vận động thanh niên)
làm ngày kỉ niệm ngày thành lập Đoàn hàng năm.
Từ 26 tháng 3 năm 1931 đến nay để phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng
thời kì cách mạng, Đoàn đã đổi tên nhiều lần:
Từ 1931 đến 1936, Đoàn TNCS Việt Nam, Đoàn TNCS Đông Dương
Từ 1937 đến 1939 Đoàn TNCS dân chủ Đông Dương
Từ 11/1939 đến 1941 Đoàn Thanh niên phản đế Đông Dương
Từ 5/1941 đến 1956 Đoàn Thanh niên cứu quốc Việt Nam

Từ 25/10/1956 đến 1970 Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam
Từ 3/2/1970 đến 1976 Đoàn Thanh niên lao động Hồ Chí Minh
Từ 12/1976 đến nay Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh
Những thế hệ thanh niên đã kế tục nhau chiến đấu anh dũng vì độc lập tự do
của tổ quốc, vì Chủ nghĩa xã hội.
Đó là lớp thanh niên của phong trào cách mạng và tiền khởi nghĩa như: Lý
Tự Trọng, Nguyễn Hoàng Tôn…
Đó là lớp thanh niên cảm tử cho tổ quốc quyết sinh mà tiêu biểu là: Võ Thị
Sáu, Trần Văn Ơn, Cù Chính Lan, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót…
Violet.vn/luonghienan
Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị
Đó là thế hệ thanh niên anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước với những người con ưu tú như: Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết Xuân,
Thái Văn A…
Với các phong trào “Thanh niên xung phong tình nguyện”, “Ba sẵn sàng”,
“Năm xung kích”, “Thanh niên kiên cường thắng Mỹ”, “Quyết thắng”. Thế hệ
thứ ba này có mặt đông đảo trong cuộc tấn công thần tốc và nổi dậy mùa xuân
năm 1975 giải phóng Miến Nam thống nhất đất nước.
Trong công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội hàng chục triệu đoàn viên đã
hăng hái dấy lên phong trào “Ba xung kích làm chủ tập thể ”, “Thanh niên lao
động sáng tạo”, đẩy mạnh thi đua sản xuất và tiết kiệm, thể hiện ý chí tiến công
cách mạng của tuổi trẻ, vững bước tiến lên dưới lá cờ cách mạng của Đảng.
Trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay một lần nữa Đoàn TNCS Hồ
Chí Minh động viên tổ chức thế hệ trẻ tham gia tích cực các phong trào “Thanh
niêm nông thôn sản xuất kinh doanh giỏi”, phong trào “CKT”, (chất lượng, kiểu
dáng, tiết kiệm) trong thanh niên công nhân, phong trào phong trào “Xứng danh
anh bộ đội cụ Hồ”, trong thanh niên quân đội phong trào “Tuổi trẻ công an hành
động cách mạng theo 6 điều Bác Hồ dạy xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện”,
“Cuộc vận động ba mục tiêu dân số, sức khoẻ, môi trường”. Các phong trào này
bước đầu gây được nhiều ấn tượng tốt đẹp trong nhân dân, khẳng định vai trò

quan trọng chiến lược của thanh niên trong tình hình mới.
Từ ngày thành lập đến nay Đoàn đã tổ chức 8 lần đại hội:
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ I của Đoàn khai mác vào ngày 7/2/1950
tại huyện Đại Tù, tỉnh Thái Nguyên (nay là tỉnh Bắc Thái).Hơn 400 đại biểu. Đại
hội bầu BCH trung ương do đồng chí Nguyễn lam làm bí thư.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đoàn họp từ ngày 25/10 đến ngày
4/11/1956 tai thủ đô Hà Nội. Có 479 đại biểu. Đại hội bầu 30 đồng chí vào BCH,
đồng chí Nguyễn Lam được bầu làm bí thư thứ nhất.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III họp từ ngày 23-25/3/1961 tai thủ đô
Hà Nội có 77 đại biểu. Đại hội bầu ra 71 uỷ viên BCH trung ương, đồng chí
Nguyễn Lam được bầu làm bí tư thứ nhất. Sau đó đồng chí Nguyễn Lam chuyển
công tác khác cảu Đảng đồng chí Vũ Quang được bầu làm bí thư thứ nhất.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV họp từ ngày 20-22/11/1980 tại Hà Nội
có 623 đại biểu. Đại hội bầu BCH trung ương và ban bí thư gồm 13 đồng chí.
Đồng chí Đặng Quốc Bảo uỷ viên BCH trung ương Đảng được bầu làm bí thư thứ
nhất.Sau đó đồng chí Đặng Quốc Bảo nhận công tác khác, đồng chí Vũ Mão được
bầu làm bí thư thứ nhất.
Đại hội Đoàn toàn quốc làn thứ V họp từ ngày 27/30/11/1987 tại Hà Nội có
750 đại biểu. Đại hội bầu 150 uỷ viên BCh TƯ. BCH đã bầu ban thường vụ trung
ương Đoàn gồm 23 đông chí. Đồng chí Hà Quang Dự bầu làm bí thư thứ nhất.
Violet.vn/luonghienan
Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VI họp từ ngày 15-18/10/1992 có 797 đại
biểu. Đại hội bầu 91 đồng chí uỷ viên BCH trung ương. BCH bầu 14 uỷ viên
thường vụ. Đồng chí Hồ Đức Việt được bầu làm bí thư thứ nhất.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII họp từ ngày 26-29/11/1997 có 900
đại biểu. Đại hội bầu 125 đồng chí uỷ viên BCH trung ương. BCH bầu 23 uỷ viên
thường vụ. Đồng chí Vũ Trọng kim được bầu làm bí thư thứ nhất. Sau đó đồng
chí Vũ Trọng kim nhận công tác khác, đồng chí Hoàng Bình Quân được bầu làm
bí thư thứ nhất. Đại hội bầu 134 đồng chí uỷ viên BCH trung ương. BCH bầu 25

uỷ viên thường vụ. Đồng chí Hoang Bình Quân được bầu làm bí thư thứ nhất.
Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII họp từ ngày 8-11/12/2002 có 987 đại
biểu. Đại hội bầu 134 đồng chí uỷ viên BCH trung ương. BCH bầu 25 uỷ viên
thường vụ. Đồng chí Hoàng bình Quân được bầu làm bí thư thứ nhất.
Đó là truyền thống của Đoàn ta trong 73 năm qua
  
THÀNH LẬP ĐỘI TNTP HỒ CHÍ MINH
(15/5/1941)
Từ năm 1929, sau khi ra Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội tiền
nhân của Đảng, Bác Hồ đã chỉ thị về nước, lựa chọn một số thanh thiếu niên ưu tú
đưa ra nước ngoài đào tạo. Trong số 8 thanh niên lúc đó được Bác Hồ đích thân
dạy dỗ có Lý Tự Trọng. Sau đã oanh liệt hy sinh vì sự nghiệp cách mạng. Đến khi
Đảng đã sáng lập ra Đoàn thì Đảng đã giao trách nhiệm lịch sử cho Đoàn trực tiếp
phụ trách chỉ đạo các tổ chức thiếu niên, nhi đồng.
Nghị quyết đại hội Đảng cộng sản Đông Dương lần thứ I (tháng 01/1935)
ghi rõ: “Đoàn phụ trách tổ chức hồng nhi đoàn, chỗ nào có chi bộ. Đoàn phải lập
ra Hồng nhi Đoàn, những đoàn viên dưới 16 tuổi nhất luật phải đưa qua hồng nhi
đoàn”.
Ngày 8/2/1941 sau nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Bác Hồ đã về nước
trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Tháng 5/1941 Hội nghị BCH Trung
ương Đảng đã họp và ra nghị quyết quan trọng đến vận mệnh nước nhà. Hội nghị
đã chủ trương thành lập mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh gọi tắt là Việt
Minh bao gồm nhiều tổ chức yêu nước.
Ngày 15/5/1941, theo chỉ thị của Đảng, tổ chức Đội thiếu niên tiền phong
và hội nhi đồng cứu vong đã được thành lập tại vùng Pắc Bó(Cao Bằng) do Đoàn
Violet.vn/luonghienan
Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị
thanh niên cứu quốc (nay là Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) trực tiếp
phụ trách.
Ngày 15/5/1941 đã được BCH Trung ương Đảng duyệt là ngày chính thức

thành lập đội.
Từ ngày thành lập đế nay, Đội đã nhiều lần đổi tên. Sự kiện có tên ý nghĩa
nhất là sau khi chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời, thể theo nguyện vọng của thanh,
thiếu nhi cả nước, BCH trung ương Đảng trong phiên họp ngày 30/1/1970 đã cho
phép Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên được mang tên Bác Hồ vĩ đại.
  
NGÀY SINH CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
(19/5/1890)
Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, sau đó đổi tên là
Nguyễn Tất Thành, trong nhiều năm hoạt động cách mạng trước đây lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc, sinh ngày 19/5/1890 tại làng Kim Liên (làng Sen), xã Chung
Cự, tổng Lâm Thịnh, tỉnh Nghệ An (nay là Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An).
Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước, nguồn gốc nông dân.
Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, tuy đổ Phó bảng có ra làm thư biện bộ lễ và chi
huyện Bình Khê (Tỉnh Bình Định) trong một thời gian, nhưng cụ rất thương yêu
nhân dân lao động và chán ghét cảnh quan trường.Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn lên
trong tình cảnh thực dân Pháp đã đặt nền thống trị trên đất nước ta, nhưng cũng là
lúc các phong trào yêu nước của nhân dân ta lần lượt nỗi dậy từ Bắc chí Nam với
những ngọn cờ tiêu biểu như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội
Châu, Phan Chu Trinh, Trương Công Định.
Chứng kiến cảnh tày trời của thực dân Pháp lại được tiếp thu tư tưởng yêu
nước của cha anh, chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm có chí đánh đuổi thực dân Pháp,
giải phóng đồng bào, Người đã suy nghĩ về nguyên nhân thành bại của các phong
Violet.vn/luonghienan
Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị
trào yêu nước lúc bấy giờ.Năm 1911 Người rời tổ quốc sang Pháp bằng cách xin
làm phụ bếp ở tàu đô đốc Laturơ Tơrêvin nhằm thực hiện hoài bảo của mình.Từ
năm 1911 đến năm 1918 Người đã làm nhiều nghề để sống, Người đã đi qua
nhiều nơi, đã sống ở Pháp, ở Mỹ, Anh, tìm hiểu nguồn gốc của sự nghèo đói và
con đường giải phóng những người nô lệ.

Năm 1919 thay mặt nững người Việt Nam yêu nước sống trên đất Pháp với
tên gọi là Nguyễn Ái Quốc, Người đã gữi đến hội nghị Vecxây bản yêu sách 8
điểm, đòi quyền cho các dân tộc thuộc địa, mở đòn tiến công đầu tiên vào thực
dân Pháp.Tháng 12/1920 tại Đại hội lần thứ 18, Đảng xã hội Pháp Người bỏ
phiếu tán thành gia nhập quốc tế thứ ba và sáng lập Đảng cộng sản Pháp, trở
thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Từ 1921 đến 1923 Người đã tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa
(1922). Tháng 4/1922 tờ báo của Hội mang tên Lơparia (Người cùng khổ) ra số
đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc làm chủ bút.
Tháng 6/1923 Người rời Pháp sang Liên Xô tham gia nhiều tổ cức khác
nhau, Người được bầu vào BCH Quốc tế nông dân, Người là uỷ viên Ban Phương
Đông của Quốc tế cộng sản.Tháng 11/1924 Người đến Quảng Châu (Trung
Quốc), bằng nội dung tổ chức, và phương pháp độc đáo Người đã thành công
trong việc gieo hạt giống Mác- Lê Nin vào phong trào công nhân và phong trào
yêu nước Việt Nam.
Ngày 3/2/1930 Chủ tịch Hồ Chí Minh được sự uỷ nhiệm của Quốc tế cộng
sản đã chủ trì hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam thành lập Đảng
cộng sản Việt Nam ( Sau đổi tên là Đảng cộng sản Đông Dương).
Từ khi Đảng ra đời đến năm 1941 Người hoạt động ở nước ngoài. Ngày
8/2/1941 Người trở về Pắc Bó (sau 30 năm xa quê hương) trực tiếp chỉ đạo cách
mạng. Ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc “Tuyên ngôn độc lập” tuyên bố
với đồng bào cả nước và nhân dân thế giới về sự ra đời của đất nước Viêt Nam
dân chủ cộng hoà , Người đã sáng lập nhà nướcc công nông đầu tiên ở Đông Nam
Á.Chủ tich Hồ Chí Minh là linh hồn của cuộc kháng chiến chống Pháp của dân
tộc, Người vun đắp và bồi dưỡng nhân tố thắng lợi bằng đường lối đúng đắn. Sau
Violet.vn/luonghienan
Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị
1954 hoà bình được lặp lại, Người đã cùng Trung ương Đảng lãnh đạo nhân dân
ta khôi phục kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh giải
phóng miền Nam thống nhất nước nhà.

Từ 1965 khi đế quốc Mỹ ồ ạt đưa quân xâm lược và bị thất bại nặng nề tại
miền Nam, chúng mở rộng chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ra
miền Bắc nước ta.Người cùng Trung ương Đảng kêu gọi toàn dân: “Chiến tranh
có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm hoặc lâu hơn nữa.Hà Nội, Hải Phòng và
một số tành phố, xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết
không sợ, không có gì quý hơn độc lập, tự do. Đến ngày thắng lợi nhân dân ta sẽ
xây dựng lại nước nhà đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”.
Ngày 10/5/1969 khi cảm thấy sức khoẻ giảm sút hơn nhiều năm trước,
Người viết sẳn “Di chúc” để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta.Đó là những lời căn
dặn tha thiết về những vấn đề lớn, quan trọng cho tương lai. Ngày 2/9/1969 Chủ
tịch Hồ Chí Minh từ trần để lại cho toàn Đảng, toàn dân nỗi thương tiếc vô hạn.
  
NGÀY QUỐC TẾ THIẾU NHI 1/6
Để khắc sâu căm thù với những cuộc thảm sát do bọn Phát xít Đức gây ra
ở Liđixe và Ôrađua trong những ngày tháng 6, và để biểu dương ý chí của các bà
mẹ và mọi người quan tam đến trẻ em, quyết phấn đấu cho tương lai, hoà bình và
hạnh phúc co con em mình, tháng 1/1949, Liên đoàng phụ nữ dân chủ thế giói
họp ở Macxơcơ va (Liên Xô) đã quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm làm ngày
quốc tế thiếu nhi.
Điên cuồng trước âm mưu mở cuộc tiến công phía Nam mặt trận Xô Đức
hồng tiêu diệt Liên Xô. 11 giờ đêm ngày 9/6/1942 trong khi mọi người đang ngủ
thì quân phát xít Hitle sục vào làng Liđixe, một làng ở phía Bắc thủ đô Pơraha
(Tiệp Khắc) chúng tập trung dân làng lại rồi xã súng bắn giết dã man, saun đó cho
vào lò thiêu. Nhà cửu của dân làng bị cướp bóc, đốt phá, chỉ trong một ngày
10/6/1942 chúng đã giết 92 người trong đó có 88 trẻ em.
Hai năm sau, 10/6/1944 sau khi bị đánh bật ra ngoài biên gới Liên Xô tại
Ôrađua, một thị trấn nhỏ bên bờ sông Gơlari ở miền Trung nước Pháp, bọn phát
xít Hitle lại gây những tội ác mới. Chúng bao vây Ôrađua, dí súng đẩy từng người
một vào nhà thờ rồi tưới xăng dầu thiêu chết 1400 người trong đó có hơn 200 trẻ
Violet.vn/luonghienan

Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị
em. Cái chết thê thảm của làng Liđixe và Ôrađua đã thúc dục nhân dân Châu Âu
đứng lên cùng hồng quan Liên Xô đánh thắng chủ nghĩa phát xít.
Tiếp theo quyết định lấy ngày 1/6 hàng năm là ngày quốc tế thiếu nhi.
Tháng 4/1952 tại Viên (thủ đô của Áo) đã có cuộc họp quốc tế bảo vệ thiếu
nhi.Hội nghị này đã yêu cầu tất cả chính phủ các nước đặt ra pháp luật cho nước
mình nhằm đảm bảo hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em, đòi cấm những phát
minh khoa học vào mục đích chiến tranh.
Đến năm 1955, đại hội của các bà mẹ hầu hết các nước trên thế giới họp tại
Mácxơcơva đã tố cáo bọn đế quốc âm mưu gây lại chiến tranh và kêu gọi các bà
mẹ khắp năm châu xiết chặt thêm hàng ngủ đấu tranh cho một nền hoà bình bền
vững trên Trái đất.Từ đó đến nay, những tổ chức phụ nữ, thanh niên ở các nước
đã lấy ngày 1/6 làm ngày biểu dương lực lượng đấu tranh chống các thế lực gây
chiến tranh để bảo vệ hạnh phúc cho các bà mẹ và trẻ em trên thế giới.
Ở nước ta từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lươc, ngày 1/6 đã được tổ chức hàng năm và trở thành ngày hội chăm sóc và bồi
dưỡng thế hệ măng non cho tổ quốc. Nhà nước ta cũng đã ban hành pháp lệnh về
chăm sóc và bảo vệ thiếu niên, nhi đồng, coi trách nhiệm vẽ vang ấy là của toàn
dân.
Việt Nam là nước đầu tiên ở Châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn
công ước về quyền trẻ em. Văn kiện pháp lí quốc tế đầu tiên đề cập toàn diện đến
các quyền trẻ em trên các nguyên tắc trẻ em có quyền được chăm sóc, bảo vệ và
giúp đỡ đặc biệt.
  
NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 – 11
Nguồn gốc cùa Ngày Nhà giáo Việt Nam là việc Tỗ chức Liên hiệp quốc
tế các công đoàn giáo dục (FISE), trong đó Công đoàn giáo dục Việt Nam là một
thành viên, trong kỳ họp năm 1958 đã lấy ngày 20 tháng 11 làm ngày "Quốc tế
hiến chương các nhà giáo". Đến ngày 28 tháng 9 năm 1982, theo quyết định 167-
HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Việt Nam, ngày 20 tháng 11 chính thức trở thành

Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ người đào giếng Từ thuở ấu
thơ cắp sách đến trường chúng ta đã được thầy cô dạy dỗ những điều đó, những
bài học đạo đức đầu tiên đã giúp chúng ta nên người như hôm nay.
Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng
đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Không thầy đố mày làm nên
Violet.vn/luonghienan
Lương Hiền An - Trường THCS Triệu Phước - Triệu Phong - Quảng Trị
Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, cung cấp
hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên
con đường học vấn. Thế nhưng sau khi ra đời có mấy ai còn nhớ về thầy cô giáo
cũ của mình ? Có ai lần tìm về lớp cũ trường xưa để thăm lại những người đã hy
sinh tâm huyết giúp chúng ta thành người hữu ích ? Ngày 20 - 11 hàng năm, ngày
lễ và cũng là ngày vui của các thầy cô giáo, ngày để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn
đến những người cha người mẹ thứ hai đã dạy dỗ chúng ta nên người.
Đối với những học trò xa xứ như chúng ta một bó hoa dâng tặng cho
thầy cô trong ngày này chắc có lẽ là hơi khó, nhưng những món quà tinh thần
bằng thơ văn hay một chút vật chất thì chắc có lẽ là không khó lắm đối với mỗi
người trong chúng ta !
Nhân ngày 20 - 11 chúng em xin gởi đến quý thầy cô và các bạn những
vần thơ, những bài hát về thầy cô giáo để chúng em cùng chia sẻ niềm vui và bày
tỏ lòng biết ơn với các thầy cô của mình trong ngày vui này, đồng thời cũng để
nhắc nhở rằng : Ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây.
  
Violet.vn/luonghienan

×