Tải bản đầy đủ (.ppt) (40 trang)

NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011 – 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 40 trang )

Hải Phòng, tháng 6 năm 2011
CHUYÊN ĐỀ 2:
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011 – 2020
ĐỀ CƯƠNG GỒM 2 PHẦN:
Phần I:
Chủ đề của Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội
2011 - 2010
Phần II:
Những nội dung cơ bản của
Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011 - 2020
Phần mở đầu
CHỦ ĐỀ CỦA CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011 – 2020
Đại hội XI của Đảng quyết định chủ đề
của Chiến lược: “Tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh,
bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc,
xây dựng nước ta cơ bản trở thành nước
công nghiệp, theo định hướng xã hội chủ
nghĩa”
- Mục tiêu của Chiến lược: Xây dựng nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp, theo định hướng XHCN
Chủ đề của chiến lược thể hiện rõ ba ý:
- Nội dung của Chiến lược: Tiếp tục đẩy mạnh công
nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững
- Cơ sở để thực hiện Chiến lược : Phát huy sức mạnh
toàn dân tộc
- Chiến lược phát triển kinh


tế - xã hội 10 năm 1991 –
2000 đề ra mục tiêu: đưa
nước ta ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, bước
vào giai đoạn đẩy mạnh
công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
- Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 10 năm
2001 – 2010 đề ra mục
tiêu: đưa nước ta ra khỏi
tình trạng kém phát triển,
bước vào nhóm nước
đang phát triển có thu
nhập trung bình.
Chủ đề của Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 2011- 2020 là sự kế thừa hai chiến
lược trước đây, thể hiện tư tưởng chỉ đạo
nhất quán của Đảng đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước, tính liên
tục, nhất quán trong thực hiện đường lối
phát triển đất nước đã được Đảng ta đề ra từ
Chiến lược 2001-2010, đồng thời phù hợp
với yêu cầu phát triển của đất nước và xu
thế của thời đại trong thời kỳ mới.
Phần thứ hai
NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 2011 – 2020
Gồm 5 nội dung lớn:
I. Tình hình đất nước và bối cảnh quốc tế

II. Quan điểm phát triển
III. Mục tiêu phát triển và khâu đột phá
VI. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội, đổi
mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế
V. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà
nước, đảm bảo thực hiện thắng lợi chiến lược
1. Tình hình đất nước sau 10 năm thực hiện Chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010
Đánh giá thành tựu :
Chúng ta đã đạt những thành tựu to lớn và
rất quan trọng, đất nước đã ra khỏi tình trạng
nước nghèo, kém phát triển, bước vào nhóm
nước đang phát triển có thu nhập trung bình.
I. TÌNH HÌNH Đ T N C VÀ B I C NH QU C TẤ ƯỚ Ố Ả Ố Ế
a. Thành tựu đạt được:
- Nhóm nước nghèo thu nhập thấp:
< 995USD/người/năm
Theo tiêu chí của Ngân hàng thế giới WB,
Thế giới chia làm 3 nhóm nước:
- Nhóm nước thu nhập cao:
> 12000 USD/người/năm
- Nhóm nước thu nhập trung bình:
+ Trung bình thấp: 996 – 3945 USD/người/năm
+ Trung bình cao: 3946 – 12000 USD/người/năm
Thành tựu cụ thể: (có năm thành tựu)
+ GDP bình quân đầu người đạt 1.168 USD
- Một là, tiềm lực kinh tế được nâng cao, đất nước
đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển:
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân
7,26%/năm

+ Tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 theo
giá thực tế đạt trên 101,6 tỷ USD (năm 2000 là 31,2
tỷ USD)
Thái Lan:
4,3%
Malayxia:
4,59%
Indonexia:
5,21%
Philippin:
4,9%
- Hai là, thể chế kinh tế thị trường từng bước
được hình thành và hoàn thiện. Trong thời kỳ
2001 – 2010, đã tập trung vào việc xác lập và
xây dựng thể chế, trong đó ưu tiên xây dựng
hệ thống pháp luật và các cơ chế, chính sách.
- Ba là, các lĩnh vực văn hoá, xã hội đạt được
thành tựu quan trọng trên nhiều mặt, nhất là
xoá đói, giảm nghèo. Đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân được nâng lên. Đã hoàn
thành phần lớn mục tiêu Thiên niên kỷ do Liên
Hợp quốc đề ra cho năm 2015.
Việt Nam Thế giới
Tuổi thọ trung bình
- Nam: 70,2 tuổi
- Nữ: 75,6 tuổi
- Nam: 67 tuổi
- Nữ: 71 tuổi
Số bác sĩ/10.000 dân 7 bác sỹ 4 bác sỹ
Tỷ lệ biết chữ (>15 tuổi) 93,5% 85%

Tỷ lệ sử dụng Internet 31% 25%
Tỷ lệ sử dụng nước sạch 83% 86%
Tỷ lệ che phủ rừng 40% 30%
Tỷ lệ đô thị hoá 30% 50%
So sánh một số lĩnh vực về văn hóa - xã hội của Việt Nam với Thế giới
- Bốn là, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước
được nâng lên, cải cách hành chính và phòng
chống tham nhũng được đẩy mạnh.
- Năm là, thế và lực của nước ta vững mạnh thêm
nhiều; vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế
được nâng lên.
- Chất lượng tăng trưởng, năng suất, hiệu quả và
sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp, chậm được cải
thiện; các cân đối vĩ mô chưa thật sự vững chắc.
b. Những hạn chế, yếu kém:
Quốc gia 2000- 2002 2003- 2005 2006- 2007
Việt Nam 1 1 1
Ấn Độ 1,5 1,5 1,6
Indonesia 2,2 2,3 2,5
Trung Quốc 2,2 2,4 2,6
Philippnes 2,9 2,4 2,5
Thái Lan 4,4 4,3 4,2
Malaysia 11,3 10,3 10,3
Hàn Quốc 27,5 27,2 26,2
So sánh năng suất lao động của Việt Nam với một số nước
- Kết cấu hạ tầng phát triển chậm, chất lượng
thấp, thiếu đồng bộ đang cản trở sự phát triển.
- Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa chưa theo kịp yêu cầu phát triển; sức sản
xuất chưa được giải phóng triệt để.

- Chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; giáo
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ chưa thực sự
là quốc sách hàng đầu.
- Các lĩnh vực văn hoá, xã hội
có một số mặt yếu kém chậm được
khắc phục, nhất là về giáo dục, đào
tạo và y tế; đạo đức, lối sống trong
một bộ phận xã hội xuống cấp.
- Bảo vệ môi trường còn nhiều
bất cập, là thách thức lớn trong quá
trình phát triển; Nhiều tài nguyên
thiên nhiên, đặc biệt là những tài
nguyên không có khả năng tái tạo
đang bị khai thác quá mức với công
nghệ lạc hậu gây lãng phí và đứng
trước nguy cơ cạn kiệt, gây huỷ hoại
môi trường trong quá trình phát triển
kinh tế.
c. Những bài học kinh nghiệm chủ yếu:
(Có 4 bài học kinh nghiệm)
Một là, phát huy dân chủ, khơi dậy sức mạnh
tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân
tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có
hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước.
(Đây là bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp)
Hai là, đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả
và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa
tốc độ và chất lượng tăng trưởng.
(Đây là bài học về giải quyết mối quan hệ giữa

tốc độ tăng trưởng và chất lượng, hiệu quả tăng
trưởng)

×