Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Lưu ý khi dùng ephedrin chữa ngạt mũi ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.96 KB, 4 trang )


Lưu ý khi dùng ephedrin
chữa ngạt mũi


Ephedrin còn gây giãn phế quản, giảm trương lực và nhu động
ruột, làm giãn cơ thành bàng quang, trong khi làm co cơ thắt cổ bàng
quang nhưng lại làm giãn cơ mu bàng quang và thường làm giảm co bóp
tử cung.
Ephedrin là một trong những thuốc rất quen thuộc với người sử
dụng, là thành phần chính trong thuốc sulfarin (thuốc dùng để nhỏ
mũi). Ngoài ra thuốc còn có các dạng, tiêm, khí dung, siro… Đây là
thuốc được dùng để điều trị triệu chứng sung huyết mũi (thường đi kèm
với cảm lạnh), viêm mũi dị ứng, viêm mũi, viêm xoang; Đề phòng hay
điều trị hạ huyết áp trong gây tê tuỷ sống; Đề phòng co thắt phế quản
trong hen (nhưng đây không phải là thuốc chọn đầu tiên).
Về cơ chế tác dụng người ta thấy, với liều điều trị, ephedrin làm tăng
huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi (vì thế không dùng
thuốc này cho người bệnh tăng huyết áp và không dùng cùng với các thuốc
chống tăng huyết áp). Thuốc kích thích trung tâm hô hấp, làm giãn đồng tử
nhưng không ảnh hưởng lên phản xạ ánh sáng. Và sau khi dùng ephedrin
một thời gian có thể có hiện tượng quen thuốc, đòi hỏi người sử dụng phải
tăng liều.
Không được dùng thuốc này trong các trường hợp: Người bệnh quá
mẫn với ephedrin, người bệnh đang điều trị bằng thuốc ức chế
monoaminoxydase, người bệnh bị cường giáp và không điều chỉnh được,
người bệnh hạ kali huyết chưa điều trị được.
Khi dùng thuốc này người bệnh có thể thấy bí tiểu hoặc tiểu khó. Và
ngay ở liều điều trị thuốc cũng có thể gây ra cho người bệnh cảm giác đánh
trống ngực. Ở những người bệnh nhạy cảm với thuốc thì với liều thấp cũng
có thể gây mất ngủ, lo lắng, thậm chí là lú lẫn, đặc biệt khi dùng thuốc đồng


thời với caphein. Một số ít người bệnh thấy chóng mặt, nhức đầu, vã mồ hôi
hay đau bụng, buồn nôn, nôn Thuốc có thể gây an thần nghịch thường ở
trẻ em và việc tự dùng thuốc quá nhiều có thể dẫn đến loạn tâm thần.
Vì vậy, khi dùng thuốc này cần chú ý: không nên dùng ephedrin sau 4
giờ chiều vì thuốc có tác dụng kích thích hệ thần kinh trung ương gây khó
ngủ hoặc mất ngủ; Không dùng quá 7 ngày liên tục; Không nên dùng cho trẻ
em dưới 3 tuổi; Thận trọng khi chỉ định cho người bệnh suy tim, đau thắt
ngực, đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis (thuốc
trợ tim), người bệnh cao tuổi.



Ephedrin có thể làm tăng đái khó ở người bệnh có phì đại tuyến tiền
liệt. Dùng ephedrin nhỏ mũi thường xuyên hay kéo dài có thể dẫn đến hiện
tượng sung huyết mũi hồi ứng. Khi sử dụng, liều ephedrin dùng dưới dạng
khí dung hay thuốc nhỏ mũi vẫn có thể gây tác dụng toàn thân. Dùng kéo dài
mặc dù không gây tác dụng tích luỹ thuốc nhưng có thể gây quen thuốc và
phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc. Không nên dùng thuốc này trong 3 tháng
đầu của thai kỳ và người đang cho con bú.

×