Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.5 KB, 3 trang )
Lưu ý khi dùng các loại thuốc xoa
Thường khi cảm cúm, đau nhức chân tay ta hay dùng các loại thuốc xoa. Đó là
những loại thuốc thông dụng người bệnh mua không cần đơn thuốc, lúc nào cũng có,
nơi nào cũng có. Trong tủ thuốc gia đình, trong các túi xách nam nữ đều dự trữ để đề
phòng khi trái gió trở trời nhất là những lúc đi đường. Thuốc thường được pha chế
bằng các loại dược liệu: Menthol, long não, các loại tinh dầu: bạc hà, khuynh diệp,
hương nhu, quế.
Menthol: Lấy từ tinh dầu bạc hà hoặc tổng hợp từ thymol có tác dụng giảm đau
cục bộ, chữa đau dây thần kinh, nhức đầu, sát trùng, chống ngứa nhẹ dùng dưới dạng
thuốc mỡ, chì thuốc, các dạng thuốc xông, hít. Menthol thường kích thích dạ dầy nên ít
dùng uống, khi dùng trên niêm mạc cần thận trọng vì dễ gây kích thích nhất là niêm
mạc mũi có thể gây ngất hoặc ức chế làm ngừng thở, ngừng tim do đó không dùng cho
trẻ em dưới 2 tuổi.
Long não: Long não thường dùng làm thuốc sát trùng, có thể dùng làm thuốc
uống (thuốc chữa tiêu chảy Paregoric), thuốc xoa bóp dùng ngoài. Ngành dược đã bán
tổng hợp được các dạng thuốc:
Natri campho sunfonat tác dụng như long não, có ưu điểm dễ tan trong nước
chữa viêm phổi, viêm màng ngoài tim, yếu tim (dưới dạng thuốc tiêm 10%).
Bromua campho: Có tác dụng trợ tim, an thần.
Methyl salicylat: tác dụng giảm đau tại chỗ, xoa bóp ngoài da trị đau dây thần
kinh, nhức cơ đau khớp.
Tinh dầu bạc hà: Tinh dầu bạc hà và menthol bốc hơi nhanh gây cảm giác mát
và tê tại chỗ dùng trong trường hợp đau dây thần kinh, sát khuẩn, xoa bóp nơi sưng
đau, khớp xương, ngoài ra còn dùng trong nước súc miệng, kem đánh rǎng...
Tinh dầu khuynh diệp: Còn gọi là tinh dầu tràm dùng làm thuốc sát khuẩn, chữa
ho, cảm cúm, viêm nhiễm đường hô hấp, vết thương sưng tấy, vết côn trùng đốt. Lá
tràm dùng làm trà giải cảm, chữa ho, nước rửa vết thương, vết bỏng.