Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Ðau mắt đỏ, dùng thuốc thế nào cho đúng? docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (168.21 KB, 6 trang )


Ðau mắt đỏ, dùng thuốc thế
nào cho đúng?


Rất nhiều người không đau mắt trong khi những người khác lại bị.
Bởi họ có tố chất tốt, cách ly tốt và vệ sinh tốt.
Đau mắt đỏ (viêm kết mạc cấp) là bệnh dễ lây lan trong cộng
đồng, phát triển thành dịch phổ biến trong mùa hè và mùa mưa. Thế
nhưng năm nay ngay từ giữa mùa xuân bệnh đã xuất hiện. Nguyên
nhân do thời tiết thay đổi rõ rệt, virut gây bệnh phát triển mạnh khiến
bệnh gia tăng sớm hơn.
Cách nhận biết ?
Khoảng 3-5 ngày trước khi đau mắt, bạn có thể có sốt nhẹ, gai rét, đau
họng, hạch trước tai hoặc hạch cằm nổi to. Thường mắt sẽ chuyển từ trắng
sang đỏ rất nhanh trong vòng 24 giờ. Ra nhiều rỉ, đặc biệt về sáng khiến mi
bị dính chặt, rất khó mở mắt. Cảm giác như có cát, sạn ở trong mắt. Nhiều
bệnh nhân đến viện vì tưởng có bụi hay cát bay vào mắt. Rỉ ra nhiều khiến
bệnh nhân phải lau chùi thường xuyên. Mắt thứ hai cũng viêm sau mắt thứ
nhất khoảng 5 ngày. Một chu trình bệnh gồm các giai đoạn: khởi phát, toàn
phát, lui bệnh trung bình là 10-15 ngày nếu không bị bội nhiễm. Sau khi hết
bệnh, mắt sẽ trở về bình thường.
Những thuốc nên dùng?
Rửa mắt là rất quan trọng. Nhưng không được rửa bằng nước lã hay
nước muối tự pha vì sẽ gây thêm tổn thương hoặc nhiễm khuẩn cho mắt.
Nên rửa mắt bằng nước muối sinh lý 0,9% dạng nhỏ mắt nhiều lần
trong ngày. Rửa mắt làm trôi đi mầm bệnh, đẩy rỉ ra ngoài, làm ẩm và an dịu
cho bề mặt nhãn cầu. Có thể rửa mắt mỗi khi thấy kèm nhèm hoặc trung
bình 10 lần/ngày.
Nước mắt nhân tạo, chất làm ẩm hay bôi trơn nhãn cầu có độ nhớt
thấp cũng có thể dùng cho đau mắt đỏ với tác dụng như trên và đem lại cảm


giác dễ chịu cho mắt. Cũng cần nói thêm là nước muối hay nước mắt nhân
tạo không làm kết thúc nhanh diễn tiến của bệnh.
Đối với kháng sinh, thông thường người dân sẽ thích dùng kháng sinh
mạnh, có người còn tiêm kháng sinh vài ngày. Một số người thì tự mua
kháng sinh đắt tiền để tra mắt. Thực ra, kháng sinh không giết được virut
gây bệnh, có chăng là diệt các vi khuẩn bội nhiễm luôn có mặt kèm với virut
khi chúng hoành hành ở kết mạc. Thái độ đúng đắn trong việc sử dụng
kháng sinh trong đau mắt dịch là: dùng một kháng sinh tra mắt phổ rộng là
đủ. Thuốc nội hay ngoại tùy thuộc vào kinh tế của bệnh nhân.
Người ta ít dùng thuốc mỡ trong giai đoạn cấp, do sẽ làm tăng cảm
giác khó chịu khi đang ở giai đoạn viêm. Các thuốc được quảng cáo là để
chữa đỏ mắt phần lớn sẽ không có tác dụng chữa đau mắt dịch, đặc biệt là
những thuốc có chất co mạch có thể làm viêm nặng lên hoặc gây xuất huyết
kết mạc.
Các sản phẩm có cortizol, nên thận trọng!
Có quá nhiều sản phẩm không cần kê đơn mà bạn vẫn mua được ở
hiệu thuốc một cách dễ dàng như: nemydexa, clodexa, cloxit H Người bán
hàng có thể mời chào bạn, khi đọc chỉ định cũng thấy rất có lý thế nhưng
dùng nó lại không đơn giản. Kinh điển các sản phẩm loại này có thể dùng để
cắt ngắn đi chu trình bệnh ở giai đoạn gần lui bệnh hoặc giai đoạn có biến
chứng. Bạn đừng nên tự mua thuốc và tra mắt bởi chỉ có bác sĩ nhãn khoa
mới biết được bạn có đúng bị đau mắt dịch không? Đang ở giai đoạn nào của
bệnh, có nguy cơ biến chứng hay đang bị biến chứng gì?
Ngoài ra, có thể dùng các sản phẩm có kết hợp kháng sinh mạnh và
một chống viêm dòng cortizol như tobradex, decordex, vigadexa… nhưng
bác sĩ phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể mới cho dùng các thuốc này.
Nguy cơ khi sử dụng thuốc không đúng

Nhỏ nước muối Natri clorid 0,9% thường
xuyên để rửa sạch mắt hàng ngày


Những người nôn nóng, sốt ruột thường muốn khỏi bệnh nhanh. Họ tự
mua thuốc về tra, tự xông lá, làm theo lời mách bảo. Vì vậy, có nhiều trường
hợp đã bị bỏng mắt do xông lá hay tinh dầu. Nhỏ cortizol tùy tiện gây loét
giác mạc do Herpes hay nấm, năm nào cũng làm hàng chục, hàng trăm
người mù lòa. Chỉ sau nhỏ 2 lọ clodexa cũng làm bạn phát sinh bệnh
glôcôm, có thể gây mù lòa, điều trị rất phức tạp và tốn kém.
Vì vậy, quan điểm dùng thuốc nói chung hay các thuốc có cortizol nói
riêng là phải rất thận trọng. Khi dùng phải có ý kiến của bác sĩ. Dừng thuốc
khi đã đạt mục đích điều trị. Khi dừng thuốc cần giảm liều dần dần, có theo
dõi và khám lại theo hẹn.
Phòng ngừa thế nào?
Rửa mắt bằng nước muối 0,9%, không tiếp xúc với bệnh nhân đau
mắt đỏ, không đến chỗ đông người hay bệnh viện vào mùa dịch, rửa tay
nhiều lần trong ngày bằng xà phòng tiệt trùng có thể giúp bạn phòng đau
mắt đỏ.

×