Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Ðể khống chế cơn động kinh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.43 KB, 5 trang )


Ðể khống chế cơn động kinh



Trong điều trị động kinh thì việc khống chế cơn bằng thuốc chống
động kinh là yếu tố quyết định hiệu quả điều trị.
Nếu bệnh nhân được kiểm soát tốt các cơn động kinh sẽ giúp họ
tránh các nguy cơ trên và giúp bệnh nhân có cuộc sống gần như bình
thường trong đa số các trường hợp.
Bệnh động kinh là các cơn co giật tái phát mà không có các yếu tố
khởi phát do các bệnh lý toàn thể hay thần kinh.
Điều trị cơn động kinh là việc sử dụng các thuốc chống động kinh để
kiểm soát các cơn co giật. Mục tiêu của điều trị động kinh bằng thuốc là
kiểm soát tối đa các cơn với tác dụng phụ tối thiểu của thuốc và cải thiện
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các thuốc chống động kinh không điều
trị khỏi hẳn bệnh động kinh nhưng nếu dùng thuốc trong một thời gian lâi
dài, khi ngưng thuốc có một số trường hợp cơn động kinh không tái phát.
Còn nếu tình trạng cơn co giật kéo dài mà không được điều trị thì bệnh nhân
có các nguy cơ: chậm phát triển thể chất, sa sút tâm thần, bệnh nhân bi cô
lập với cuộc sống xã hội, chấn thương do co giật, tử vong.
Các thuốc chống động kinh được sử dụng là potassium bromide (cuối
thế kỷ 19) và phenobarrbital (đầu thế kỷ 20), cho tới nay có rất nhiều thuốc
đã được sử dụng, tuy nhiên số thuốc hiệu quả và an toàn cũng không nhiều
lắm. Thuốc chống động kinh được chọn lựa tùy theo loại cơn, vì có thuốc
chỉ tác dụng với một số thể lâm sàng. Do đó, trước khi điều trị, bệnh nhân
cần được chẩn đoán chính xác và nếu có thể được thì chẩn đoán theo phân
loại hội chứng động kinh.
Nguyên tắc điều trị
Để việc điều trị bệnh có hiệu quả, cần có sự phối hợp giữa thầy thuốc,
bệnh nhân và gia đình. Bác sĩ cần giải thích cho bệnh nhân và gia đình sự


cần thiết phải điều trị bệnh lâu dài. Chọn lựa thuốc tối ưu cho từng bệnh
nhân cụ thể. Chỉ sử dụng một loại thuốc với khởi đầu điều trị liều thấp, tăng
dần và dùng liều thấp nhất có hiệu quả. Thầy thuốc phải nắm vững và giải
thích cho bệnh nhân về các tác dụng không mong muốn của thuốc. Không
ngưng thuốc đột ngột trừ trường hợp có phản ứng dị ứng hay ngộ độc thuốc.
Theo dõi hiệu quả điều trị trên lâm sàng.
Một số thuốc chống động kinh thông thường:
- Carbamazephine: Là thuốc có hiệu quả trong điều trị cơn cục bộ và
cơn co cứng co giật, thuốc tác dụng qua cơ chế kiểm soát kênh sodium phụ
thuộc điện thế, hấp thu tốt qua đường uống. Tuy nhiên, thuốc có tác dụng
phụ là: chóng mặt, song thị, thất điều, vận động bất thường, dị ứng da (có
thể xảy ra sau 6 tháng dùng thuốc). Tác dụng phụ trên hệ tạo máu: giảm tiểu
cầu, giảm bạch cầu, viêm gan. Thuốc còn tác dụng phụ gây phù và giảm
natri máu.
- Phenytoin: Thuốc chỉ định trong cơn cục bộ đơn giản, cục bộ phức
tạp và cơn co cứng co giật, thuốc không có hiệu quả trong cơn vắng ý thức,
cơn mất trương lực hay cơn giật cơ. Thuốc có tác dụng phụ là chóng mặt,
thất điều, viêm nướu phì đại. Thuốc cũng có thể làm giảm bạch cầu, dị ứng
da và gây teo tiểu não nếu dùng liều ca.
- Phenobarbital: Do đặc tính dược động học nên thường được dùng
điều trị động kinh ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Thuốc gây ngầy ngật ở người lớn
nhưng có thể gây tình trạng kích động ở trẻ em, thuốc gây quên và có thể
gây trầm cảm.
- Valproate Na: Đây là thuốc chống động kinh phổ rộng, điều trị được
hầu hết các thể lâm sàng, do đó là loại thuốc ưu tiên sử dụng khi bệnh nhân
có nhiều thể lâm sàng, thí dụ cơn giật cơ kèm cơn co cứng co giật. Tác dụng
phụ của thuốc gồm có ngủ gà, run tay, rụng tóc, lên cân. Độc tính của thuốc
trên gan khá cao, nhất là ở trẻ em. Thuốc có thể gây dị ứng da nhưng ít gặp.




×