Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thuốc trường sinh bất lão pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.65 KB, 4 trang )


Thuốc trường sinh bất lão


Để thực hiện ước mơ trường thọ, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã
cho người vượt biển Đông để đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Và từ đó
đến nay, con người không ngừng tìm kiếm bí quyết việc trường thọ.
Chúng ta đã đạt được điều gì?
Để thực hiện ước mơ trường thọ, hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã cho
người vượt biển Đông để đi tìm thuốc trường sinh bất tử. Và từ đó đến nay,
con người không ngừng tìm kiếm bí quyết việc trường thọ. Chúng ta đã đạt
được điều gì?
Theo quy luật tự nhiên, mọi sinh vật đều trải qua quá trình lão hóa mà
kết thúc của nó sẽ là cái chết. Bí quyết để kéo dài tuổi thọ (có thể đến mức
trường sinh) là chống lại quá trình này.
Sự lão hóa xảy ra rất khác nhau giữa các loài và cả trong cùng một
loài. Người ta đã xác định được một số yếu tố tác động đến quá trình lão hóa
như yếu tố di truyền, môi trường. Lão hóa có thể được gây ra do các tổn
thương hóa học. Các đại phân tử sinh học như protein cấu trúc hay DNA có
thể bị tổn thương do các tác nhân hóa học như ôxy hay đường, gây ra sự lão
hóa. Được nói đến nhiều nhất là tác hại của các gốc tự do. Lão hóa liên quan
đến các gen kiểm soát các quá trình sinh lý cơ bản như tiêu thụ năng lượng,
tỷ lệ tăng trưởng và sự phân chia tế bào.
Một số nhà khoa học cho rằng các kỹ thuật sau đây có khả năng làm
chậm lại, thậm chí dừng hẳn quá trình lão hóa:
Chế tạo vaccin kích thích tế bào miễn dịch phá hủy gốc tự do; Sử
dụng nhân tố kích thích phân chia tế bào nhằm trẻ hóa mô; Sử dụng liệu
pháp gen kéo dài số lần tái tạo của tế bào; Thay thế các cơ quan già cỗi hoặc
bị tổn thương bằng công nghệ nhân bản từ tế bào gốc; Ứng dụng công nghệ
nano để sửa chữa những ADN bị tổn thương.
Nhờ những tiến bộ của khoa học mà tuổi thọ của con người ngày


càng cao. Người Nhật có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới (85 tuổi). Tại
Việt Nam, tuổi thọ trung bình đã đạt 71,3 - tăng 6 tuổi so với điều tra năm
1998, tăng gấp đôi so với một thế kỷ trước.
Như vậy, chúng ta có quyền tin tưởng vào “thuốc trường sinh” trong
tương lai. Chỉ có điều, trong khi chờ đợi, các nhà khoa học đều nhất trí:
muốn kéo dài tuổi thọ, con người cần thực hiện chế độ luyện tập, chống ô xy
hóa, các chế độ dinh dưỡng phù hợp và đợi sự hỗ trợ của các công nghệ mới.
Giả sử có thuốc trường sinh, thì vẫn còn nhiều việc phải suy nghĩ.
Như một nhà nghiên cứu đã thốt lên: “Trong khi hàng triệu người mong đợi
thuốc trường sinh, thì họ lại không biết làm gì vào một chiều chủ nhật mưa
rơi”. Thật khó tưởng tượng khi nào con người sẽ phát minh ra thuốc trường
sinh, nhưng còn khó trả lời hơn trước câu hỏi: Chúng ta sẽ làm gì nếu trường
sinh?

×