Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn đến tác dụng của thuốc pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.72 KB, 4 trang )

Ảnh hưởng của thức ăn đến tác
dụng của thuốc

Thức ăn có thể làm thay đổi tác dụng cũng như độc tính của thuốc
do ảnh hưởng đến các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải
trừ thuốc. Hiểu được những ảnh hưởng này, người sử dụng sẽ chủ động
lựa chọn thời gian uống thuốc hợp lý, biết phòng tránh một số loại thức
ăn có ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của thuốc, nhất là đối với những
người bị bệnh mạn tính phải dùng thuốc lâu dài
Thức ăn có thể làm thay đổi tác dụng cũng như độc tính của thuốc do
ảnh hưởng đến các quá trình hấp thu, phân bố, chuyển hóa và thải trừ
thuốc. Hiểu được những ảnh hưởng này, người sử dụng sẽ chủ động lựa
chọn thời gian uống thuốc hợp lý, biết phòng tránh một số loại thức ăn có
ảnh hưởng nhiều đến tác dụng của thuốc, nhất là đối với những người bị
bệnh mạn tính phải dùng thuốc lâu dài
Thức ăn có thể làm thay đổi tác dụng của thuốc do cản trở hấp thu
thuốc theo cơ chế cơ học. Sự tháo sạch thức ăn của dạ dày ảnh hưởng đến
tốc độ di chuyển của thuốc trong đường tiêu hóa. Nếu uống thuốc lúc đói,
thuốc chỉ lưu lại dạ dày 10 – 30 phút rồi được tống ngay xuống ruột. Ngược
lại, nếu uống thuốc sau bữa ăn, thuốc có thể lưu lại dạ dày khoảng 1 – 4 giờ.
Các thuốc kém bền vững trong môi trường acid (ampicilin, erythromycin,
lincomycin ) hay các thuốc bào chế dưới dạng viên bao tan ở ruột hoặc các
thuốc được thiết kế để giải phóng hoạt chất kéo dài (aspirin, adalat LA,
adalat LP, ) thì việc giữ lại tại dạ dày lâu là hoàn toàn bất lợi vì màng bao
viên và các cấu trúc bào chế đặc biệt của dạng thuốc sẽ bị phá vỡ. Trái lại,
các thuốc có độ tan kém (propoxyphen) sẽ có lợi nếu lưu lại lâu ở dạ dày.
Thức ăn còn cản trở sự di chuyển của thuốc trong lòng ruột. Các loại thuốc
cần tác dụng tại chỗ trong lòng ruột (neomycin, sulfaguanidin ) sẽ có lợi
khi uống sau ăn khoảng 1 giờ. Mặt khác, thức ăn còn cản trở sự tiếp xúc của
thuốc với bề mặt ống tiêu hóa, làm giảm tác dụng của các thuốc có tác dụng
toàn thân. Tuy nhiên, tác dụng kích ứng trên niêm mạc dạ dày của một số


thuốc và các thuốc gây nôn do cơ chế ngoại biên sẽ bớt tác dụng phụ này
nếu uống thuốc trong khi ăn.
Thức ăn giàu chất béo có tác dụng kích thích bài tiết dịch mật. Vì thế,
thuốc nào tan mạnh trong lipid và từ đó hấp thu tốt thì nên dùng trong bữa
ăn giàu lipid (griseofulvin, sulfamid, các vitamin A, D, E và K ). Thức ăn
còn làm thay đổi độ pH của dạ dày. Nhiều thuốc kém bền vững trong môi
trường acid của dịch vị (benzylpenicilin khi dùng đường uống chỉ đạt sinh
khả dụng khoảng 10%, ampicilin chỉ có sinh khả dụng khoảng 30%). Một số
thức ăn có tác dụng hoạt hóa các tác nhân vận chuyển thuốc qua thành ruột,
nhờ đó sự hấp thu các thuốc có bản chất là hợp phần dinh dưỡng (vitamin,
acid amin, chất khoáng ) sẽ dễ dàng hơn.
Thức ăn còn ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc thông qua việc tác
động đến chuyển hóa thuốc. Với các thuốc chuyển hóa mạnh ở gan (hormon,
morphin ) thì bữa ăn sẽ làm tăng lượng thuốc qua gan, tăng lượng thuốc có
hoạt tính trong máu. Một số thức ăn (thịt ninh, bắp cải, củ cải ) kích thích
các men chuyển hóa thuốc ở gan. Khi ăn một lượng lớn các thức ăn này sẽ
dẫn tới giảm tác dụng của một số thuốc (warfarin, dicoumarol, phenytoin,
theophyllin ). Một số thức ăn lại làm thay đổi độ pH của nước tiểu do đó
làm thay đổi thải trừ thuốc. Các chất có bản chất là các kiềm yếu (quinidin,
amphetamin ) sẽ thải nhanh khi nước tiểu có pH acid. Ngược lại, các thuốc
có bản chất là các acid yếu (aspirin, sulfamid) sẽ thải nhanh khi nước tiểu
kiềm.
Thức ăn cũng có thể đối kháng trực tiếp với tác dụng của thuốc: thức
ăn giàu vitamin K như bắp cải, súplơ, đậu quả, cà chua, rau diếp, các loại rau
có màu xanh sẽ cản trở và đối kháng tác dụng với thuốc chống đông nhóm
coumarin (warfarin, dicoumarol). Các thức ăn chứa nhiều tyramin (phomat,
chuối, gan gà ) sẽ làm tăng tác dụng phụ (tăng nhịp tim, tăng huyết áp) của
một số thuốc chống trầm cảm (nialamid, iproniazid ). Thuốc corticoid,
glycosid khi dùng phải kiểm soát lượng natri, kali trong chế độ ăn.


×