Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Ảnh hưởng của thuốc lên sự tiết sữa docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.73 KB, 5 trang )

Ảnh hưởng của thuốc lên
sự tiết sữa

Prolactin là hormon có vai trò gây tiết sữa. Khi prolactin tiết ra ít
(dưới 100 nanogam/lit) thì việc tiết sữa kém. Trong trường hợp ít sữa do
prolactin thì dùng các thuốc ức chế thụ thể dopamin làm tăng tiết prolactin
dẫn tới tăng tiết sữa.

Thuốc tăng tiết sữa

Có nhiều thuốc có tính năng này như domperidon, risperidon, dẫn chất
phenothiazin nhưng chỉ một số được chọn dùng.

Ví dụ:
Metoclopramid chỉ cần dùng liều một lần10 - 15mg mỗi ngày 3 lần đã gây
tiết sữa tốt. Domperidon gây tiết sữa yếu hơn và chỉ coi tính tiết sữa này như một
tác dụng phụ.

Trong trường hợp ít sữa không do prolactin (prolactin trên 100nanogam/lit)
việc mất sữa do nguyên nhân khác thì không dùng các thuốc này. Trên thực tế chỉ
dùng thuốc khi thật sự cần và mất sữa kéo dài.

Để có sữa theo kinh nghiệm y học cổ truyền thường dùng chế độ ăn uống
và dùng một số vị thuốc chống tắc tuyến sữa:

-Thông thảo: là phần lõi (bấc) phơi khô của cây thông thảo (Tetrapanax
papirienferus Araliaceae). Dùng dưới dạng thuốc sắc (2-5g) chữa tắc tuyến sữa.

- Mộc thông: là thân phơi khô của cây mộc thông. Thường dùng theo cách
ninh nhừ mộc thông (10g) với móng chân giò lợn (2 cái), có thêm một ít gạo nếp
(để thành cháo). Ăn cả nước lẫn cái chữa tắc sữa. Lưu ý: là dùng móng chân giò


lợn, chứ không phải dùng cả giò lợn.

Thuốc ức chế tiết sữa

Các dẫn chất ergot: Các dẫn chất ergot ức chế tiết ra prolactin, làm giảm
nồng độ prolactin trong máu hoặc ức chế hoạt tính của prolactin nên giảm tiết sữa.
Hai thuốc thường dùng:

- Bromocricptin:
Đây là thuốc chữa Parkinson nhưng thường dùng giảm tiết sữa chữa cương
tuyến vú.

- Cabergolin (mạnh hơn, ít tác dụng phụ hơn bromocricptin).
Với liều 1mg sau khi sinh hay liều mỗi lần 0,25 mg x 2 lần/ngày trong 2
ngày thì làm mất hoàn toàn sữa.

Các loại hormon: Estrogen làm giảm tiết sữa hơn progesteron. Vì thế các
thuốc tránh thai hỗn hợp chứa estrogen và progesteron làm giảm tiết sữa mạnh
hơn. Nếu muốn tránh thai chỉ dùng loại có chứa progesteron hàm lượng thấp để
không làm ảnh hưởng đến việc tiết sữa.

Tiết ra nhiều sữa hay tắc tuyến sữa đều gây đau bầu vú và đôi khi phải dùng
đến thuốc. Tuy nhiên khi dùng các thuốc này cần phải cẩn thận (chọn thuốc, liều
lượng) vì nếu dùng không đúng sẽ lợi bất cập hại như dùng cabergolin giảm sưng
vú nên giảm đau bầu vú nhưng nếu dùng liều cao có thể làm mất hoàn toàn việc
tiết sữa.

×