Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vitamin không phải là vô hại ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.55 KB, 5 trang )

Vitamin không phải là vô hại


Nói đến vitamin là nói đến yếu tố cần thiết cho sức khỏe con
người. Đây được coi là nhóm thuốc an toàn và được bán tràn lan trên
thị trường như một loại thuốc bổ không cần kê đơn. Do tâm lý chủ quan
đã xảy ra tình trạng lạm dụng thuốc, gây tai biến do thừa vi chất. Vì vậy
cần sử dụng hợp lý các chế phẩm vitamin.
Vitamin được định nghĩa là những chất hữu cơ, cơ thể hầu như không
tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào, với một lượng rất nhỏ so với
khẩu phần ăn hằng ngày, có tác dụng duy trì các quá trình chuyển hóa, bảo
đảm sự sinh trưởng và hoạt động bình thường của cơ thể. Vitamin được chia
làm hai nhóm: vitamin tan trong dầu (như vitamin A, D, E, K) và vitamin
tan trong nước (như vitamin C, vitamin nhóm B). Chỉ có vitamin D là được
tổng hợp từ da nhờ ánh sáng mặt trời và vitamin B12, vitamin K được tổng
hợp ở ruột nhưng với một lượng rất nhỏ, còn các loại vitamin khác đều phải
đưa từ ngoài vào bằng thức ăn. Vitamin chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng
không thể thiếu. Vitamin có nhiều nhất trong rau, củ, quả. Một chế độ ăn đầy
đủ chất dinh dưỡng sẽ không cần bổ sung vitamin dưới dạng thuốc. Việc bổ
sung vitamin cần tuân theo một số nguyên tắc sau:
Chỉ bổ sung vitamin khi thiếu
Một số nguyên nhân gây thiếu thường gặp là:
- Do cung cấp thiếu, do chất lượng thực phẩm không bảo đảm: ngũ
cốc để lâu, rau quả úa héo; bảo quản lạnh lâu ngày; đun nấu kỹ quá cũng mất
vitamin hoặc do chế độ ăn kiêng.
- Do nhu cầu tăng mà cung cấp không đủ - đó là các đối tượng phụ nữ
có thai, cho con bú, thiếu niên tuổi dậy thì, bệnh nhân sau ốm dậy.
- Do rối loạn hấp thu: Thường gặp ở những người tắc mật, viêm tụy,
loét dạ dày - tá tràng, suy dinh dưỡng, tiêu chảy kéo dài.
Thiếu vitamin cũng thường gặp ở một số đối tượng đặc biệt như người
già, người nghiện rượu, bệnh nhân nuôi dưỡng nhân tạo hoàn toàn theo


đường tiêm Tùy vào mức độ thiếu vitamin mà có cách xử lý khác nhau.
Nếu thiếu nhẹ thì chỉ cần tăng cường ăn uống; trường hợp còn lại bổ sung
vitamin dưới dạng thuốc với liều lượng phù hợp.
Không dùng vitamin liều cao khi không có chỉ định của bác sĩ
Một số trường hợp chỉ định vitamin không liên quan đến tác dụng
sinh lý của chúng và lại dùng liều rất cao. Như hỗn hợp B1 + B6 + B12 liều
cao để giảm đau trong các chứng đau thần kinh không rõ nguyên nhân.
Vitamin B12 liều cao để giải độc cyanua. Những chỉ định này đều theo kinh
nghiệm. Trong khi đó nhu cầu hằng ngày về vitamin rất nhỏ: Vitamin C:
60mg; vitamin B1: 1,5mg; vitamin B6: 2mg; vitamin B12: 6mg; vitamin A:
500UI; vitamin E: 30UI (theo RDA - US). Các chế phẩm đơn lẻ thường có
hàm lượng cao hơn rất nhiều lần so với nhu cầu hằng ngày. Vì vậy việc sử
dụng các vitamin đơn lẻ phải rất thận trọng (theo khuyến cáo thì chỉ có thể
dùng gấp 5 lần nhu cầu hằng ngày, không nên dùng quá 10 lần nhu cầu
hằng ngày). Khi lạm dụng những vitamin này dễ gây thừa. Thừa vitamin hay
gặp ở nhóm vitamin tan trong dầu do có tích lũy; nhóm tan trong nước cũng
có vitamin B12 được dự trữ ở gan, còn nhóm vitamin tan trong nước sẽ
nhanh chóng thải trừ khi thừa.
Thừa vitamin A gây ngộ độc cấp hoặc mạn tính với biểu hiện: hoa
mắt, chóng mặt, nhức đầu, mê sảng, viêm da, viêm miệng, với phụ nữ có
thai có thể gây quái thai (dùng với liều trên 500UI/ngày). Thừa vitamin E
dẫn đến buồn nôn, nôn, đi lỏng hoặc hoại tử ruột (liều trên 300UI/ngày);
liều rất cao (từ 1,3-1,8g/ngày) ức chế chức năng sinh dục và tổn thương chức
năng thận; dùng kéo dài liều cao vitamin E (200-270mg/ngày) gây cạn kiệt
dự trữ vitamin A và ức chế hấp thu vitamin K. Thừa vitamin D hay gặp ở trẻ
em do bổ sung quá nhiều từ sữa uống (trên 400UI/ngày) dẫn đến tăng Ca2+
máu, dễ suy thận. Vitamin C dùng lâu liều cao trên 1g/ngày và dài ngày dễ
dẫn đến loét dạ dày, ruột, làm giảm sức bền hồng cầu gây sỏi thận Thừa
vitamin B6 (liều cao trên 2g) hoặc liều nhỏ hơn 1g/ngày kéo dài nhiều tháng
dẫn đến viêm đa dây thần kinh, giảm sút trí nhớ, giảm tiết prolactin Những

tai biến này đều rất nghiêm trọng và dễ dàng xảy ra nếu lạm dụng, lại gây
tốn kém về mặt kinh tế.
Nên ưu tiên dùng vitamin theo đường uống vì sẽ tránh được nguy
cơ thừa nhờ quá trình tự điều chỉnh khi hấp thu. Đường tiêm chỉ dùng khi cơ
chế hấp thu qua đường uống bị tổn thương hoặc khi cần bổ sung gấp vi chất.
Khi lựa chọn thuốc ở dạng hỗn hợp vitamin và chất khoáng, và cả
các chế phẩm đơn lẻ thì cần phải phân biệt các công thức dành cho trẻ dưới
1 tuổi, 1-4 tuổi, cho người lớn. Bởi vì nhu cầu của các nhóm đối tượng khác
nhau là khác nhau.
Tóm lại, việc dùng bất kỳ nhóm thuốc nào cũng nên tuân thủ theo
hướng dẫn của thầy thuốc.

×