Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Cách phòng và điều trị cúm cho trẻ nhỏ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172 KB, 6 trang )

Cách phòng và điều trị
cúm cho trẻ nhỏ


Một số thông tin giúp phòng và chữa bệnh cúm sau đây hi vọng sẽ
phần nào giúp được các ông bố, bà mẹ chăm sóc sức khỏe của con mình
khi không may bé bị cúm.
Một số thông tin giúp phòng và chữa bệnh cúm sau đây hi vọng sẽ
phần nào giúp được các ông bố, bà mẹ chăm sóc sức khỏe của con mình khi
không may bé bị cúm.
Các triệu chứng của Cúm và cách điều trị
Khi bé đã bị nhiễm virus cúm, bạn chỉ có thể dùng thuốc để làm giảm
nhẹ mức độ khó chịu do các triệu chứng gây nên. Xin hãy nhớ, không tự ý
cho bé dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Sốt: Triệu chứng sốt xuất hiện ở bệnh cúm thường không gây biến
chứng và việc sử dụng thuốc giảm sốt cần có chỉ định của bác sĩ.
Nghẹt mũi: Các thuốc gây tiết adrenaline có bán ngoài thị trường
dưới dạng thuốc nhỏ giọt và thuốc xịt. Các loại thuốc này được sản xuất với
thành phần công thức có giảm nhẹ để dùng cho trẻ em, song chưa được
chấp nhận dùng cho trẻ dưới 2 tuổi vì có thể gây ra tình trạng viêm mũi,
nghẹt Mũi hoặc kích thích hệ thần kinh trung ương gây tăng huyết áp và
đánh trống ngực.
Chảy nước mũi: Các thuốc kháng histamin thế hệ thứ 1 (gây buồn
ngủ) có tác dụng làm giảm triệu chứng chảy Mũi khoản 25-30% trong khi
các loại thuốc kháng histamin thế hệ thứ 2 (không gây buồn ngủ) không có
tác dụng đối với các triệu chứng của cúm.
Chảy nước Mũi cũng có thể điều trị bằng ipratroium bromide, một
loại thuốc kháng tiết cholin dạng xịt. Thuốc tuy không gây buồn ngủ nhưng
gây kích thích niêm mạc Mũi và chảy máu mũi.
Ho và Đau họng: triệu chứng ho và đau Họng khi cúm thường không
nặng, bác sĩ sẽ chỉ cho thuốc giảm đau khi bệnh nhân có kèm đau cơ và đau


đầu.
Một số bệnh nhân có thể bị ho vài ngày đến 1 tuần lễ tính từ khi bệnh
khởi phát và có thể sẽ phải cần dùng đến các loại thuốc giãn phế quản.
Cách chăm sóc trẻ bị nhiễm cúm
 Nên cho trẻ uống nhiều nước lọc hoặc nước trái cây, súp, cháo
loãng và nghỉ ngơi nhiều, ăn uống điều hòa để cơ thể có đầy đủ năng lượng
chống lại bệnh.
 Nên chú ý giữ ấm cho trẻ, cho trẻ súc miệng với dung dịch
muối ấm giúp làm giảm đau rát cuống họng.
 Bác sĩ có thể chỉ định Vitamin C liều cao, thuốc giảm ho hoặc
hạ sốt. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc mà không có sự tư vấn của bác
sĩ.
 Nếu được chăm sóc đầy đủ, nghỉ ngơi và thuốc thang hợp lý,
sau 3-5 ngày bé sẽ hết sốt và khỏi trong vòng 1 tuần.
 Khi bé bị cảm cúm, bạn không nên để con tiếp tục đến trường
để tránh lây nhiễm cho các bé khác.
Mấy điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc:
- Không tự ý cho bé dùng thuốc khi không có sự thăm khám và chỉ
định của bác sĩ.
- Nên nói rõ với bác sĩ hoặc dược sĩ các loại thuốc bé đang dùng, để
tránh gây tương tác giữa các thuốc.
- Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, xem kĩ nhãn mác, hạn dùng trước khi
cho bé uống.
Phòng cúm cho trẻ nhỏ:
Hiện tại chưa có loại thuốc chữa được bệnh cúm, mà chỉ chữa các
triệu chứng của nó mà thôi. Vì vậy, ta cần bảo vệ bé khỏi bệnh Cúm và cách
phòng tránh hiệu quả nhất là tiêm vắc-xin cúm.
Nhưng tiêm phòng thôi chưa đủ, để bảo vệ sức khỏe cho bé một
cách toàn diện, ta còn phải:
- Vệ sinh và giữ ấm cơ thể bé: không để bị nhiễm nước, nhiễm lạnh.

Mỗi buổi sáng, tối cho bé súc miệng nước muối pha loãng để vệ sinh vùng
hầu họng.
- Cho bé ăn uống đầy đủ, sinh hoạt điều độ, thường xuyên tập thể dục
để tăng sức đề kháng.
- Rèn luyện cho bé những thói quen vệ sinh tốt.
- Đảm bảo cách li bé với người đang mắc bệnh và vừa khỏi bệnh.
Một số lưu ý khi tiêm vắc-xin: Vắc-xin phòng bệnh cúm chỉ bảo vệ
chống lại 3 dòng virus cúm đặc trưng được chọn lại hàng năm trên cơ sở
phỏng đoán rằng đó có thể là những dòng virus chiếm ưu thế trong mùa cúm
sắp tới. Hàng năm, một hay nhiều dòng virus ưu thế sẽ thay đổi, vì vậy nên
chủng ngừa bệnh cúm 1 năm 1 lần.
Hiệu quả của vắc-xin cúm và tác dụng phụ của nó
• Vắc-xin cúm chỉ bảo vệ chống lại 3 dòng virus cúm đặc trưng mà đã
được chọn để làm văc-xin trong năm đó.
Những người đã chủng ngừa vẫn có thể bị nhiễm những dòng virus
khác, biểu hiện qua ho, sốt và những triệu chứng tương tự như bệnh cúm.
• Tác dụng phụ của vắc-xin cúm bao gồm: đau nhức thoáng qua ở
vùng tiêm chích, đau cơ, sốt, và cảm giác khó ở. Những phản ứng dị ứng
nghiêm trọng ít khi xảy ra.

×