Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Trào lưu thay áo hotgirl cho phần mềm máy tính pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (474.29 KB, 11 trang )

Trào lưu thay áo hotgirl cho phần mềm máy tính
Một trào lưu bùng nổ tại Nhật và nhanh chóng lan
rộng, tạo ra một hình thức quảng cáo sản phẩm
phần mềm đậm chất nhân văn và nghệ thuật.
Lấy hình tượng các nhât vật trong Manga của Nhật
Bản để làm người mẫu đại diện cho phần mềm nào
đó đã được các nhà sản xuất sử dụng để thu hút một
lượng lớn Otaku trên thị trường xứ Phù Tang từ
những năm 1998. Mục tiêu ban đầu của họ đơn giản
chỉ là tìm cách lôi kéo sự chú ý từ người sử dụng
“không bình thường” đến với sản phẩm của mình.
Tuy nhiên, từ những thành công to lớn vượt quá sự
mong đợi, hình thức quảng bá này đã được nhân cách
hóa khi thêm vào hậu tố -Tan sau mỗi một thương
hiệu.


Firefox – Tan.

Nhân vật Manga dùng để đại diện cho bất cứ phần
mềm nào đều được các họa sĩ lấy ý tưởng dựa trên
công dụng hay lỗi của từng sản phẩm.

Các hệ điều hành cũng không phải ngoại lệ khi mỗi
thế hệ Windows mới ra mắt đều khiến người dùng có
cảm nhận riêng. Chính những cảm nhận này đã mang
lại cho các Mangaka (tác giả truyện tranh) cảm hứng
về “tính cách” của công việc họ đang làm. Thậm chí,
có người đã nghĩ ra cả một câu truyện liên quan đến
“chị em nhà Windows” từ cá tính của mỗi “người”
và mối quan hệ thân thiết giữa họ (mối quan hệ này


có thể là khả năng tương thích giữa hai phiên bản).

\
Gia đình nhà Windows.


Chị cả Windows 95.


Windows 98 nhỏ bé và thích gây rắc rối.


Windows 2000 trưởng thành hơn đôi chút.


Windows XP với vẻ ngoài mới mẻ thời bấy giờ.


Windows Vista hiện đại nhưng phiền toái.


Windows 7 vẫn là người thức thời nhưng dễ gần
hơn Vista.

Trào lưu bắt đầu tại Nhật nhưng sau đó đã lan rộng
đến hầu hết các nước Đông Á. Và cụ thể là chi nhánh
Microsoft ở Đài Loan đã cho ra mắt nhân vật có tên
Hikaru đại diện cho Silverlight nhằm thu hút người
dùng chú ý hơn đến sản phẩm của mình.



Hikaru, Silverlight - Tan năng động mà vẫn nhẹ
nhàng.

Đồng thời, khi Windows 7 ra mắt, chi nhánh
Microsoft ở xứ sở Mặt trời mọc cũng sử dụng một
nhân vật có tên Nanami Madobe làm hình ảnh cho
sản phẩm mới. Ngay lập tức, nó đã nhận được sự
quan tâm đặc biệt từ phía người dùng Nhật Bản.



Không chỉ thành công với Windows, ngay cả các hệ
điều hành nguồn mở như Linux hay Ubuntu cũng bắt
kịp trào lưu sử dụng hình tượng các nhân vật Manga
với nét đặc trưng riêng của mỗi phần mềm.


Linux – Tan hệ điều hành thiên về khả năng tấn
công và thâm nhập.

×