Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.15 KB, 4 trang )
Văn hoá ứng xử của người kinh doanh
Câu nói: "Lời nói chẳng mất tiền mua, lựalời mà nói cho vừa
lòng nhau", lúcnào cũng đúng và càng đúng hơn trong bán hàng,
vì thời buổi hiện nay "khách hàng là thượng đế".
Là một phụ nữ làm công việc kinh doanh, bản thân tôi ý thức
được rằng, hiệu quả của kinh doanh phụ thuộc rất nhiều vào
cách giao tiếp, ứng xử. Khách mua hàng đến cửa hàng mình lần
đầu và có muốn quay lại với mình hay không phụ thuộc vào việc
người bán hàng có cho khách cảm giác thoải mái và thấy hài
lòng với cách bán hàng không. Ngày xưa, "Trăm người bán, vạn
người mua" nhưng bây giờ vạn người bán mới có trăm người
mua, cho nên việc giữ khách hàng để khách hàng nhớ nhà hàng
là điều vô cùng quan trọng. Muốn như vậy,người bán hàng phải
luôn đặt mình ở vị trí người mua hàng. Sự chào đón nhiệt tình,
niềmnở,sự nhã nhặn và tính kiên trì nhẫn nại cộng với cách giới
thiệu kỹ càng, trung thực về ưu, nhược điểm cũng như chất
lượng, dịch vụ sản phẩm của người bán hàng sẽ làm cho khách
hàng cảm thấy mình được tôn trọng hơn, cho dù khách có mua
hay không mua sản phẩm của mình. Đã qua rồi cái thời kỳ vừa
bán hàng, vừa tranh cãi với khách, mà phải luôn thực hiện
phương châm "khách hàng luôn luôn đúng".
Mỗi người mỗi tính, người bán hàng như làm dâu trăm họ. Đối
với khách mua thoáng, bán rộng, vui vẻ hồ hởi đã đành, nhưng
nếu khách cân lên đặt xuống, chi ly đến từng chi tiết của sản
phẩm vẫn cần người bán hàng phải niềm nở, kiên trì và nhã
nhặn. Khách hàng không mua cũng cần vui vẻ cảm ơn, chào khi
khách ra về. Đặc biệt tránh đốt vía trước mặt khách nếu khách
vào xem mà không mở hàng. Hành động đốt vía sẽ làm khách
thấy khó chịu và bị coi thường. Khi định giá sản phẩm, người
kinh doanh đã tính toán bù đầy đủ các chi phí phát sinh nên
không được nói thách quá cao để bắt chẹt người mua về giá cả.