Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Bí kíp trở thành... cao thủ Google pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (252 KB, 9 trang )

Bí kíp trở thành cao thủ Google
Hi vọng với bài viết này, người đọc sẽ có thể trở
thành các thiên tài tìm kiếm.
Đã từ lâu tìm kiếm trên mạng không còn có gì xa lạ
với tất cả chúng ta. Chắc chắn, tất cả những người sử
dụng dịch vụ Internet đều đã và đang thường xuyên
sử dụng các dịch vụ tìm kiếm trực tuyến như Google,
Yahoo hay Bing. Tuy nhiên, Google vẫn đang giữ
vững vị trí số 1 trong các loại công cụ trực tuyến.
Điều này thể hiện rõ ràng bằng việc Google.com luôn
thống trị các bảng xếp hạng traffic suốt 10 năm trở lại
đây.

Nhiều người hay chính xác hơn đa phần trong chúng
ta đều nghĩ rằng việc tìm kiếm đơn giản là: gõ vào
Google thứ gì chúng ta muốn biết và nó sẽ trả lại kết
quả. Tất nhiên, điều này cũng đúng một phần nào đó
nhất là trong hoàn cảnh mà kỹ thuật của Google ngày
càng được cải thiện.



Nhưng rõ ràng, có người tìm kiếm giỏi, có người lại
ít khi tìm được kết quả mình mong muốn. Điều này là
tại sao? Phải chăng việc tìm kiếm online có gì đó "bí
ẩn"? Hãy tìm hiểu một phần nho nhỏ về cái gọi là
nghệ thuật tìm kiếm - điều làm nên sự khác biệt giữa
người giỏi và người kém tìm kiếm. Điều này đặc biệt
cần thiết trong hoàn cảnh mà đa phần chúng ta sử
dụng một công nghệ tìm kiếm: Google.


Tất nhiên, trong khuôn khổ bài viết này tôi chỉ nhắm
đến người dùng trên mức phổ thông một chút. Còn
nếu bạn muốn tìm ra các tài liệu kiểu như Wikileaks
đang làm chấn động thế giới vài ngày trở lại đây thì
chắc là không được. Bài biết cũng không đề cập đến
mặt cách dùng của các công cụ tìm kiếm bởi nó quá
đơn giản. Nếu các bạn muốn biết thêm thì có thể ấn
vào đây còn trong bài viết này, tôi chỉ đề cập đến
nghệ thuật tìm kiếm và cách "tư duy tìm kiếm" sao
cho phù hợp nhất.



Bước 1: Xác định sự tồn tại của dữ liệu được tìm
kiếm

Đọc đến đây nhiều bạn sẽ cười khẩy: "biết nó tồn tại
rồi thì nói làm gì". Xin thưa, xác định sự tồn tại của
dữ liệu được tìm kiếm là việc đầu tiên, tối quan trọng
và giúp bạn đỡ tốn thời gian hơn rất nhiều. Việc này
xét ra thì cũng không khó lắm khi mà thế giới mạng
hiện tại có gần như đầy đủ dữ liệu mà chúng ta muốn
tìm kiếm.



Tất nhiên, những dữ liệu kiểu như: video thật vụ nổ
Big Bang, hay hướng dẫn cách đóng tầu ngầm trong
một ngày là điều không tưởng và tôi cũng không tin
các bạn (những người đang đọc bài này) lại cố tìm

kiếm những thứ không bao giờ tồn tại như thế trên
mạng. Hay những dữ liệu có tồn tại nhưng lại là các
bí mật như của bộ quốc phòng hay bí mật kinh doanh
của các công ty lớn bạn cũng xác định không nên tìm
kiếm bởi nó cần nhiều thứ hơn là Google.

Bước hai: Xác định đặc điểm của dữ liệu

Bước này bạn phải chắc chắn bạn đang tìm kiếm cái
gì hoặc chí ít bạn đang cần tìm kiếm cái gì. Hiểu rõ
về điều mà bạn đang tìm kiếm sẽ khiến cho bạn tiết
kiệm thời gian, công sức và tăng hiệu quả trong việc
tìm kiếm. Hơi khó hiểu đúng không? Vậy thì ví dụ
đơn giản: ví dụ như bạn muốn tìm thông tin chi tiết
về một loại xe máy chẳng hạn. Sẽ rất tốt nếu như bạn
biết nhãn hiệu xe, tên hãng sản xuất, năm xuất
xưởng, Lượng thông tin bạn biết về mục tiêu tìm
kiếm càng nhiều sẽ càng tốt cho kết quả tìm kiếm của
bạn. Tất nhiên, nếu như bạn không biết gì về cái đang
tìm kiếm thì việc dùng Google sẽ không khác gì mò
kim đáy bể.



Tiếp đến bạn phải xác định được điều mà bạn tìm
kiếm sẽ hiển thị ở ngôn ngữ nào nhiều hơn và đặc
biệt là bạn có khả năng đọc được ngôn ngữ đó hay
không. Ví dụ: bạn tìm thông tin về một bộ quần áo
của người nhật chẳng hạn. Tốt nhất là bạn nên dùng
Google Nhật Bản và giới hạn ngôn ngữ là tiếng Nhật

(tất nhiên nếu bạn đọc được thứ tiếng này.

Bước ba: Xác định độ phổ biến của dữ liệu

Bước này nhiều người sẽ bỏ quan hoặc không quan
tâm khi mới bắt đầu tìm kiếm tuy nhiên nếu sử dụng
nhiều chắc chắn các bạn sẽ thấy được tầm quan trọng
của nó. Việc xác định đúng độ phổ biến của dữ liệu
sẽ làm cho bạn có được kết quả tìm kiếm tốt nhất.



Nghe khá trừu tượng đúng không? Vậy cụ thể nhé: ví
dụ bạn tìm một người có tên là "Nguyễn Văn Cường"
chẳng hạn. Hầu như bạn sẽ không đạt được mục đích
trừ khi ông Cường này quá nổi tiếng bởi cái tên
"Nguyễn Văn Cường" quá phổ biến. Trong khi nếu
như bạn tìm người có tên "Lều Thị Bưởi" chẳng hạn,
chắc chắn kết quả tìm kiếm của bạn sẽ gần như chính
xác (nếu nó có tồn tại) bởi lẽ cái tên này rất hiếm.

Với việc xác định chính xác độ phổ biến của dữ liệu
sẽ giúp bạn hoàn thành tốt các bước sau và có được
kết quả tìm kiếm như ý.

×