Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

GIỚI THIỆU VỀ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.93 KB, 14 trang )

GIỚI THIỆU VỀ HẠN NGẠCH THUẾ QUAN
Nguyễn Hải Yến
Vụ CSTM Đa biên
Bộ Thương mại
Tháng 8/2005
Hiệp định Nông nghiệp của Vòng Uruguay được thiết kế với mục tiêu hướng tới tự do
hóa thương mại hàng nông sản, trong đó có mục tiêu xóa bỏ biện pháp cấm nhập khẩu cũng
như chấm dứt hạn ngạch nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên, vì là mục tiêu cần
hướng tới nên Hiệp định này không buộc các nước thành viên phải chuyển đổi các biện pháp
cấm và hạn ngạch nhập khẩu này thành biện pháp thuế quan ngay lập tức mà thay vào đó,
Hiệp định cho phép các nước được chuyển đổi biện pháp cấm và hạn ngạch nhập khẩu nông
sản thành cơ chế hạn ngạch thuế quan (tariff quota, hay tariff-rate quota
1
- HNTQ), một bước
quá độ trong tiến trình “thuế hóa các biện pháp phi thuế”
2
đối với lĩnh vực thương mại hàng
nông sản. Tiến trình thuế hóa các biện pháp phi thuế một mặt đảm bảo nhập khẩu có từ trước
khi Hiệp định Nông nghiệp có hiệu lực vẫn tiếp tục được duy trì về mặt khối lượng, mặt khác
cũng đảm bảo cho một số lượng nhập khẩu bổ sung so với lượng nhập khẩu có từ trước này sẽ
không phải chịu những mức thuế suất mang tính chất ngăn cấm nhập khẩu.
HNTQ có thể hiểu nôm na như một thang thuế quan hai nấc, theo đó một khối lượng
nhất định hàng nhập khẩu X sẽ chịu thuế suất t, còn tất cả lượng hàng nhập khẩu khác ngoài
X sẽ chịu thuế suất T, trong đó T > t.
Theo Hiệp định Nông nghiệp, lượng nhập khẩu X được xác định dựa trên khối lượng
nhập khẩu thực tế của giai đoạn cơ sở (actual imports of base period) hoặc theo công thức
1
Về mặt kỹ thuật, tariff quota là thuật ngữ chuẩn xác hơn, trong đó cho phép sử dụng cả thuế tuyệt đối trong cơ
chế HNTQ. Còn tariff-rate quota thì loại trừ khả năng sử dụng thuế tuyệt đối và chỉ đề cập tới việc sử dụng thuế
phần trăm trong cơ chế HNTQ.
2


Theo kết quả đàm phán được nhất trí sau vòng Uruguay, tất cả các hàng rào phi thuế phải bị xóa bỏ hoặc được
chuyển thành thuế quan. Việc chuyển các hàng rào phi thuế thành thuế quan được gọi là “thuế hóa”. Trong một
số trường hợp, mức thuế quan tính được sau khi thuế hóa để tương đương với mức độ bảo hộ của hàng rào phi
thuế trước kia trở nên quá cao khiến cho hàng nhập khẩu hầu như không có cơ hội để tiếp cận thị trường. Vì thế,
người ta đã nghĩ đến việc sử dụng cơ chế hạn ngạch thuế quan để duy trì khả năng tiếp cận thị trường ở mức hiện
hành của hàng nhập khẩu, và để tạo ra những cơ hội tiếp cận thị trường tối thiếu cho hàng nhập khẩu nếu trước
đấy hàng nhập khẩu chưa hề hoặc hầu như chưa hề được đưa vào thị trường trong nước.
Lượng nhập khẩu
Ngoài hạn ngạch
Thuế suất
Trong hạn ngạch
T
t
X
Mức hạn ngạch
1
“mở cửa thị trường tối thiểu” (minimum access) được các bên nhất trí. Trong trường hợp thứ
nhất, HNTQ được xây dựng để duy trì các cơ hội tiếp cận thị trường hiện tại khi mà tiến trình
thuế hóa, nếu không sử dụng bước quá độ là cơ chế HNTQ, có thể khiến cho điều kiện tiếp
cận thị trường trở nên kém thuận lợi. Trong trường hợp thứ hai, HNTQ phải tạo ra cơ hội tiếp
cận thị trường tối thiểu nếu trong giai đoạn cơ sở không có hoặc hầu như rất ít nhập khẩu
được thực hiện. Quy mô của hạn ngạch phải tăng từ mức 3% của lượng tiêu dùng trong nước
trong giai đoạn cơ sở 1986-1988 vào năm 1995 lên thành 5% vào cuối giai đoạn thực hiện
theo quy định tại Hiệp định Nông nghiệp. Hiệp định cũng quy định rằng thuế suất trong hạn
ngạch phải ở mức thấp hoặc tối thiểu. Mặc dù vậy, không có quy định cụ thể nào về chênh
lệch thuế suất trong và ngoài hạn ngạch. Do vậy, khoảng cách thuế suất này có thể rất lớn,
chẳng hạn như thuế suất trong hạn ngạch bình quân đối với nông sản của các nước OECD là
36% trong khi thuế suất ngoài hạn ngạch bình quân là 120%.
3
Vòng đàm phán Uruguay đã dẫn tới việc xuất hiện của hơn 1300 HNTQ. Một số HNTQ

đã giúp mở cửa thị trường nông sản trong nước cho hàng nhập khẩu hơn so với trước đó. Tuy
nhiên, phần nhiều HNTQ thực tế chỉ đơn thuần thể hiện lại mức độ bảo hộ đã tồn tại từ trước
khi Hiệp định Nông nghiệp của WTO ra đời. Do đó, HNTQ nhìn chung hiện vẫn là một rào
cản lớn đối với thương mại nông sản và là chủ đề gây nhiều tranh cãi trong các vòng đàm
phán về thương mại nông sản đang và sẽ diễn ra trong khuôn khổ WTO. Quan điểm đối với
việc sử dụng HNTQ của các đối tượng khác nhau cũng không hề đồng nhất. Một mặt, các nhà
xuất khẩu muốn HNTQ bị xóa bỏ hoặc được tự do hóa, còn mặt khác các nhà sản xuất trong
nước được sự bảo hộ của HNTQ thì lại muốn duy trì HNTQ vì có thể giúp họ giảm bớt được
áp lực đối đầu cạnh tranh trực tiếp với hàng nhập khẩu.
HNTQ là gì?
HNTQ là một cơ chế hạn ngạch nhập khẩu đối với một khối lượng hàng nhập khẩu nhất
định ở một mức thuế suất nhất định. Một khi khối lượng hạn ngạch này đã được nhập khẩu
hết thì bất kỳ lượng hàng nhập khẩu bổ sung nào cũng sẽ phải chịu mức thuế suất cao hơn.
Thoạt nhìn thì HNTQ có vẻ không khác mấy so với khái niệm “hạn ngạch nhập khẩu” thuần
tuý trước kia. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa HNTQ và hạn ngạch nhập khẩu thông
thường nằm ở chỗ hạn ngạch thông thường không cho phép nhập khẩu thêm ngoài khối lượng
hạn ngạch đã ấn định, nghĩa là nếu hạn ngạch nhập khẩu quy định khối lượng hạn ngạch là X
thì khối lượng hàng nhập khẩu tối đa có thể nhập khẩu vào trong nước chỉ có thể bằng X.
Việc tăng khối lượng nhập khẩu quá mức ấn định X là hoàn toàn không thể xảy ra. Trong khi
đó về nguyên tắc, HNTQ cho phép hàng nhập khẩu có nhiều cơ hội tiếp cận thị trường hơn so
với hạn ngạch thông thường. Xét dưới góc độ pháp lý thì HNTQ không bị coi là hạn chế định
lượng vì không hạn chế khối lượng nhập khẩu. Với HNTQ chỉ cần nộp đủ thuế thì người ta có
thể nhập khẩu với số lượng bao nhiêu tuỳ thích, tất nhiên là nếu số lượng nhập khẩu vượt quá
lượng hạn ngạch X quy định thì sẽ phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch. Thật vậy, nếu giá
trong nước cao hơn giá quốc tế cộng với thuế ngoài hạn ngạch phải nộp thì nhà nhập khẩu có
thể thu lợi kể cả khi đã phải nộp thuế ngoài hạn ngạch và khi đó khối lượng nhập khẩu theo
cơ chế HNTQ sẽ khác với khối lượng nhập khẩu theo hạn ngạch thông thường. Như vậy, có
thể tạm hiểu rằng hạn ngạch nhập khẩu thông thường là một cơ chế cứng với khối lượng nhập
khẩu cho phép là bất biến còn hạn ngạch thuế quan là một cơ chế mềm với khối lượng nhập
khẩu tương đối thoải mái tự do nhưng tuân theo thang thuế quan, trong đó ở nấc thang thuế

quan thấp là khối lượng nhập khẩu trong mức hạn ngạch thuế quan còn ở nấc thang thuế quan
cao hơn là khối lượng nhập khẩu ngoài mức hạn ngạch thuế quan.
3
Nguồn: Cơ quan nghiên cứu kinh tế, Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ.
2
Chính nhờ vào điểm khác biệt cơ bản này, HNTQ xét về lý thuyết thì ít mang tính hạn
chế hơn so với hạn ngạch nhập khẩu truyền thống. Tuy nhiên, nếu “thuế suất ngoài hạn
ngạch” được cố tình quy định ở mức quá cao khiến cho hàng nhập khẩu vượt quá lượng hạn
ngạch thuế quan thực tế không thể xâm nhập thị trường do không đem lại lợi nhuận cho nhà
nhập khẩu thì khi ấy HNTQ cũng chỉ dẫn tới khối lượng nhập khẩu tương tự như biện pháp
hạn ngạch nhập khẩu truyền thống đặt ra. Trong những trường hợp này, HNTQ rõ ràng đã
ngầm hạn chế nhập khẩu và do vậy, HNTQ hoạt động giống hệt như hạn ngạch nhập khẩu
thông thường. Ngoài ra, tính chất hạn chế thương mại của HNTQ cũng còn phụ thuộc vào
những mối liên hệ rất phức tạp giữa vô số yếu tố kinh tế và chính trị, quan liệu đan xen lẫn
nhau.
HNTQ giống với thuế quan thông thường ở chỗ hạn chế thương mại bằng tác động làm
tăng giá hàng nhập khẩu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng kinh tế của HNTQ nếu xác định một
cách chính xác thì lại phụ thuộc vào giá thế giới, vào nhu cầu trong nước đối với hàng nhập
khẩu, vào quy mô (lượng) HNTQ và vào chênh lệch giữa thuế suất trong và ngoài hạn ngạch.
Quản lý phân bổ HNTQ và quy định của WTO
Cơ chế HNTQ gồm 4 yếu tố: thuế suất trong hạn ngạch (in-quota tariff rate), hạn ngạch
xác định lượng nhập khẩu tối đa chịu mức thuế suất trong hạn ngạch, thuế suất ngoài hạn
ngạch (over-quota tariff rate, hay out-of-quota tariff rate), và phương thức quản lý phân bổ
hạn ngạch. Các nước thành viên WTO có nghĩa vụ thông báo với WTO về các yếu tố này
trong Biểu cam kết về hàng hóa. Nếu có kế hoạch cải cách cơ chế HNTQ thì biểu cam kết
thuế của các nước cũng phải xác định mức độ tăng lượng hạn ngạch hoặc mức độ giảm thuế
suất dự kiến. Tuy nhiên, có sự khác biệt rõ rệt giữa các nước thành viên WTO trong việc giải
thích thế nào là phương thức quản lý phân bổ HNTQ “tốt”.
Khi khối lượng nhập khẩu đã đạt tới ngưỡng hạn ngạch X và bắt đầu phải chịu thuế suất
nhập khẩu ngoài hạn ngạch T nếu tiếp tục có lượng nhập khẩu bổ sung thì giá hàng nhập khẩu

tại nước nhập khẩu sẽ cao hơn giá thế giới cộng với thuế nhập khẩu. Phần chênh lệch giữa giá
hàng nhập khẩu bán tại nước nhập khẩu với giá thế giới này được các nhà kinh tế gọi là
“quota rent”, tạm dịch là khoản lợi phát sinh do có HNTQ. Khoản lợi phát sinh do có HNTQ
này tạo ra lực hấp dẫn thu hút các nhà cung cấp hàng hóa vốn sẽ không có ý định tham gia thị
trường nếu như không có sự tồn tại của HNTQ, và do vậy khoản lợi này dễ làm chệch hướng
luồng thương mại. Nghĩa là trong điều kiện và bối cảnh bình thường thì nhà cung cấp nước A
sẽ không xuất khẩu sang thị trường nước C vì thấy không có lợi ích kinh tế cho mình, nhưng
nhà cung cấp nước B thì lại vẫn thấy có lợi nhuận nên vẫn xuất khẩu sang nước C. Song khi
nước C áp dụng cơ chế HNTQ thì sẽ xuất hiện khoản lợi phát sinh do có HNTQ và khoản lợi
này đã thúc đẩy nhà cung cấp nước A trước đó vốn không mặn mà với thị trường nước C nay
cũng quyết định tham gia xuất khẩu sang nước C. Như vậy, luồng thương mại bình thường
nảy sinh từ lợi nhuận thương mại thuần tuý vốn chỉ diễn ra giữa hai nước B-C nay do có sự
xuất hiện của HNTQ đã bị tác động đáng kể với sự tham gia thị trường của nước cung cấp A
nhằm tìm kiếm và tận thu khoản lợi phát sinh do có HNTQ. Như vậy, thị phần thương mại
trên thị trường nước C không còn được xác định bởi hiệu quả kinh tế tương đối giữa các đối
thủ cung cấp cạnh tranh nữa mà nay được xác định dựa trên cơ sở là nhà cung cấp nước nào
(A hay B) có thể giành được cơ hội tiếp cận khoản lợi phát sinh do HNTQ kia.
Việc quản lý phân bổ HNTQ thực chất là bài toán phân bổ định mức. Có rất nhiều cách
thức để phân bổ định mức. Vấn đề đặt ra là làm cách nào để xác định ra cách thức phân bổ
nào sẽ phù hợp nhất với các nguyên tắc của WTO. Việc quản lý phân bổ HNTQ liên quan tới
cách thức phân bổ quyền nhập khẩu hàng hóa với thuế suất trong hạn ngạch, đơn giản tức là
3
nếu X là lượng hàng hóa nhập khẩu được hưởng thuế suất trong hạn ngạch t (còn bất cứ lượng
hàng nhập khẩu nào lớn hơn X đều phải chịu thuế suất ngoài hạn ngạch T) thì việc phân bổ
HNTQ chính là tìm cách phân phối quyền nhập khẩu lượng hàng hóa X cho các nhà cung cấp.
Chính cách thức phân phối quyền nhập khẩu này có thể quyết định đến cả khối lượng nhập
khẩu và các nguồn cung cấp cũng như quyết định cả việc phân chia khoản lợi phát sinh do có
HNTQ.
Điều XIII GATT quy định về “Quản lý các hạn chế định lượng một cách không phân
biệt đối xử” điều chỉnh việc quản lý điều hành phân bổ HNTQ. Theo tinh thần và nội dung

của Điều XIII, GATT ủng hộ hai tiêu chí sau để đánh giá một phương thức phân bổ HNTQ là
“tốt” hay “không tốt” - Nhập khẩu hết lượng hạn ngạch (quota fill) và phân bổ lượng hạn
ngạch một cách không phân biệt đối xử. Nói gọn lại, phương thức phân bổ hạn ngạch “tốt” là
phương thức có thể giảm thiểu bóp méo kinh tế thông qua việc bảo đảm rằng lượng hạn ngạch
X sẽ được nhập khẩu hết và những nhà cung cấp hàng nhập khẩu hiệu quả nhất có thể tiếp cận
lượng hạn ngạch này (tức là có thể tham gia vào việc cung cấp lượng hàng nhập khẩu X).
Với mục đích đảm bảo rằng việc quản lý phân bổ HNTQ không ngăn cản nhập khẩu,
tiêu chí “nhập khẩu hết lượng hạn ngạch” đòi hỏi rằng lượng hàng hóa trong hạn ngạch luôn
được phép nhập khẩu nếu các điều kiện thị trường thuận lợi cho việc nhập khẩu đó và cơ quan
chức năng phân bổ HNTQ không được phép dựng lên những rào cản hay trở ngại đối với
hàng nhập khẩu, ngoại trừ việc yêu cầu các nhà nhập khẩu phải nộp thuế trong hạn ngạch.
Tiêu chí “nhập khẩu hết lượng hạn ngạch” gồm hai câu hỏi: Câu hỏi thứ nhất là là liệu lượng
hạn ngạch ấn định đã được nhập khẩu hết chưa? Nếu chưa thì câu hỏi thứ hai sẽ được đặt ra,
đó là liệu các điều kiện thị trường có tạo thuận lợi cho nhập khẩu không (hay nói cách khác là
điều kiện thị trường có cho phép nhập khẩu diễn ra không)? Sở dĩ câu hỏi thứ hai được đặt ra
là vì có thể xảy ra trường hợp nước C vẫn có nhu cầu nhập khẩu nhưng vụ mùa trong nước lại
bội thu bất thường. Khi cung trong nước đủ đáp ứng hoàn toàn hoặc phần lớn cầu trong nước
thì hạn ngạch thuế quan không được nhập khẩu hết vì lý do chính đáng là không đủ cầu trong
nước mặc dù các điều kiện thị trường không hề bị bóp méo. Trên thực tế, câu hỏi thứ hai nói
trên có thể được nêu lên dưới dạng đơn giản nhất là liệu giá trong nước của hàng hóa đó có
thấp hơn giá thế giới cộng với thuế suất trong hạn ngạch hay không. Nếu có thấp hơn thì rõ
ràng là không tồn tại nhu cầu đối với hàng nhập khẩu (vì hàng nhập khẩu khi đó đắt hơn so
với hàng trong nước). Chỉ trong trường hợp giá trong nước cao hơn giá thế giới cộng thêm với
thuế suất trong hạn ngạch mà lượng hạn ngạch thuế quan vẫn chưa được nhập khẩu hết thì
việc đặt câu hỏi tại sao mới trở nên cần thiết. Tất nhiên, có nhiều nguyên do dẫn tới việc
lượng hạn ngạch thuế quan không được nhập khẩu hết. Chẳng hạn như do thuế suất trong hạn
ngạch quá cao, do có các chi phí giao dịch chính đáng, hay do phương thức phân bổ HNTQ
không tạo điều kiện thuận lợi cho nhà nhập khẩu tiếp cận cơ chế HNTQ, v.v…
Không phân biệt đối xử là nguyên tắc đảm bảo rằng hàng nhập khẩu từ tất cả các nước
đều được đối xử bình đẳng. HNTQ có thể trở nên phân biệt đối xử khi hàng nhập khẩu bắt

đầu vượt quá ngưỡng hạn ngạch X.
Khi nghiên cứu về cơ chế HNTQ, người ta cần phải phân biệt giữa khối lượng nhập
khẩu và các nguồn cung cấp hàng nhập khẩu với khối lượng và các đối tượng được hưởng
khoản lợi phát sinh do có HNTQ. WTO chỉ quan tâm tới cách thức HNTQ được phân bổ có
ảnh hưởng tới khối lượng nhập khẩu và các nguồn cung cấp hàng nhập khẩu chứ không trực
tiếp quan tâm tới các đối tượng được hưởng khoản lợi phát sinh do có HNTQ. Tuy nhiên, việc
phân chia khoản lợi phát sinh do có HNTQ rõ ràng là có ý nghĩa khá quan trọng. Thứ nhất,
cách thức phân chia khoản lợi này có ảnh hưởng tới các nguồn cung cấp hàng nhập khẩu. Các
phương thức phân bổ HNTQ theo đó tách rời việc phân chia khoản lợi phát sinh do có HNTQ
4
với việc phân chia luồng thương mại (các nguồn cung cấp hàng nhập khẩu) có thể loại bỏ
nguy cơ bóp méo thương mại do khoản lợi này gây ra. Các phương thức phân bổ HNTQ theo
đó khoản lợi phát sinh do có HNTQ được dành để “thưởng” cho lượng hàng hóa nhập khẩu
trong hạn ngạch (≤ X) sẽ làm luồng thương mại thông thường vốn chỉ dựa trên các căn cứ
kinh tế của thị trường bị chệch hướng. Thứ hai, chính việc phân chia khoản lợi phát sinh do có
HNTQ sẽ kéo theo yếu tố chính trị vào trong quản lý phân bổ HNTQ. Lựa chọn phương thức
phân bổ HNTQ nào sẽ trở thành một quyết định mang tính chính trị hơn là tính hiệu quả kinh
tế, vì có quá nhiều bên có lợi ích cạnh tranh với nhau để được hưởng khoản lợi phát sinh do
có HNTQ.
7 phương thức phân bổ HNTQ chủ yếu gồm: thuế áp dụng (tức là có cơ chế HNTQ
nhưng chỉ trên giấy tờ còn thực tế thì không được thực thi), đấu giá, ai xin trước được cấp
trước, cấp phép theo nhu cầu, căn cứ vào kết quả nhập khẩu đã thực hiện trong giai đoạn
trước, phân bổ cho các doanh nghiệp thương mại Nhà nước, phân bổ cho hiệp hội các nhà sản
xuất. Nhiều HNTQ bị áp đặt thêm các điều kiện bổ sung. Có 4 dạng điều kiện cơ bản đi đôi
với việc xét phân bổ HNTQ là: hạn chế về thị phần HNTQ, kết quả nhập khẩu trong giai đoạn
trước, yêu cầu phải mua hàng trong nước, chứng nhận xuất khẩu. Hạn chế thị phần của HNTQ
mà một thương nhân nhất định (đôi khi có thể là nước cung cấp) có thể nắm giữ là hình thức
hạn chế phổ biến nhất. Hạn chế này được đặt ra nhằm ngăn cản một thương nhân hoặc một
nhóm thương nhân có liên hệ với nhau chiếm giữ thị trường một cách cục bộ. Kết quả nhập
khẩu trong giai đoạn trước là hình thức hạn chế phổ biến thứ hai. Hạn chế này duy trì cơ cấu

các nguồn cung cấp hàng nhập khẩu truyền thống. Yêu cầu phải mua hàng trong nước gắn
quyền được nhập khẩu với thuế suất trong hạn ngạch với việc phải mua một khối lượng nhất
định sản phẩm trong nước. Ví dụ như để được nhập khẩu 1 tấn thịt bò với thuế suất trong hạn
ngạch, thương nhân phải mua N tấn thịt bò trong nước. Chứng nhận xuất khẩu thường được
sử dụng để đảm bảo rằng sản phẩm nhập khẩu là sản phẩm đúng do nước xuất khẩu sản xuất.
Hai điều kiện cuối này có thể bị khiếu kiện ra WTO hoặc gây phát sinh tranh chấp song
phương.
Tình hình sử dụng HNTQ của các nước WTO
4

Tính đến ngày 8/3/2002, có 43 thành viên WTO đưa ra cam kết về HNTQ trong Biểu
cam kết về hàng hóa với tổng số HNTQ thông báo là 1425. Các HNTQ này có nguồn gốc từ
tiến trình thuế hóa của vòng Uruguay, các cam kết có hiệu lực từ trước khi vòng Uruguay kết
thúc, và kết quả của các cuộc đàm phán gia nhập sau năm 1995.
Trong số 1425 HNTQ thì có 597 HNTQ dự kiến có lộ trình tăng dần lượng hạn ngạch trong
giai đoạn thực hiện mà Hiệp định Nông nghiệp WTO quy định, 823 HNTQ dự kiến vẫn giữ
nguyên không đổi lượng hạn ngạch và 5 HNTQ sẽ giảm lượng hạn ngạch (trường hợp 5
HNTQ giảm về lượng hạn ngạch này có liên quan tới việc xóa bỏ dần 3 HNTQ của Hàn Quốc
và 2 HNTQ của Thụy Sỹ do hậu quả của những đính chính sai sót kỹ thuật sau năm đầu thực
hiện). Rau quả là nhóm sản phẩm chịu nhiều HNTQ nhất (370 HNTQ), tiếp đến là các sản
phẩm thịt (258), ngũ cốc (226). Thuốc lá (13) là nhóm sản phẩm ít HNTQ nhất trong số 12 nhóm sản
phẩm chịu sự điều chỉnh của cơ chế HNTQ.
6 nước thành viên WTO thông báo sử dụng nhiều HNTQ nhất đều là các nước châu Âu,
đứng đầu là Nauy với 232 HNTQ, tiếp đến là Ba Lan với 109, Iceland với 90, EU với 87,
Bulgaria với 73 và Hungary với 70. Các nước ở các châu lục khác cũng sử dụng nhiều HNTQ
4
Tài liệu TN/AG/S/5 của Uỷ ban Nông nghiệp WTO (Committee on Agriculture - Special Session - Tariff and
other Quotas - Background Paper by the Secretariat) ngày 21/03/2002
5
như Hàn Quốc và Colombia chiếm vị trí thứ 7 với 67 HNTQ, tiếp theo là Venezuela với 61,

Hoa Kỳ với 54 và Nam Phi với 53.
Đàm phán WTO hiện nay về HNTQ
Trong khuôn khổ đàm phán về nông nghiệp trong WTO, đàm phán về chủ đề HNTQ
cũng đang thu hút sự quan tâm của nhiều nước thành viên WTO và các bên quan sát viên. Các
phương thức phân bổ HNTQ và những ưu, nhược điểm của từng phương thức là một trong
những đề tài nóng bỏng và có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Các nước cũng khẩn trương
thảo luận và trao đổi để tiến tới xây dựng các nguyên tắc và công thức vận dụng cho HNTQ
về khối lượng hạn ngạch, thuế suất trong hạn ngạch, và các phương thức quản lý điều hành
phân bổ HNTQ. Về khối lượng hạn ngạch, một nhóm ý kiến đề nghị tăng lượng hạn ngạch
trong khi nhóm ý kiến khác nhấn mạnh phải sớm chuyển sang chỉ sử dụng thuế quan. Về thuế
suất trong hạn ngạch, một số thành viên đề nghị cắt giảm xuống bằng 0% trong khi một số
khác lại cho rằng nếu duy trì mức thuế suất trong hạn ngạch ở mức lớn hơn 0% sẽ giúp thu
hẹp khoảng cách chênh lệch giữa thuế suất trong và ngoài hạn ngạch và tạo thuận lợi cho việc
tiến tới mục tiêu cuối cùng là chỉ sử dụng thuế quan. Về phương thức quản lý phân bổ HNTQ,
một số nước muốn đề ra các nguyên tắc đòi hỏi các phương thức phân bổ phải thực tế, có thể
dự đoán được, minh bạch, cho phép hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra dựa trên cơ sở tiêu chí
thương mại, khuyến khích sử dụng tối đa hạn ngạch, cho phép tái phân bổ các giấy phép nhập
khẩu chưa sử dụng, cơ chế phân bổ HNTQ cho các nước cụ thể phải được chấm dứt theo lộ
trình, nhập khẩu từ các nước chưa phải thành viên WTO không được tính vào lượng hạn
ngạch cam kết trong WTO, v.v… Một số nước đề xuất WTO đưa ra một danh sách mang tính
hướng dẫn về các phương thức phân bổ có thể sử dụng.
Dự thảo thứ nhất về các nguyên tắc và công thức vận dụng cho HNTQ sau khi đã tiếp
thu ý kiến sửa đổi.
• Về thuế suất trong hạn ngạch: Dự thảo không đưa ra bất kỳ đề xuất nào về nghĩa vụ cắt
giảm thuế suất trong hạn ngạch, trừ khi nhập khẩu chưa tới 65% hạn ngạch.
• Về lượng hạn ngạch: Dự thảo đề xuất tăng lượng hạn ngạch lên tới 10% lượng tiêu
dùng trong nước (riêng đối với các nước đang phát triển thì mức này là 6,6%) trong thời
gian thực hiện là 5 năm (với các nước đang phát triển là 10 năm) và có sự linh hoạt nhất
định (nếu 1/4 tổng lượng hạn ngạch được tăng lên tới 12% (8% với các nước đang phát
triển) thì ¼ khác trong tổng lượng hạn ngạch được phép chỉ tăng lên tới 8% (5% với các

nước đang phát triển) lượng tiêu dùng trong nước).
• Về đối xử đặc biệt và khác biệt: Dự thảo đề xuất rằng các nước phát triển phải cho phép
các nông sản chủ chốt được nhập khẩu không phải chịu thuế và các nước đang phát
triển không phải tăng lượng HNTQ đối với một số nhất định “sản phẩm đặc biệt” vì lý
do an ninh lương thực, phát triển nông thôn và an toàn sinh kế của nông dân.
Bảo chào HNTQ của Việt Nam
Việt Nam đưa ra bản chào đầu tiên về HNTQ từ Phiên họp 6 của Ban Công tác về việc
Việt Nam gia nhập WTO (tháng 5/2003). Cho tới nay, Việt Nam đã 5 lần sửa đổi, điều chỉnh
bản chào này để cố gắng đáp ứng yêu cầu đàm phán gia nhập từ phía các đối tác.
Về diện sản phẩm trong Bản chào, hiện nay Việt Nam đề xuất áp dụng HNTQ với trứng
gia cầm, đường, thuốc lá lá nguyên liệu, muối (Quyết định số 46/2005/QĐ-TTg ngày
3/3/2005 đã bãi bỏ HNTQ với sản phẩm sữa, ngô và bông và điều này đã được thể hiện cập
nhật vào bản chào gần đây nhất)
6
Về lượng hạn ngạch, lượng nhập khẩu trung bình được xác định từ số liệu nhập khẩu
của giai đoạn cơ sở là 1999-2001 và hầu hết mức hạn ngạch ban đầu được xác định căn cứ
theo phuơng pháp “duy trì tiếp cận thị trường ở mức hiện tại” của WTO.
Về phương thức phân bổ HNTQ, Việt Nam đề xuất 3 phương thức là phân bổ theo kết
quả nhập khẩu trong giai đoạn trước, chỉ định nhà nhập khẩu, và phân bổ cho đối tượng sử
dụng hàng nhập khẩu làm nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Tài liệu tham khảo
1. WTO Agriculture Section. WTO website www.wto.org. Tải thông tin xuống ngày 4
August 2005.
2. Tariff and other Quotas - Background Paper by the WTO Secretariat (Committee on
Agriculture - Special Session - TN/AG/S/5). Ngày 21/03/2002.
3. Economics of Tariff-Rate Quota Administration. David W. Skully. Market and Trade
Economics Division, Economic Research Service, U.S. Department of Agriculture.
Technical Bulletin No. 1893. Tháng 4/2001.
4. Special Article: Five Years of Tariff-Rate Quotas - A Status Report. Economic
Research Service/USDA Agricultural Outlook/November 2000.

5. Chapter 3- Liberalizing Tariff-Rate Quotas. David W. Skully. Economic Research
Service/USDA Agricultural Policy Reform—The Road Ahead/AER 802.
7
Bảng 1
Tác động của HNTQ trong tương quan với mức độ nhu cầu trong nước về hàng nhập khẩu
Mức giá Kết quả nhập khẩu so
với lượng hạn ngạch X
Ảnh hưởng của HNTQ
Giá trong nước < (giá
thế giới + thuế trong hạn
ngạch)
Không có nhập khẩu Nếu giá trong nước thấp hơn giá thế giới,
HNTQ chẳng có tác động gì. Nếu giá
trong nước cao hơn giá thế giới, HNTQ
khi đó có tác động tương tự như tác động
của thuế cao đến mức ngăn cấm hàng
nhập khẩu tiếp cận thị trường
Giá trong nước = (giá
thế giới + thuế trong hạn
ngạch)
Một phần lượng hạn
ngạch X được nhập khẩu.
Thu được thuế trong hạn
ngạch
Tác động tương tự như tác động của thuế
quan được ấn định ở mức thuế suất trong
hạn ngạch: Người tiêu dùng thì “mất”,
còn nhà sản xuất và nhà nhập khẩu thì
“được” song kết quả chung cuộc là “tổn
thất về phúc lợi” (welfare loss)

(Giá thế giới + thuế
trong hạn ngạch) < giá
trong nước < (giá thế
giới + thuế ngoài hạn
ngạch)
Lượng hạn ngạch X bị
ràng buộc – Thu được
thuế trong hạn ngạch -
Lượng hạn ngạch X được
nhập khẩu hết nhưng
không có nhập khẩu thêm
ngoài X với thuế suất
ngoài hạn ngạch
Lượng nhập khẩu bị giới hạn ở X. Chính
phủ thu thuế trong hạn ngạch. Phân bổ
HNTQ dẫn đến phát sinh khoản lợi do có
HNTQ (rent) thông qua việc đẩy giá
trong nước lên cao hơn cả giá thế giới
cộng với thuế trong hạn ngạch. Khoản lợi
phát sinh do có HNTQ vừa bằng đúng
tích của chênh lệch giữa giá trong nước
và giá thế giới đã cộng thêm thuế trong
hạn ngạch với khối lượng hạn ngạch X
Giá trong nước = (giá
thế giới + thuế ngoài
hạn ngạch)
Lượng hạn ngạch X
không còn bị ràng buộc -
Lượng hạn ngạch X được
nhập khẩu hết và nhà

nhập khẩu nộp thuế trong
hạn ngạch đối với lượng
nhập khẩu X và nộp thuế
ngoài hạn ngạch cho
lượng nhập khẩu bổ sung
thêm ngoài X
Tác động tương tự như tác động của thuế
quan được ấn định ở mức thuế suất ngoài
hạn ngạch, trừ việc nẩy sinh vấn đề về
phân bổ lượng hạn ngạch X. Khoản lợi
phát sinh do có HNTQ vừa bằng đúng
tích của chênh lệch giữa thuế suất trong
và ngoài hạn ngạch với khối lượng hạn
ngạch X
8
Bảng 2
Tóm tắt tác động của từng phương thức phân bổ HNTQ
Phương thức Giải thích
Tác động bóp méo thị trường
(nguy cơ không nhập khẩu hết
lượng hạn ngạch X/nguy cơ làm
chệch hướng luồng nhập khẩu)
Tác động đối với thị trường Bình luận
Phân bổ theo
nguyên tắc của thị
trường
Thuế áp dụng Cho phép nhập khẩu
không bị hạn chế với
thuế suất bằng hoặc
thấp hơn thuế suất

trong hạn ngạch:
nghĩa là không thực
thi cơ chế HNTQ
Không có/Không có Như thuế quan thông thường
(nghĩa là thực tế thì không sử
dụng HNTQ và tất cả hàng nhập
khẩu đều chịu thuế suất ở mức
thấp hơn hoặc bằng thuế trong
hạn ngạch) nhưng bảo lưu được
quyền áp dụng thuế suất ngoài
hạn ngạch sau này
Hiệu quả nhất vì cho phép thị trường tự quyết
định khối lượng nhập khẩu, đồng thời lại áp
dụng chung cùng một mức thuế cho tất cả các
nhà sản xuất mà không có sự phân biệt đối xử
nào.
Đấu giá Quyền nhập khẩu với
thuế suất trong hạn
ngạch được đấu giá
Thấp/Rất ít Những nhà nhập khẩu hiệu quả
nhất sẽ được nhận giấy phép
nhập khẩu theo HNTQ.
Quan điểm ủng hộ cho rằng đấu giá đơn thuần
chỉ là làm minh bạch hơn khoản giá trị gia tăng
do HNTQ tạo ra (khoản lợi phát sinh do có
HNTQ) và khoản lợi này sẽ về tay chính phủ
thay vì về tay các công ty tư nhân.
Có nhiều cách đấu giá. Cách tối đa hóa tính
hiệu quả là đấu giá theo hình thức bỏ giá kín,
tức là người tiêu dùng bỏ giá đấu cho hàng

nhập khẩu trong phong bì dán kín, và giá đấu
cuối cùng là mức giá nằm giữa giá trong nước
và giá thế giới đã cộng thêm cả thuế nhập khẩu.
Giá cao nhất trong các mức giá đấu thua sẽ là
mức giá mà tất cả các bên đấu thắng phải trả.
Các nhà sản xuất khi đó được lựa chọn mà
9
Phương thức Giải thích
Tác động bóp méo thị trường
(nguy cơ không nhập khẩu hết
lượng hạn ngạch X/nguy cơ làm
chệch hướng luồng nhập khẩu)
Tác động đối với thị trường Bình luận
không bị phân biệt đối xử và được áp với nhu
cầu thực sự của những người tiêu dùng sẵn lòng
mua hàng nhập khẩu, vì thế mà đảm bảo rằng
lượng hạn ngạch sẽ được nhập khẩu hết.
Nhược điểm: chi phí tham gia đấu giá nếu quá
cao sẽ làm tăng nguy cơ không nhập khẩu hết
lượng hạn ngạch; nếu quá ít nhà cung cấp thì
đấu giá không hiệu quả; quyền kiểm soát của
chính phủ đối với hàng nhập khẩu bị giảm đáng
kể do đấu giá cho phép cơ chế thị trường tự lựa
chọn các nhà sản xuất.
Ngoài ra, có quan điểm cho rằng khoản tiền mà
chính phủ thu được từ việc tổ chức đấu giá là
tương đương với việc đặt ra một khoản thuế bổ
sung mà làm như vậy có thể vi phạm các cam
kết về ràng buộc thuế quan mà nước nhập khẩu
đã đưa ra.

Phân bổ gần với
nguyên tắc của thị
trường
Cấp phép theo nhu
cầu
Để được nhập khẩu
với thuế suất trong
hạn ngạch thì phải xin
giấy phép. Nếu nhu
cầu xin giấy phép ít
hơn lượng hạn ngạch
X thì phương thức
này hoạt động như
Thấp/Trung bình Khó cho nhà nhập khẩu khi
hoạch định kế hoạch. Chưa chắc
là những nhà sản xuất hiệu quả
nhất có thể được nhận đủ giấy
phép nhập khẩu như nhu cầu
Nhược điểm: nguy cơ không nhập khẩu hết
lượng hạn ngạch. Chẳng hạn như nếu cơ chế
cấp phép yêu cầu các nhà sản xuất phải dự kiến
khối lượng nhập khẩu khi xin giấy phép nhập
khẩu thì các nhà nhập khẩu thường có xu
hướng khai tăng nhu cầu sản xuất của mình để
tránh bị nộp thuế ngoài hạn ngạch trong trường
hợp tăng năng lực hoặc quy mô sản xuất. Vì
10
Phương thức Giải thích
Tác động bóp méo thị trường
(nguy cơ không nhập khẩu hết

lượng hạn ngạch X/nguy cơ làm
chệch hướng luồng nhập khẩu)
Tác động đối với thị trường Bình luận
phương thức ai xin
trước được cấp trước.
Nếu nhu cầu xin giấy
phép lớn hơn lượng
hạn ngạch X thì khối
lượng nhập khẩu theo
nhu cầu sẽ bị giảm
tương ứng theo tỷ lệ
với tất cả các đối
tượng xin cấp phép
các con số dự kiến này đều khai vống hơn thực
tế nên cuối cùng lượng hạn ngạch có thể không
được nhập khẩu hết.
Ai xin trước được
cấp trước
Khối lượng X đơn vị
hàng nhập khẩu đầu
tiên làm thủ tục thông
quan sẽ được hưởng
thuế suất trong hạn
ngạch. Tất cả các
lượng nhập khẩu sau
đó sẽ phải chịu thuế
suất ngoài hạn ngạch.
Thấp/Trung bình Nhà nhập khẩu không thể biết
trước được là phải nộp thuế suất
trong hay ngoài hạn ngạch.

Những nhà sản xuất kém hiệu
quả sẽ xếp hàng xin trước. Có
thể gây ra biến động giá.
Nhà sản xuất không biết đích xác khi nào lượng
hạn ngạch được nhập khẩu hết. Nhiều trường
hợp hải quan cũng không biết đích xác khi nào
thì lượng hạn ngạch được nhập khẩu hết nên lô
hàng đáng ra có thể phải chịu thuế ngoài hạn
ngạch lại chỉ phải nộp thuế trong hạn ngạch.
Ngoài ra, để tránh bị đánh thuế ngoài hạn
ngạch, các nhà nhập khẩu sẽ tìm cách nhập
hàng về sớm, khiến cho lượng hàng nhập khẩu
tại một thời điểm nhất định bị tăng vọt, làm giá
hàng bị biến động. Hơn thế, việc phân bổ hạn
ngạch chịu sự chi phối bởi khả năng của nhà
nhập khẩu có thể sản xuất với tốc độ nhanh chứ
không hẳn bởi tính hiệu quả của nhà sản xuất.
Dựa trên kết quả
nhập khẩu trong
giai đoạn trước
Quyền nhập khẩu với
thuế suất trong hạn
ngạch được phân bổ
theo tỷ lệ với các thị
phần nhập khẩu trong
một giai đoạn cơ sở
Trung bình/Rất cao Khối lượng nhập khẩu trong giai
đoạn cơ sở không thường xuyên
được tổng hợp. Những nhà nhập
khẩu kém hiệu quả được bảo hộ.

Việc chọn lựa các nhà nhập khẩu dựa vào “rút
thăm” một lần duy nhất và kể từ đó trở đi được
duy trì nhờ vào điều kiện đặt ra về kết quả nhập
khẩu trong giai đoạn trước, hoàn toàn không
phải do các điều kiện thị trường quyết định.
Phân bổ tuỳ tiện
11
Phương thức Giải thích
Tác động bóp méo thị trường
(nguy cơ không nhập khẩu hết
lượng hạn ngạch X/nguy cơ làm
chệch hướng luồng nhập khẩu)
Tác động đối với thị trường Bình luận
Thương mại Nhà
nước
Quyền nhập khẩu với
thuế suất trong hạn
ngạch hoàn toàn hoặc
ưu tiên dành cho
doanh nghiệp thương
mại Nhà nước
Thấp/Cao Rất nhiều ảnh hưởng khác nhau.
Dễ chịu tác động của các áp lực
chính trị. Những nhà nhập khẩu
có ảnh hưởng chứ chưa chắc là
những nhà nhập khẩu hiệu quả
sẽ được nhận giấy phép nhập
khẩu
Hiệp hội các nhà
sản xuất

Quyền nhập khẩu với
thuế suất trong hạn
ngạch hoàn toàn hoặc
ưu tiên dành cho một
tổ chức đại diện cho
các nhà sản xuất sản
phẩm đó của nước
nhập khẩu
Thấp/Cao Có xu hướng sẽ không nhập
khẩu hết lượng hạn ngạch mà
giá lại sẽ bị đẩy lên. Tính hiệu
quả không phải là một tiêu chí
được xem xét đến khi cấp phép
nhập khẩu
Kết hợp Kết hợp từ hai
phương thức phân bổ
nói trên trở lên
Khác hoặc không
chỉ rõ
Các phương thức
không tương ứng với
7 phương thức nói
trên hoặc không được
chỉ rõ trong các thông
báo của WTO
12
Bảng 3
Các nhóm sản phẩm áp dụng HNTQ trong WTO
Nhóm sản phẩm Số lượng HNTQ thông báo
Ngũ cốc 226

Các sản phẩm dầu thực vật 129
Đường và các sản phẩm đường 59
Sữa và các sản phẩm từ sữa 183
Các sản phẩm thịt 258
Trứng và các sản phẩm trứng 21
Đồ uống 35
Rau quả 370
Thuốc lá 13
Sợi cây nông nghiệp 20
Cà phê, chè, gia vị và các nông sản chế biến 58
Các nông sản khác 53
Tổng cộng 1425
13
Bảng 4
Danh sách các nước áp dụng HNTQ trong WTO và số lượng HNTQ của từng nước
Nước thành viên Số lượng HNTQ Nước thành viên Số lượng HNTQ
Australia 2 Korea 67
Barbados 36 Latvia 4
Brazil 2 Lithuania 4
Bulgaria 73 Malaysia 19
Canada 21 Mexico 11
Chile 1 Morocco 16
China 10 New Zealand 3
Chinese Taipei 22 Nicaragua 9
Colombia 67 Norway 232
Costa Rica 27 Panama 19
Croatia 9 Philippines 14
Czech Republic 24 Poland 109
Dominican Republic 8 Romania 12
Ecuador 14 Slovak Republic 24

El Salvador 11 Slovenia 20
EC-15

87 South Africa 53
Guatemala 22 Switzerland 28
Hungary 70 Thailand 23
Iceland 90 Tunisia 13
Indonesia 2 United States 54
Israel 12 Venezuela 61
Japan 20 Tổng số Thành viên (43) 1425
14

×